Kiến Ba Khoang Sống ở đâu Sợ Mùi Gì? - Mẹ Ku Rô
Có thể bạn quan tâm
Trong những năm gần đây, kiến ba khoang xuất hiện rất nhiều không chỉ ở những vùng nông thôn, đồng ruộng, ven bờ sông, trong vườn hay bãi đất công trường đang xây dựng, mà còn ở các vùng đô thị, khu chung cư, kí túc xá,… Sự sinh sôi, phát triển mạnh của loài bọ này khiến cho người dân hoang mang. Vậy kiến ba khoang sống ở đâu sợ mùi gì? Cùng tìm hiểu để có thể hạn chế những lo ngại do kiến ba khoang gây ra cho chúng ta.
Có quan tâm : Kiến ba khoang có cánh không – 12 bà mụ là những ai – hướng dẫn cách đốt vía
Kiến ba khoang sống ở đâu? Có những đặc điểm gì?
Kiến ba khoang thực chất là một loài bọ cánh cứng, nó cũng có cánh trong suốt mỏng xếp gọn bên dưới hai cánh cứng, chỉ xòe ra khi cần bay và chúng bay rất nhanh, chạy cũng rất nhanh. Chúng là loài côn trùng ăn côn trùng khác.
Kiến ba khoang có hình dạng thon, dài khoảng 7 đến 10 mm, chiều ngang khoảng 2 đến 5 mm. Loài này có tổng cộng 3 cặp chân, phân bố trên ba khoang thân của chúng như tên gọi. Màu sắc trên cơ thể kiến ba khoang cũng khá đặc biệt, chúng có 2 màu xen kẽ nhau theo thứ tự đen – đỏ – đen – đỏ – đen tính từ đầu xuống tới đuôi.
Thông thường, kiến ba khoang sống ở những nơi đồng ruộng, vườn tược, các vùng nước, bãi cỏ, đám rau,… Tuy nhiên cụ thể kiến ba khoang sống ở đâu và xuất hiện nhiều hay ít còn phụ thuộc vào một số yếu tố như sự thay đổi môi trường sống, thức ăn và biến đổi khí hậu nói chung. Chẳng hạn như, số lượng côn trùng làm nguồn thức ăn cho kiến ba khoang dồi dào thì nơi đó chúng sẽ phát triển tốt, sinh sản nhiều, hoặc ở những vùng đang có mùa mưa bão, kiến ba khoang sẽ bay khỏi chỗ nguy hiểm, bay vào nhà người dân để cư trú.
Kiến ba khoang cũng thích bay vào bóng đèn vào ban đêm, và điều nay được giải thích là vì những con bồ hong bay quanh bóng đèn chính là thức ăn ưa thích của kiến ba khoang. Vào mùa mưa chúng sẽ di trú ở nơi khô ráo hơn. Con trưởng thành có thể sống vài tháng và mỗi năm chúng có thể sinh sản ra khoảng 2 – 3 thế hệ.
Thời điểm vào tháng 9, 10, 11 chính là mùa sinh sản của kiến ba khoang nên chúng xuất hiện dày đặc, nên cẩn thận.
Kiến ba khoang có hại hay có lợi?
Kiến ba khoang không cắn, không đốt, tuy nhiên trong cơ thể của chúng có chứa độc tố có tên Pederin (C24H43O9N), có độc tính gấp 12 – 15 lần nọc rắn hổ, nếu dính vào da thì sẽ gây các triệu chứng sưng tấy, ngứa ngáy, đau rát nhiều mức độ tùy theo sự xâm nhập của chất dịch. Độc tố này có tính xuyên thấm quá da và gây hại kể cả khi con kiến ba khoang đó đã chết rồi. Pederin không được tạo ra từ bản thân mà do vi khuẩn nội cộng sinh trong chúng là pseudomonas aeruginosa.
Khi có kiến ba khoang đậu trên người, chúng ta không được giết, đập nó ngay mà hãy thôi cho kiến bay ra khỏi da hoặc lấy cành cây nhỏ hay miếng giấy để vào bên cạnh cho kiến bò qua, sau đó chúng ta thả xuống đất. Nếu chà, đập con kiến ngay trên cơ thể chúng ta thì dịch độc trên nó sẽ dính vào da, gây cho chúng ta tình trạng viêm da, các biểu hiện nhẹ hoặc nặng, có thể dẫn đến lở loét nếu bị tiếp xúc diện rộng và để thời gian lâu không rửa kịp. Trường hợp viêm nặng có thể làm bỏng da, rát đau như bị tạt axit. Nếu bàn tay bị dính dịch của chúng, hãy đi rửa tay ngay, không để như vậy mà động chạm vào những vùng da khác, làm tổn thương. Có một số trường hợp bị dịch của kiến ba khoang làm cho xuất hiện mụn nước, mụn mủ, sốt, phát ban, lở loét giống hình miệng,…
Khi chẳng may bị dịch độc của kiến ba khoang dính vào, có thể rửa bằng thuốc tím, nếu vết thương thành loét thì cần đắp gạc vô khuẩn ướt, thoa thêm các loại thuốc theo chỉ định của dược sĩ, bác sĩ chuyên khoa da liễu hoặc uống thuốc kháng sinh nếu có bội nhiễm bóng nước trên da. Không nên gãi chỗ bị viêm vì như thế sẽ làm nọc độc bị lan ra.
