Kiểm Tra Mối Hàn Bằng Máy Chụp ảnh Phóng Xạ Công Nghiệp Là Gì?

Kiểm tra mối hàn bằng Máy chụp ảnh phóng xạ công nghiệp là gì?

11-04-2019 16:22

Kiểm tra mối hàn, kiểm tra khuyết tật kim loại là một trong những công tác kiểm tra không thể thiếu trong các ngành sản xuất và đo lường đánh giá vật liệu và sản phẩm hiện nay. Kiểm tra mối hàn, kiểm tra khuyết tật hiện nay cũng có nhiều cách khác nhau, sử dụng nhiều công nghệ khác nhau.

Kiểm tra mối hàn bằng máy chụp ảnh phóng xạ công nghiệp là một trong những cách kiểm tra chính xác nhất và phổ biến nhất hiện nay được nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng. Tuy nhiên, ngoài thực tế có rất ít người được đào tạo bài bản để hiểu được phương pháp này, ngoài việc mặc định là nó rất nguy hiểm. Vậy thực sự nó nguy hiểm như thế nào? Tại sao lại nguy hiêm? Và khi nào thì nó nguy hiểm?

216792718219

Hầu hết các thợ hàn công nghiệp đều đã nhìn thấy người ta chụp ảnh phóng xạ công nghiệp. Tuy nhiên, cũng hầu hết đều không biết nó là cái gì và hoạt động như thế nào:

Có hai loại thiết bị (nguồn phóng xạ) được dùng trong chụp ảnh phóng xạ công nghiệp. Một là dùng máy chụp ảnh phóng xạ công nghiệp, hai là dùng nguồn phóng xạ công nghiệp.

Máy chụp ảnh phóng xạ công nghiệp là thiết bị dùng để tạo ra tia phóng xạ (cụ thể ở đây là tia X). Máy này hoạt động bằng điện và phát tia phóng xạ một cách "tức thời" trong thời gian quy định. Tức là nếu kỹ thuật viên cài 5 giây, thì máy sẽ tia X sẽ chỉ phát ra đúng 5 giây và sau đó trở về chế độ chờ. Cường độ (mật độ phát tia) và độ xuyên thấu (độ mạnh yếu của chùm tia) được quyết định bởi thời gian và điện áp (tính theo kV) ở chế độ cài đặt ban đầu. Cái khác biệt của một máy chụp ảnh phóng xạ công nghiệp so với một nguồn phóng xạ công nghiệp ngoài việc bản chất mỗi loại tạo ra một loại tia phóng xạ khác nhau còn ở chỗ, máy chụp ảnh phóng xạ chỉ tạo ra tia phóng xạ khi được cấp nguồn điện và được "bật lên". Tức là nó chỉ nguy hiểm khi nó đang hoạt động, các tia phóng xạ sẽ biến mất ngay sau khi tắt máy và bạn có thể đến gần nó thoải mái mà không phải lo lắng.

directional002

Với nguồn chụp ảnh phóng xạ công nghiệp. Các nguồn này chính là các "viên phóng xạ", hay bản thân nó là chất phóng xạ, và nó phát ra tia phóng xạ. Nó luôn luôn phát ra tia phóng xạ (ở đây là tia gamma, anpha,...) bằng quá trình gọi là sự phân rã phóng xạ. Bạn không thể tắt nó hoặc điều khiển nó như với máy chụp ảnh phóng xạ được, cho đến khi sự phân rã phóng xạ của nó kết thúc (quá trình này tất nhiên cực kỳ lâu tùy loại nguồn) tuy nhiên thường là các tia phóng xạ sau một thời gian cũng sẽ yếu đến mức không gây nguy hiểm nữa. Tuy nhiên, để dùng được các nguồn này cho các mục đích (như chụp ảnh phóng xạ), người ta sẽ đặt nó vào trong một hộp đặc biệt (như ảnh dưới đây), mục đích của hộp này là ngăn cản các tia phóng xạ thoát ra hoặc làm suy yếu đến mức có thể chấp nhận được nếu có tia phóng xạ nào đủ mạnh để thoát ra ngoài. Tuy nhiên, làm thế nào để biết được các tia phóng xạ mà thoát ra được đã đủ yếu để không làm hại chúng ta thì bạn cần phải có một máy đo liều phóng xạ (giống như cái anh Kỹ thuật viên đang cầm dưới đây).

1_46610

Nếu không có một chiếc máy đo liều phóng xạ bên cạnh (với cái máy này, kể cả bạn không được đào tạo về an toàn phóng xạ thì nó cũng sẽ báo động để cảnh báo bạn khi tia phóng xạ phát ra vượt ngưỡng an toàn) thì bạn không nên đến gần thiết bị này, vì có thể kỹ thuật viên chưa đóng nguồn, hoặc cửa khóa nguồn bị hỏng, hoặc vỏ nguồn không đủ chất lượng (cái này hiếm khi xảy ra)... nên sẽ rất nguy hiểm. Vậy, hãy mặc định là ở xa nguồn phóng xạ nhất có thể khi bạn thấy nó (tham khảo thêm quy tắc ALARA nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về quyên tắc an toàn phóng xạ).

20140919153854phongxa

nenimage1

Vậy kiểm tra mối hàn bằng máy chụp ảnh phóng xạ công nghiệp là gì? mình sẽ nói sau. Tuy nhiên, chụp ảnh phóng xạ công nghiệp dù (dù đã khá cổ điển) hiện nay vẫn là biện pháp kiểm tra NDT chính xác nhất, khách quan nhất và có bằng chứng rõ ràng nhất, nó cũng có khả năng phát hiện được tất cả các loại khuyết tật trong mối hàn hoặc vật đúc.

rt_film_making_a_radiograph

Các tia phóng xạ có những những đặc tính sau:

  • Không thể nhìn thấy được, không thể cảm nhận bằng các giác quan của con người.

  • Làm cho các chất huỳnh quang phát quang.

  • Có khả năng gây nguy hại cho tế bào sống, gây ra sự ion hóa. Chúng có khả năng tách các electron ra khỏi các nguyên tử khí để tạo ra các ion âm và ion dương.

  • Truyền theo đường thẳng dưới dạng bức xạ sóng điện từ nên cũng có thể bị phản xạ, khúc xạ và nhiễu xạ như các chùm tia sáng khác và có vận tốc bằng với vận tốc ánh sáng.

  • Cường độ chùm tia tuân theo định luật tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách.

  • Chùm tia có thể xuyên qua những vật liệu mà ánh sáng bình thường không thể xuyên qua được. Khả năng xuyên qua này tùy thuộc vào năng lượng của tia bức xạ, mật độ và bề dày của vật liệu.

  • Chùm tia sau khi đi qua vật liệu sẽ tác động lên lớp nhũ tương phim ảnh và làm đen phim ảnh. Phần phim bị chiếu càng mạnh thì càng "đen" hơn những phần khác.

  • Trong quá trình đi qua vật liệu thì chùm tia bức xạ có thể bị hấp thụ hoặc tán xạ

Từ khóa » Chụp X Ray Mối Hàn