Kiểm Tra Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật - UBND QUẬN Tân Phú
Có thể bạn quan tâm
Để thực hiện và triển khai hiệu quả công tác kiểm tra VBQPPL thuộc thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị thì việc nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề về công tác kiểm tra là hết sức cần thiết, với các nội dung được quy định tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (viết tắt là Nghị định số 34/2016/NĐ-CP) và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP:
1. Văn bản được kiểm tra(Khoản 1 Điều 103 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP vàđiểm a Khoản 17 Điều 1 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP)
- Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
- Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước;
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân;
- Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật; văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức như văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, người không có thẩm quyền ban hành.
2. Nội dung kiểm tra văn bản(Điều 104 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP)
- Kiểm tra về thẩm quyền ban hành văn bản gồm kiểm tra thẩm quyền về hình thức và kiểm tra thẩm quyền về nội dung.
- Kiểm tra về nội dung của văn bản.
- Kiểm tra về căn cứ ban hành; thể thức, kỹ thuật trình bày; trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản.
3. Phương thức kiểm tra văn bản(Điều 106 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP)
- Tự kiểm tra văn bản.
- Kiểm tra văn bản theo thẩm quyền:
+ Kiểm tra văn bản do cơ quan, người ban hành văn bản gửi đến;
+ Kiểm tra văn bản khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật;
+ Kiểm tra văn bản theo địa bàn tại cơ quan ban hành văn bản, chuyên đề, ngành, lĩnh vực.
4. Hồ sơ kiểm tra văn bản(Điều 110 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP; khoản 19 Điều 1 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP)
- Cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản có trách nhiệm lập hồ sơ kiểm tra văn bản.
- Hồ sơ kiểm tra văn bản bao gồm: văn bản có nội dung trái pháp luật, phiếu kiểm tra văn bản theo Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Nghị định này, kết luận kiểm tra văn bản, kết quả xử lý văn bản và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
- Hồ sơ kiểm tra văn bản được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
5. Trách nhiệm tự kiểm tra văn bản(Điều 111 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP; điểm a, b khoản 20 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt tự kiểm tra văn bản do mình ban hành hoặc liên tịch ban hành ngay sau khi văn bản được ban hành hoặc nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan, người có trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt tự kiểm tra văn bản:
+ Người đứng đầu tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ là đầu mối giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện việc tự kiểm tra thông tư, thông tư liên tịch do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành;
+ Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp là đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện việc tự kiểm tra thông tư, thông tư liên tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành.
+ Người đứng đầu tổ chức pháp chế cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với tổ chức pháp chế thuộc bộ mà Bộ trưởng bộ đó đã ban hành văn bản thuộc lĩnh vực hoạt động của cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện việc tự kiểm tra văn bản;
+ Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân giúp Hội đồng nhân dân thực hiện việc tự kiểm tra văn bản của Hội đồng nhân dân;
+ Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Phòng Tư pháp, người đứng đầu cơ quan được Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt giao là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện việc tự kiểm tra văn bản;
+ Công chức tư pháp - hộ tịch giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc tự kiểm tra văn bản.
- Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp, người đứng đầu tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước để tự kiểm tra thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Các cơ quan, đơn vị có liên quan phải kịp thời cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết và phối hợp với các cơ quan, người có trách nhiệm quy định tại khoản 2, 3 Điều này trong việc tự kiểm tra văn bản.
6. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện(Điều 114 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP)
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Phòng Tư pháp có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện việc kiểm tra văn bản được quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
7. Trình tự kiểm tra văn bản theo thẩm quyền(Điều 115 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP; khoản 23 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP)
- Tiếp nhận văn bản thuộc đối tượng kiểm tra; Cơ quan kiểm tra văn bản phải mở “Sổ văn bản đến” để theo dõi việc gửi và tiếp nhận văn bản thuộc đối tượng kiểm tra.
- Thủ trưởng cơ quan kiểm tra văn bản phân công người kiểm tra văn bản.
- Người kiểm tra văn bản tiến hành xem xét, đánh giá tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản được kiểm tra.
- Báo cáo kết quả kiểm tra văn bản và đề xuất hướng xử lý:
+ Khi phát hiện văn bản được kiểm tra có dấu hiệu trái pháp luật, người kiểm tra văn bản lập Phiếu kiểm tra văn bản, báo cáo Thủ trưởng cơ quan kiểm tra về kết quả kiểm tra và đề xuất hướng xử lý;
+ Căn cứ vào tính chất, mức độ trái pháp luật của văn bản và hậu quả gây ra, người kiểm tra văn bản có thể đề xuất: hình thức xử lý văn bản trái pháp luật; xử lý trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản trái pháp luật; xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, công chức đã tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, ban hành văn bản trái pháp luật trong trường hợp người đó có lỗi.
