Kiểm Tra Lịch Sử 10, Bài 31: Cách Mạng Tư Sản Pháp Cuối Thế Kỉ XVIII

Trắc nghiệm miễn phí © 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved. logo 1
  • Trang nhất
  • Lịch Sử
  • Kiểm tra Lịch Sử 10, bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
Thứ năm, 26/12/2024, 07:38 Thông tin đề thi Kiểm tra Lịch Sử 10, bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
  • Tổng số câu hỏi: 31
  • Thời gian làm bài: 35 phút
BẮT ĐẦU LÀM BÀI

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 10 BÀI 31: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII

Câu 1: Cuối thế kỉ XVIII, tình hình kinh tế nước Pháp có đặc điểm gì nổi bật?

A. Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu B. Nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp đã phát triển C. Máy móc được sử dụng trong sản xuất ngày càng nhiều D. Các công ti thương mại Pháp có quan hệ buôn bán với nhiều nước

Câu 2: Ý nào không phản ánh đúng tình trạng của nền nông nghiệp Pháp trước cách mạng

A. Chỉ còn số lượng nhỏ nông dân làm nông nghiệp B. Công cụ, kĩ thuật canh tác còn thô sơ, năng suất thu hoạch rất thấp C. Nông dân phải nộp địa tô rất nặng nền và làm mọi nghĩa vụ phong kiến D. Nạn đói xảy ra thường xuyên

Câu 3: Trước cách mạng, ở Pháp đã có các xí nghiệp với hàng nghìn công nhân thuộc các ngành

A. Dệt, đóng tàu B. Khai khoáng, dệt C. Dệt, luyện kim, khai khoáng D. Khai thác dầu mỏ, hóa chất

Câu 4: Ba đẳng cấp xã hội Pháp trước cách mạng gồm

A. Quý tộc, tư sản và công nhân B. Quý tộc, tư sản và nông dân C. Quý tộc, tăng lữ và nông dân D. Quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ ba

Câu 5: Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của các đẳng cấp Quý tộc và tăng lữ?

A. Chiếm đa số trong dân cư B. Được hưởng được mọi đặc quyền, đặc lợi không phải nộp thuế C. Giữ chức vụ cao trong chính quyền, quân đội và Giáo hội D. Muốn duy trì quyền lực cũng như củng cố chế độ phong kiến

Câu 6: Giai cấp có tiềm lực kinh tế nhưng không có quyền lực chính trị trong Đẳng cấp thứ ba là

A. Tư sản và tiểu tư sản B. Thị dân C. Tư sản D. Nông dân

Câu 7: Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Pháp trước cách mạng là

A. Mâu thuẫn giữa tư sản với quý tộc phong kiến B. Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với Tăng lữ và Quý tộc C. Mâu thuẫn giữa các lực lượng tiến bộ trong xã hội với chế độ phong kiến D. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc, tăng lữ

Câu 8: Các nhà tư tưởng tiểu biểu của trào lưu Triết học Ánh sáng là

A. Môngtexkiơ, Ôoen và Phuriê B. Ôoen, Phuriê và Xanh Ximông C. Môngtexkiơ, Rútxô và Vônte D. Rútxô, Vônte, Xanh Ximông

Câu 9: Vai trò của trào lưu Triết học Ánh sáng là gì?

A. Tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cách mạng bùng nổ B. Lên án chế độ TBCN, đưa ra lí thuyết về xây dựng nhà nước XHCN C. Lên án chế độ phong kiến, cũng như những mặt trái của CNTB D. Đề cao chế độ phong kiến, lên án chế độ TBCN

Câu 10: Chế độ chính trị ở nước Pháp trước khi bùng nổ cách mạng là

A. Quân chủ lập hiến B. Phong kiến phân tán C. Quân chủ chuyên chế D. Tiền phong kiến

Câu 11: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp là

A. Nền kinh tế TBCN ra đời nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm B. Chế độ phong kiến Pháp tồn tại lâu đời và ngày càng khủng hoảng C. Mâu thuẫn trong xã hội Pháp hết sức sâu sắc, nhất là mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với chế độ phong kiến D. Nước Anh tư sản là tấm gương cổ vũ tư sản Pháp làm cách mạng

