Kiến Ba Khoang – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Chú thích
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Wikispecies
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kiến ba khoang
Kiến ba khoang
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Arthropoda
Lớp (class)Insecta
Bộ (ordo)Coleoptera
Họ (familia)Staphylinidae
Phân họ (subfamilia)Paederinae
Tông (tribus)Paederini
Chi (genus)PaederusFabricius, 1775[1]
Loài (species)P. fuscipes
Danh pháp hai phần
Paederus fuscipesCurtis, 1826

Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes[2], thuộc Họ Staphilinidae (cánh cụt), bộ Cánh cứng. Loài côn trùng này có thân mình thon, dài như hạt thóc (dài 1-1,2 cm, ngang 2–3 mm), có hai màu đỏ và đen. Về mặt khoa học thì kiến ba khoang không thuộc họ kiến, nhưng vì nhìn giống con kiến nên người ta hay gọi với nhiều tên gọi khác nhau như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong...[3]

Loại kiến này không đốt hay cắn nhưng do trong dịch cơ thể của nó có chứa pederin, một loại chất độc gây rộp, phỏng da, và Paederus dermatitis, một loại viêm da khi bị côn trùng đốt.[4] Loài này là một loài côn trùng ăn thịt côn trùng khác, chuyên săn rầy trên đồng ruộng.[5]

Khi bị kiến ba khoang bám trên da, không nên dùng tay giết kiến mà khuyến cáo nên chỉ thổi kiến đi. Khi bị giết dịch trong cơ thể kiến sẽ gây rộp, phỏng da.[6]

Viêm da tiếp xúc do tách nhân chính là pederin, gây ra các triệu chứng đỏ da, phồng rộp, mụn nước, mụn bỏng, đau rát, để lâu tiến tới loét da, nhiễm trùng. Hầu hết các trường hợp là bị nhẹ, nêu biết cách xử trí sớm thì thương tổn sẽ được giới hạn. Nếu không may trở nặng, cần đưa người bệnh tới các bệnh viện để cấp cứu, có thể cần tới kháng độc, corticoid, kháng sinh...[7]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Paederus Fabricius 1775”. Fauna Europaea. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2011.
  2. ^ Kiến Ba Khoang, Theo website Dân Trí.
  3. ^ PGS. TS. Lê Thành Đồng, ThS. Đoàn Bình Minh (28 tháng 12 năm 2015). “Kiến ba khoang”. Viện Sốt Rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Thành phố Hồ Chí Minh.
  4. ^ Paederus fuscipes dermatitis. A histopath... [Am J Dermatopathol. 1991] - PubMed - NCBI
  5. ^ [liên kết hỏng] Paederus fuscipes [Col.: Staphylinidae]: A predator of rice fields in west Malaysia - Springer
  6. ^ “Tác hại của kiến ba khoang đối với con người”. Tác hại của kiến ba khoang đối với con người. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2024.
  7. ^ “Các biện pháp phòng tránh kiến ba khoang”. Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố. 11 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2024.
Wikispecies có thông tin sinh học về Kiến ba khoang Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Kiến_ba_khoang&oldid=72028809” Thể loại:
  • Paederus
Thể loại ẩn:
  • Bài có liên kết hỏng

Từ khóa » Trứng Của Kiến Ba Khoang