- Kết luận kiểm tra văn bản; Thủ trưởng cơ quan kiểm tra văn bản xem xét, kết luận theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, kết luận về nội dung trái pháp luật của văn bản. Cơ quan kiểm tra văn bản có thể kiến nghị về tính minh bạch, khả thi, hiệu quả của văn bản.
- Trường hợp cơ quan, người đã ban hành văn bản không xử lý văn bản trái pháp luật hoặc cơ quan kiểm tra văn bản không nhất trí với kết quả xử lý thì cơ quan kiểm tra văn bản trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.
Hồ sơ trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản gồm: báo cáo của cơ quan kiểm tra văn bản; văn bản được kiểm tra; cơ sở pháp lý để kiểm tra; Phiếu kiểm tra văn bản theo Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Nghị định này; ý kiến của các cơ quan (nếu có); kết luận kiểm tra của cơ quan kiểm tra văn bản; các văn bản giải trình, thông báo kết quả xử lý của cơ quan có văn bản được kiểm tra (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Cơ quan kiểm tra văn bản phải mở “Sổ theo dõi xử lý văn bản trái pháp luật” để theo dõi, đôn đốc việc xử lý văn bản theo Mẫu số 02 Phụ lục III kèm theo Nghị định này.
8. Kiểm tra văn bản theo chuyên đề, ngành, lĩnh vực(Điều 116 Nghị định số 34/NĐ-CP)
- Kiểm tra văn bản theo chuyên đề, ngành, lĩnh vực:
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kế hoạch kiểm tra văn bản theo chuyên đề hoặc theo ngành, lĩnh vực và đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch;
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để thực hiện kiểm tra văn bản theo chuyên đề hoặc theo ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền kiểm tra;
+ Cơ quan kiểm tra phải thông báo cho cơ quan có văn bản được kiểm tra biết trước khi thực hiện việc kiểm tra theo chuyên đề hoặc theo ngành, lĩnh vực. Cơ quan có văn bản được kiểm tra có trách nhiệm phối hợp với Đoàn kiểm tra trong việc thực hiện kiểm tra văn bản, chuẩn bị các nội dung, hồ sơ liên quan đến văn bản được kiểm tra theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra và kế hoạch kiểm tra của cơ quan kiểm tra văn bản;
+ Đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra văn bản theo chuyên đề hoặc theo ngành, lĩnh vực có trách nhiệm tổ chức thực hiện và phối hợp với cơ quan chủ trì kiểm tra, cơ quan, địa phương nơi có văn bản được kiểm tra thực hiện theo kế hoạch kiểm tra văn bản đã được phê duyệt; kết luận và kiến nghị hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền kiến nghị việc xử lý đối với các nội dung kiểm tra; báo cáo cơ quan chủ trì kiểm tra về kết quả kiểm tra văn bản của Đoàn kiểm tra.
9. Kiểm tra văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước(Điều 117 Nghị định số 34/NĐ-CP)
Việc kiểm tra các văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.
Hà Tấn Đạt - Phòng Tư pháp
Từ khóa » Ví Dụ Về Văn Bản Trái Pháp Luật
-
69 Văn Bản Trái Pháp Luật, Nhiều Quy định Chi Tiết "nợ" Cả Năm - VOV
-
Hình Thức Xử Lý Văn Bản Trái Pháp Luật? Thẩm Quyền Xử Lý Văn Bản ...
-
Văn Bản Trái Luật, 'trên Trời': Ý Kiến 'người Gác Cửa' Cho Chính Phủ
-
Ví Dụ Về Văn Bản Quy Phạm Của Pháp Luật
-
26 Văn Bản Trái Pháp Luật Do Bộ Trưởng, Thủ Trưởng Cơ Quan Ngang ...
-
[DOC] MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA, XỬ LÝ VĂN BẢN QPPL
-
Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Dưới Luật: Những Khiếm Khuyết ...
-
Mỗi Ngày Ban Hành 3 Văn Bản Trái Luật - Báo Tuổi Trẻ
-
Danh Mục Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Cần đình Chỉ Thi Hành ...
-
Xử Lý Trách Nhiệm đối Với Người, Cơ Quan Ban Hành Văn Bản Trái ...
-
SỔ TAY HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ KIỂM TRA VĂN BẢN QUY ... - MIC
-
Một Số Quy định Về Xử Lý Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật
-
[DOC] Rà Soát, Hệ Thống Hóa Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật - Trang Chủ