[Kiến Thức] Ắc Quy Xe đạp điện & Những Bí Mật Của Thợ

Chào bạn !

Nếu bạn đang đọc bài viết tôi hiểu rằng bạn đang có nhu cầu thay ắc quy xe đạp điện. Tôi sẽ cung cấp cho bạn hơn cả sự mong đợi nữa đấy.

Trong bài viết tôi chia sẻ cho bạn về:

  • Kiến thức chung về ắc quy xe đạp điện
  • Cách sử dụng ắc quy sao cho bền
  • Mẹo thay ắc quy tốt & rẻ
  • Trả lời các câu hỏi về ắc quy xe đạp điện

Zô nào …

À quên.. Bài viết sẽ rất dài.. Nếu bạn không muốn đọc cần tư vấn hãy inbox với chúng tôi nhé. Hoặc liên hệ Hotline 0367877779 - 0976081197

>> Xem them: Dịch vụ sửa xe đạp điện tại nhà

Ắc quy xe đạp điện

Ắc quy xe đạp điện là gì ?

Ắc quy xe đạp điện, xe máy điện là loại ắc quy khô. Thường được thiết kế dành riêng cho xe điện. Nó được cấu tạo bởi 6 ngăn gồm bản cực bằng chì và bông tẩm axit.

Ắc quy sẽ tiêu hao theo thời gian. Tức là sẽ bị hết axit trong các sợi bông hoặc mòn bản cực do quá trình hóa điện trong bình.

Ắc quy xe đạp điện là gì ?

Pin xe đạp điện là gì ?

- Định nghĩa Pin : " Pin xe đạp điệnxe đạp điệnlà một thiết bị lưu trữ năng lượng dưới dạng hóa năng và có khả năng phóng điện để cung cấp năng lượng cho các thiết bị sử dụng điện được kết nối với nó"

 - Nguyên tắc hoạt động của Pin Lithium: "  Pin lithium ion hay pin Li-ion là loại pin có thể sạc lại trong đó các ion lithium di chuyển từ điện cực âm đến cực dương trong quá trình xả, và trở lại khi sạc. Pin li-ion sử dụng một hợp chất lithium làm vật liệu điện cực "

Sự khác nhau giữa Pin & Ắc quy xe đạp điện

  • Ưu điểm của Ắc quy xe điện: Thông dụng, Giá thành rẻ
  • Ưu điểm của Pin xe đạp điện: Nhẹ, bền, quãng đường đi được xa hơn nếu cùng thông số
  • Nhược điểm của Ắc quy: Ắc quy Nặng, tuổi thọ kém, Quãng đường di chuyển thấp hơn pin Nếu cùng chỉ số
  • Nhược điểm của Pin: Giá thành quá đắt, Tại Việt Nam chưa có các loại Pin tốt

Tóm lại: Nếu bạn đang sống ở Việt Nam thì nên dùng ắc quy hơn là Pin bởi vì Pin có giá thành hơn gấp 3 lần Ắc quy mà chất lượng chưa thực sự tốt.

Có mấy loại ắc quy xe đạp điện ?

Thông dụng hiện tại có 2 loại & 2 loại không thông dụng.

Ắc quy 12V 12Ah

Bình ắc quy xe đạp điện loại 12Ah thường dùng cho các dòng xe đạp điện (cách phân biệt xe đạp điện và xe máy điện), các dòng xe đang sử dụng loại bình 12Ah có thể kể đến: Yamaha (H1, H2, H3, H5, N2), xe điện Honda A6, A8, HKbike CAP-A, HKbike Zinger Color, Giant M133 bánh bé, Nijia,…-> những dòng xe này sử dụng 1 bộ gồm 4 bình ắc quy đấu nối tiếp.

Xe sử dụng 4 bình ắc quy loại 12Ah thường dùng cho động cơ dưới 350W, xe đạt vận tốc tối đa 30km/h và quãng đường đi được sau mỗi lần sạc đầy bình là khoảng 40-50km.

