Kiến Lửa – Wikipedia Tiếng Việt
Nội dung
chuyển sang thanh bên ẩn- Đầu
- Bài viết
- Thảo luận
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Các liên kết đến đây
- Thay đổi liên quan
- Trang đặc biệt
- Liên kết thường trực
- Thông tin trang
- Trích dẫn trang này
- Lấy URL ngắn gọn
- Tải mã QR
- Tạo một quyển sách
- Tải dưới dạng PDF
- Bản để in ra
- Wikimedia Commons
- Wikispecies
- Khoản mục Wikidata
Kiến lửa là tên gọi chỉ chung cho nhiều loài kiến trong chi kiến Solenopsis (điển hình là loài kiến lửa đỏ). Kiến lửa là những con kiến nhỏ màu vàng đỏ như lửa, hay đốt và đốt đau. Nếu bị gây hấn, chúng phản ứng rất dữ dội và có thể chích rất đau, tạo mụn mủ sau khoảng 48 giờ. Loài kiến này là loài dịch hại chính trong nông nghiệp và ở các khu đô thị, phá hoại mùa màng và tấn công các khu dân cư cả trong nhà và ngoài trời.
Đặc điểm chung
[sửa | sửa mã nguồn]Đầu và thân có màu đồng hoặc nâu, bụng màu tối hơn. Kiến chúa dài 15mm. Kiến thợ dài 3–6mm. Solenopsis có râu hai nhánh rất đặc biệt, thường nhìn thấy ở phía trước kiến cái sinh sản. Sau khi làm thành đàn trong tổ và giao phối, kiến chúa tìm một nơi thích hợp để đẻ trứng. Khi đó, nó có thể đẻ đến 125 quả trứng vào cuối mùa xuân. Thức ăn của kiến thợ bao gồm xác động vật chết, kể cả côn trùng, giun đất và động vật có xương sống. Vị trí của tổ có thể được xác định bởi sự xuất hiện của các đống đất cao 40 cm hoặc cạnh các vật nằm trên mặt đất chẳng hạn như khúc gỗ.
Tấn công người
[sửa | sửa mã nguồn]Với chỉ một vết cắn của kiến lửa có thể không gây đau đớn đáng kể nhưng hai mươi vết cắn của kiến lửa chắc chắn sẽ khiến nạn nhân có những cơn đau cực kỳ khó chịu. Độc tố được tiết ra từ kiến lửa rất độc hại, nó có thể gây đau đớn kịch liệt và dẫn đến cái chết nếu đủ liều.
Kiến lửa rất nhiều ở Việt Nam, vết đốt của kiến lửa không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cảm giác nhói buốt dai dẳng thật sự là một điều rất kinh khủng. Nọc của một số loài kiến lửa có thể gây ra những triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, thở gấp hay sốc, phụ thuộc vào hệ miễn dịch của người bị đốt. Nếu vết cắn bị rộp thì không được chọc vỡ mà phải lấy miếng gạc đặt nhẹ lên vì nếu vết rộp vỡ có thể dẫn tới nhiễm trùng.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Bị kiến lửa cắn chết khi đang làm đám tang cho mẹ
- Xử trí các vết côn trùng đốt Lưu trữ 2016-12-26 tại Wayback Machine
- 12 cách diệt kiến đơn giản
- 'Súng đạn' cũng chào thua kiến lửa
- Solenopsis (chi kiến)
- Côn trùng cắn
- Bản mẫu webarchive dùng liên kết wayback
Từ khóa » Nọc Kiến Lửa
-
[PDF] Về Những điều Cần Chú ý Khi Bị Kiến Lửa đỏ đốt (dành Cho Người Dân)
-
Mẹo Xử Lý Khi Bị Kiến Lửa đốt Bạn Nên Biết - Báo Lao Động
-
Bị Kiến Lửa Cắn Có Sao Không? Cách Xử Lý Như Thế Nào? - Sieuthitaigia
-
Bị Kiến Lửa Cắn Nên Làm Gì để HẾT SƯNG Hết Ngứa Và Không để Lại ...
-
Nảy Ra ý Tưởng Khởi Nghiệp Sau Khi Bị Kiến Lửa Cắn - Báo Tuổi Trẻ
-
Cách Trị Kiến Cắn đơn Giản Và An Toàn Tại Nhà
-
Cách để Xử Lý Khi Bị Kiến Lửa đốt - WikiHow
-
Xử Lý Khi Bị Kiến Lửa đốt đúng Cách, Tránh Nguy Cơ Dị ứng Khó Lường
-
Côn Trùng đốt - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Cách Trị Kiến Cắn An Toàn. Vết Cắn Sưng To, Ngứa, Làm Mủ Phải Làm ...
-
Khi Bị Kiến đốt Cần Làm Gì để Giảm đau - Biox
-
9 Mẹo Chữa Kiến Cắn Tại Nhà Cho Bé Mà Ba Mẹ Nên Biết
-
Trẻ Bị Kiến Cắn: Bạn đã Biết Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa? - Hello Bacsi