Câu 12: Điểm giống nhau cơ bản của tình hình nước Anh và nước Pháp trước cách mạng tư sản là

A. Xã hội đều phân chia thành các đẳng cấp B. Đều có sự xâm nhập của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp C. Đều xuất hiện tầng lớp quý tộc mới D. Vấn đề tài chính là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cách mạng

Câu 13: Hội nghị ba đẳng cấp ở Pháp được triệu tập (5 – 1789) để

A. Nhà vua đề xuất vay tiền và ban hành thêm thuế mới B. Ban bố tình trạng chiến tranh C. Thông qua Chính phủ mới D. Thông qua Hiến pháp mới

Câu 14: Ngày 14 – 7 – 1789 đã diễn ra sự kiện gì ở Pháp?

A. Hiến pháp mới chính thức được ban hành B. Quần chúng Pari tấn công và chiếm ngục Baxti C. Đẳng cấp thứ ba tự tuyên bố là Quốc hội D. Chính phủ mới chính thức được thông qua

Câu 15: Sự kiện ngày 14 – 7 – 1789 đã đánh dấu

A. Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ B. Nước Pháp đang đứng trước một cuộc cách mạng C. Một thời kì mới mở trong lịch sử nước Pháp D. Chế độ phong kiến ở Pháp sụp đổ

Câu 16: Ý nào không đúng về thành phần của tầng lớp đại tư sản tài chính ở Pháp cuối thế kỉ XVIII?

A. Chủ ngân hàng B. Chủ thuyền buôn C. Tư sản công nghiệp lớn D. Tư sản công thương

Câu 17: Sau sự kiện này 14 – 7, chính quyền ở Pháp thuộc về lực lượng nào?

A. Phái lập hiến B. Tư sản công thương C. Quý tộc mới D. Tư sản và quý tộc mới

Câu 18: Khẩu hiệu nổi tiếng “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” thuộc văn kiện nào?

A. Tuyên ngôn độc lập B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền C. Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ D. Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền

Câu 19: Phái Lập hiến trong Cách mạng Pháp đã

A. Xử tử vua Lui XVI B. Đánh bại liên quân phong kiến Áo – Phổ C. Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền D. Ban hành chế độ phổ thông đầu phiếu cho tất cả nam giới trên 21 tuổi

Câu 20: Ý không phản ánh đúng nội dung cơ bản của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là

A. Đề cao vai trò của các nhà Triết học Ánh sáng B. Thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của con người C. Khẳng định chủ quyền của nhân dân D. Tuyên bố quyền sở hữu là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm

Câu 21: Tháng 0 – 1791, Hiến pháp được thông qua, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức

A. Quân chủ lập hiến B. Dân chủ C. Cộng hòa tư sản D. Dân chủ tư sản

Câu 22: Hành động phản bội Tổ quốc của vua Lui XVI thể hiện thông qua việc

A. Xúi giục bọn phản động nổi loạn B. Câu kết với phong kiến nước ngoài chuẩn bị tấn công nước Pháp C. Âm mưu khôi phục chế độ chuyên chế và trật tự phong kiến D. Phê chuẩn Hiến pháp

Câu 23: Lực lượng lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng kể từ sau ngày 10 – 8 – 1792 là

A. Đại tư sản (phái Lập hiến) B. Quý tộc tư sản hóa C. Tư sản công thương (phái Girôngđanh) D. Tư sản vừa và nhỏ (phái Girôngđanh)

Câu 24: Phái Girôngđanh trong cách mạng Pháp đã

A. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân B. Xử tử vua Lui XVI, thiết lập chế độ cộng hòa C. Ban hành chế độ phổ thông đầu phiếu cho tất cả mọi công dân D. Chiến thắng thù trong giặc ngoài

Câu 25: Ngày 2 – 6 – 1793 đánh dấu sự kiện

A. Vua Lui XVI bị xử tử B. Cách mạng tư sản Pháp đã đạt tới đỉnh cao C. Phái Giacôbanh lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng D. Hiến pháp mới được thông qua, tuyên bố Pháp là nước cộng hòa

Câu 26: Ý nào không phải là biện pháp mà chính quyền của Rôbespie đã thực hiện để đưa nước Pháp vượt qua cơn hiểm nghèo?

