Kiến Nghị Là Gì? Cách Viết Một Bản Kiến Nghị Chuẩn Và Hay Nhất 2022?

TÊN TỔ CHỨC Số: …/……  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc …………, ngày……tháng……năm ……..

ĐƠN KIẾN NGHỊ

Kính gửi: (Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, đơn vị, cá nhân) …

Tên tổ chức: …

Mã số thuế:…

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …do Sở Kế hoạch Đầu tư … cấp ngày…

Địa chỉ:……

Số điện thoại: ……; số fax: ……

Đại diện bởi:         Ông/Bà……

Chức vụ:     ……

Tôi viết đơn này đề nghị quý cơ quan giải quyết vấn đề: ……

Nội dung vụ việc …… cụ thể như sau:……

Nguyên nhân dẫn đến vụ việc trên/ lý do viết đơn đề nghị này:……

Yêu cầu cụ thể:……

Kính mong cơ quan/ đơn vị/ cá nhân có thẩm quyền xem xét đơn đề nghị và giải quyết sớm cho Chúng tôi.

Chúng tôi xin cam đoan những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật, nếu có gì sai sót tôi xin chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước pháp luật.

                   

Đại diện tổ chức (*) 

(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Tài liệu kèm theo :

1…

2. … (*) Người đại diện theo pháp luật ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của tổ chức, cá nhân kinh doanh. Người đại diện theo ủy quyền ký thì cần gửi kèm theo Giấy Ủy quyền.

4. Cách viết một bản kiến nghị cho chuẩn và hay:

Bước 1: Xác định đúng nơi có thẩm quyền giải quyết đơn kiến nghị

Đầu tiên bạn phải chắc chắn rằng nơi bạn gửi đơn kiến nghị là cơ quan có chức năng nhiệm vụ xem xét và giải quyết đơn kiến nghị của bạn. Để kiểm chứng dược điều này, việc bạn cần làm là tra cứu trên hệ thống trang website của chính quyền địa phương hoặc đến thằng phòng hành chính để hỏi. Sau khi đã có kết quả thăm hỏi bạn chỉ cần đến thẳng nơi có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của bạn để nộp đơn. Nếu như cơ quan này từ chối giải quyết bạn có thể cần đệ đơn lên cấp quận hoặc thành phố.

Bước 2: Thu thập đủ chữ ký

Thu thập đủ chữ ký là điều rất quan trọng để tạo nên sức nặng cho lá đơn kiến nghị của bạn. Vì vậy nếu đặt mục tiêu 100 chữ ký chẳng hạn thì bạn cần phấn đấu cho đủ số lượng này nhé.  Bên cạnh đó, để việc xin đủ chữ ký không trở nên vô ích thì bạn nên tìm hiểu và hướng dẫn mọi người cách ký đơn kiên nghị đúng chuẩn nhé.

Bước 3: Xác định phương tiện lý tưởng để truyền bá đơn kiến nghị.

Hiện nay với sự phát triển mạng mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông mạng xã hội, việc gửi văn bản trực tiếp có lẽ chỉ phát huy hiệu quả khi bạn kiến nghị một vấn đề gì đó trực tiếp với địa phương. Nhưng với những kiến nghị cho các cấp cao hơn thì việc sử dụng mạng xã hội sẽ nhanh chóng giúp kiến nghị của bạn lan tỏa nhanh và mạnh mẽ đến cộng đồng . Tuy nhiên, hãy chú ý chọn những tranh chính thống để gửi kiến nghị của mình, tránh bị kẻ xấu lợi dụng.

Hiện nay, Facebook mạng xã hội cũng được nhiều người chọn để gửi đi những thông điệp kiến nghị, khiếu nại một cách hiệu quả.

Bước 4: Hãy quảng bá đơn kiến nghị

Hãy nói chuyện với mọi người về khiếu nại của bạn, có thể công chúng cần biết về đơn kiến nghị của bạn, tới những địa điểm công cộng mà những người bạn muốn thông tin sẽ có mặt để lắng nghe. Tuy nhiên theo quy định hiện hành thì bạn cần phải sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Tóm lại truyền bá thông tin về kiến nghị một cách văn minh, cởi mở và thượng tôn pháp luật.

5, Trình tự, thủ tục giải quyết đơn kiến nghị.

Do tính chất đặc thù của loại đơn kiến nghị nói trên, nên chúng ta không thể áp dụng trình tự, thủ tục giải quyết như đối với đơn khiếu nại, tố cáo.

Khi đã xác định được đơn (vụ việc) thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì cá nhân, cơ quan phải căn cứ nội dung và tính chất từng vụ việc để đưa ra các biện pháp giải quyết phù hợp, kịp thời, đúng pháp luật. Chúng ta nên phân ra 02 loại như sau:

5.1. Những nội dung vụ việc kiến nghị, phản ánh mang tính sự vụ, cấp thiết:

Tập trung do khách quan gây nên như thiên tai, bão lụt làm cầu cống, đường sá bị hỏng, nhà cửa bị hư hại…. Những vụ việc này người và cơ quan có trách nhiệm chỉ cần cử cán bộ có chuyên môn kiểm tra cụ thể; nếu thấy đúng như sự việc kiến nghị, phản ánh thì có thể cho triển khai ngay các biện pháp như huy động phương tiện kỹ thuật, nhân công khắc phục mà không cần thiết phải thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra theo trình tự thủ tục

5.2. Những nội dung vụ việc cần có thời gian xác minh làm rõ:

Đây là những vụ việc nếu chỉ kiểm tra, xác minh trong thời gian ngắn thì chưa thể xác định sự việc đúng hay sai, cần có thời gian xác minh, kiểm chứng, đánh giá mới đi đến kết luận cụ thể, chính xác, như kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi các biện pháp triển khai thực hiện một chương trình, một lĩnh vực chuyên môn nào đó; như phản ánh có hiện tượng buôn bán, hút chích ma tuý ở một khu dân cư nào đó. Những nội dung vụ việc nêu trên cơ quan quản lý hoặc cá nhân có trách nhiệm cần thành lập các tổ chuyên môn, có thể có sự phối hợp của nhiều bộ phận chuyên môn, kiểm tra, xác minh cụ thể để kết luận và đưa ra biện pháp giải quyết.

Theo chúng tôi, dù vụ việc kiến nghị hay phản ánh ở trong trường hợp nào thì việc xem xét xử lý, giải quyết cần thực hiện kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả. Các biện pháp đưa ra để xem xét, giải quyết không nhất thiết phải theo một trình tự thủ tục nhất định, cơ quan, người có thẩm quyền cần căn cứ tính chất, nội dung vụ việc để đưa ra các giải pháp, biện pháp giải quyết phù hợp.

Kết luận: Kiến nghị là một trong các văn bản cần thiết khi cá nhân, cơ quan có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xác định quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng. Do đó, các chủ thể nên tham khảo các gợi ý nêu trên để có đơn kiến nghị chuẩn và hay, đánh trúng vào nội dung cần giải quyết để đẩy nhanh quá trình và việc giải quyết được triệt để.

Từ khóa » đơn Phản ánh Kiến Nghị Là Gì