Tuy là có thể tiết dịch độc gây ra tình trạng viêm da, nhưng đó là do con người vô tình tự làm mình bị tổn thương, chứ không phải do kiến đốt. Hơn nữa, đối với nhà nông thì kiến ba khoang là bạn chứ không phải thù, vì thức ăn của nó đa số là các loài côn trùng gây hại cho mùa màng. Các loài rầy, bọ nhỏ, bồ hong,… là những món ăn ưa thích của kiến ba khoang. Nhờ đó, kiến ba khoang cũng góp phần bảo vệ đồng ruộng khỏi các loài thiên địch đó.
Kiến ba khoang sợ mùi gì?
Theo các nghiên cứu gần đây thì kiến ba khoang đặc biệt sợ mùi sả, vì thế những sản phẩm tinh dầu sả được áp dụng rất nhiều trong vấn đề đuổi kiến ra khỏi nhà. Ngoài ra, khi bị dịch độc của kiến ba khoang dính vào người thì cũng có thể dùng tinh dầu sả để cải thiện tình hình.
Để phòng ngừa sự “thăm viếng” hoặc cư trú của kiến ba khoang trong nhà mình, chúng ta có thể nhỏ vào giọt tinh dầu sả vào bông gòn rồi cho vào chén nước, đặt vào góc nhà là tự động lũ kiến sẽ không vào. Tuy nhiên cách này không nên dùng đối với những gia đình có trẻ nhỏ.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể dùng tinh dầu sả vảy vào các ngóc ngách nhà hoặc tường để tạo mùi, kiến ba khoang sẽ nghe mùi mà bò ra khỏi nhà. Nếu ngôi nhà của bạn nằm ở nơi thường có kiến ba khoang xuất hiện thì lúc lau nhà có thể pha tinh dầu sả vào trong nước lau để sàn nhà có mùi này, kiến ba khoang sẽ tránh xa. Trong nhà bếp hoặc những chỗ kiến hay bay tới, ta cũng xịt tinh dầu sả vào để hạn chế. Đối với phòng rộng như nhà kho, ta dùng đèn xông tinh dầu hoặc máy khuếch tán tinh dầy sả để có hiệu quả cao.
Ngoài ra, những việc sau nếu thực hiện cũng hạn chế được rất nhiều khả năng kiến ba khoang xuất hiện trong nhà bạn:
- Không mở cửa sổ, cửa nhà sau những lúc không cần thiết, sau khi dùng xong phải đóng lại ngay để kiến ngoài vườn không bay vào nhà.
- Ở những khu vực lỗ thông khí phái trên cửa sổ hoặc phía nhà sau tiếp xúc gần vườn, ruộng, thì nên lấy lưới bao quanh ngăn côn trùng.
- Buổi tối không nên ngồi gần các nguồn sáng trắng như bóng đèn neon vì kiến ba khoang sẽ lảng vảng quanh đó để tìm kiếm thức ăn.
- Phát quang những bụi cây rậm rạp quanh nhà, làm vệ sinh thường xuyên sân, vườn để thu hẹp không gian sinh sống của kiến ba khoang.
- Nếu gia đình không có trẻ em hoặc đảm bảo không ảnh hưởng sức khỏe của con người, thì nên xịt thuốc diệt côn trùng mỗi 4 – 6 tháng.
- Khi tuôn cất quần áo khô, nên giũ mạnh đề phòng có kiến ba khoang bám vào quần áo, khi mặc vào sẽ có sự chà sát, tiết ra dịch độc dính vào người.
Như vậy là chúng ta vừa theo dõi những thông tin kiến ba khoang sống sợ mùi gì sống ở đâu và các vấn đề liên quan. Hãy thực hiện những việc hữu ích để kiến ba khoang không còn là nỗi lo sợ nữa nhé.
5 (100%) 3 votesTừ khóa » Ba Khoang Sống ở đâu
-
Tác Hại Của Kiến Ba Khoang đối Với Con Người
-
Kiến Ba Khoang Sống ở đâu: Đặc điểm Nhận Diện Và Cách Xử Lý
-
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH KIẾN BA KHOANG - HCDC
-
Kiến Ba Khoang Thường Xuất Hiện ở đâu? Tháng Mấy? - Cty Anh Thư
-
Tất Tần Tật Về Kiến Ba Khoang - Bệnh Viện Quận 11
-
Kiến Ba Khoang - Viện Sốt Rét
-
Kiến Ba Khoang… Khoan Lo Sợ | Vinmec
-
Top 10 điều Nên Biết Về Kiến Ba Khoang
-
Kiến Ba Khoang Tấn Công Khu Dân Cư, Ký Túc Xá TP.HCM - Báo Tuổi Trẻ
-
Kiến Ba Khoang Và Các Biện Pháp Phòng Tránh
-
Kiến Ba Khoang Sống ở đâu Và Tại Sao Chúng Xuất Hiện ở đô Thị?
-
5 Cách Bảo Vệ Bản Thân Khỏi Nọc độc Của Kiến Ba Khoang
-
Nhận Biết Và Xử Trí Khi Bị Kiến Ba Khoang đốt - Khám Chữa Bệnh, Phổ ...