A. Xử tử vua và hoàng hậu vì tội phản quốc B. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân C. Ban bố quyền dân chủ rộng rãi, xóa bỏ bất bình đẳng về đẳng cấp D. Thông qua sắc lệnh “Tổng động viên toàn quốc”

Câu 27: Nền cộng hòa đầu tiên ở Pháp được thiết lập khi nào?

A. Giai cấp tư sản Pháp giành được chính quyền B. Phái Lập hiến ở Pháp nắm chính quyền C. Phái Girôngđanh nắm chính quyền D. Phái Giacôbanh nắm chính quyền

Câu 28: Cách mạng Pháp đạt tới đỉnh cao khi nào?

A. Giai cấp tư sản Pháp giành được chính quyền B. Giai đoạn phái Lập hiến ở Pháp nắm chính quyền C. Giai đoạn phái Girôngđanh nắm chính quyền D. Giai đoạn phái Giacôbanh nắm chính quyền

Câu 29: Động lực đưa Cách mạng Pháp phát triển tới đỉnh cao là

A. Giai cấp tư sản B. Quần chúng nhân dân C. Phái Giacôbanh D. Lực lượng quân đội cách mạng

Câu 30: Ý nào chưa thỏa đáng để giải thích vì sao giai đoạn phái Giacôbanh nắm chính quyền, Cách mạng Pháp đạt tới đỉnh cao?

A. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân B. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến C. Chiến thắng thù trong giặc ngoài, bảo vệ nền độc lập dân tộc D. Giải quyết triệt để những nhiệm vụ của một cách mạng tư sản

Câu 31: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII là

A. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền B. Xóa bỏ các trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản C. Đáp ứng quyền lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới D. Mở ra thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Mã an toàn Mã bảo mật

/ĐỀ THI LIÊN QUAN

  • Đề thi Giữa kì 1 Kinh tế pháp luật 10 Chân trời sáng tạo

  • Đề thi Giữa kì 1 Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều

  • Đề thi Giữa kì 1 Địa Lí 10 Cánh diều (Đề 2)

  • Đề thi Giữa kì 1 Địa Lí 10 Cánh diều

  • Đề thi Giữa kì 1 Địa Lí 10 Kết nối tri thức (Đề 2)

Xem tiếp...

/ĐỀ THI MỚI

  • Kiểm tra Lịch Sử 10, bài 32: Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu

  • Kiểm tra Lịch Sử 10, bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở Châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX

  • Kiểm tra Lịch Sử 10, bài 34 - 35: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

  • Kiểm tra Lịch Sử 10, bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân

  • Kiểm tra Lịch Sử 10, bài 37: Mác và Ăngghen sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

ĐỀ THI KHÁC

  • Kiểm tra Lịch Sử 10, bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc mĩ

  • Kiểm tra Lịch Sử 10, bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh

  • Kiểm tra Lịch Sử 10, bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

  • Kiểm tra Lịch Sử 10, bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước

  • Kiểm tra Lịch Sử 10, bài 26: Tình hình xã hội ở nữa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân

sgk BÀI LUYỆN THI
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Kiểm tra 15 phút Kiểm tra 1 tiết
Kiểm tra học kì 1 Kiểm tra học kì 2
Luyện thi theo Bài học
Luyện thi THPT Quốc Gia
GIẢI BÀI TẬP
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Bài học Bài soạn Bài giảng
Bài giới thiệu Bài hướng dẫn
Bài làm văn Bài trắc nghiệm
Kiểm tra 15P Kiểm tra 1 tiết
Kiểm tra HK1 Kiểm tra HK2
Thi vào lớp 10 Tốt nghiệp THPT
THÀNH VIÊN Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site Nhập mã xác minh từ ứng dụng Google Authenticator Thử cách khác Nhập một trong các mã dự phòng bạn đã nhận được. Thử cách khác Đăng nhập Đăng ký © 2020 Bàikiểmtra.com. All Rights Reserved. Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Sử 10 Bài 31 Câu Hỏi