Kiến Nghị Là Gì? Các Hình Thức Kiến Nghị? - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Kiến nghị là gì?
  • Có các hình thức kiến nghị nào?
  • Người kiến nghị có quyền và nghĩa vụ gì?

Kiến nghị là một thuật ngữ thông dụng được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội, kinh tế – chính trị,… Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng đúng thuật ngữ này, trong khi việc sử dụng thuật ngữ phù hợp với ngữ cảnh là vô cùng quan trọng trong việc diễn đạt nội dung.

Dưới đây, Tổng đài 1900 6557 thuộc công ty Hoàng Phi sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích qua bài viết Kiến nghị là gì?.

Kiến nghị là gì?

Kiến nghị là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, để xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân theo Luật tiếp công dân 2013.

Nhìn chung, hoạt động kiến nghị có ý nghĩa vô cùng quan trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Kiến nghị không chỉ mang đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhận quản lý những thông tin hữu ích mà còn đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện các chủ trương, chính sách cũng như công tác quản lý trong các lĩnh vực. Bên cạnh đó, việc kiến nghị còn mang đến cho người quản lý một góc nhìn đa chiều, từ đó đưa ra những giải pháp hiệu quả.

Có các hình thức kiến nghị nào?

Hiểu được kiến nghị là gì? Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách kiến nghị đúng. Xã hội ngày càng phát triển, các phương tiện tiếp nhận kiến nghị ngày nay vô cùng đa dạng, tiện lợi, nhanh chóng. Phù hợp với thực tiễn xã hội, Điều 6 Nghị định 20/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 02 năm 2008 về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính và Khoản 2, điều 2 Nghị định 92/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính đã quy định các phương thức kiến nghị. Theo đó, cá nhân, tổ chức có thể thực hiện việc kiến nghị thông qua các hình thức sau:

– Văn bản;

– Điện thoại;

– Phiếu lấy ý kiến;

– Thông điệp dữ liệu được gửi qua thư điện tử của cơ quan tiếp nhận, cổng thông tin điện tử của các bộ, ngành, địa phương hoặc Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị.

Người kiến nghị có quyền và nghĩa vụ gì?

Là một chủ thể trong quan hệ pháp luật, người kiến nghị có các quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định hiện hành. Theo quy định tại điều 7, Luật tiếp công dân 2013, người kiến nghị có các quyền và nghĩa vụ sau:

– Quyền của người kiến nghị:

+ Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

+ Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình;

+ Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân;

+ Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

+ Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch;

+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

– Nghĩa vụ của người kiến nghị khi đến nơi tiếp công dân:

+ Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có);

+ Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;

+ Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại;

+ Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân;

+ Trường hợp nhiều người cùng kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung kiến nghị, phản ánh;

Từ những phân tích nếu trên, công ty Hoàng Phi mong rằng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về Kiến nghị là gì? Nếu còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 1900 6557.

Từ khóa » Các Kiến Nghị Là Gì