Về độ bền của ắc quy: Tuổi thọ ắc quy được tính bằng số lần sạc, thông thường là 350 lần sạc, ví dụ mỗi ngày bạn sạc xe 1 lần thì tuổi thọ của ắc quy vào khoảng 1 năm. Ắc quy 12Ah và 20Ah có tuổi thọ tương đương nhau. Đối với 1 số ắc quy nhập khẩu như anbico độ bền có thể lên đến 3 năm

Ắc quy 12V 12Ah

Ắc quy 12V 20Ah

Dòng xe máy điện có công suất động cơ từ 500W trở lên dùng bình 20Ah, các mẫu xe máy điện sử dụng loại bình này là: 133S, 133 GSi ,… -> những mẫu xe này sử dụng 1 bộ ắc quy gồm 4 bình đấu nối tiếp.

Ngoài ra những dòng xe mà động cơ có công suất lớn (> 800W) như: Xmen, Zoomer, V5, Vespa, Jeek… thường dùng loại ắc quy 12V-20Ah, gồm 5 bình đấu nối tiếp.

Xe sử dụng loại bình 20Ah giúp xe đi được tốc độ cao và quãng đường dài, vận độ tối đa có thể đạt 40km/h đối với xe sử dụng 4 bình động cơ 500W. Với những chiếc xe như Xmen, Zoomer sử dụng 5 bình 20Ah, động cơ >800W thì xe có thể chạm mức 60km/h và đi được quãng đường lên tới 70-80km/lần sạc đầy.

Ắc quy 12V 20Ah

Ắc quy 16V 12Ah

Một số ít xe còn đang dùng loại này gồm 3 bình 16V. Tuy nhiên có thể thay thế bằng bộ 4 bình 12V

Ắc quy 12V 21Ah

Các loại xe Sunra hay dùng bình 21Ah. Tuy nhiên loại này giờ rất hiếm trên thị trường các hãng sản xuất xe đã không dùng rồi.

Các hãng ắc quy xe đạp điện

Trên thị trường hiện nay tính tới năm 2019 có rất nhiều hãng acquy xe đạp điện như: Ắc quy Thiên Năng, Ắc quy xe đạp điện chilwee, Ắc quy xe đạp điện Xupai, Ắc quy Cửu Hội, Ắc quy Tinh Thánh, Acquy Yamato…

Các hãng ắc quy xe đạp điện

Ắc quy xe đạp điện loại nào tốt ?

Thiên năng luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên có một vấn đề rất lớn là Thiên năng chưa có đại lý chính thức tại Việt Nam. Nên thường xảy ra tình trạng khan hàng cục bộ cũng như đã xuất hiện rất nhiều loại Thiên Năng Fake.

Vậy nên nhiều thợ hoặc cửa hàng đã chuyển sang dùng Ắc quy Yamato. Chất lượng & dịch vụ bảo hành khá tốt tính tới giữa năm 2019. Còn sau này thì chưa rõ.. Phải để giới xe điện tìm hiểu thêm ^^

Trên thị trường hiện nay có gần 10 hãng ắc quy xe điện gần giống nhau về giá thành và nhập từ Đài Loan hoặc Trung Quốc.

Ắc quy xe điện hiện có 2 loại là ắc quy khô 12A/12V và 20A/12V. Có nhiều nơi lắp ắc quy nước để cạnh tranh giá. Một số thương hiệu Ắc quy của Việt Nam như Phoenix, Đồng Nai, Globe, Long, Tia Sáng, Vision …

Hiện nay, thị trường có khoảng hơn 20 thương hiệu xe đạp điện nhưng chia thành 2 dòng: sử dụng pin và sử dụng ắc quy.

  • Ắc quy khô chuyên dụng thường sử dụng đối với với xe đạp điện là 12A/12V. Các hãng xe thường dùng ắc quy này như: Honda, Yamaha, Asama, Hitasa, Nijia, Aima, Giant M133, DK bike…
  • Các hãng xe sử dụng ắc quy 20A/12V như: Giant, M133S, M133P, XMEN, SUNTRA, MOCHA..

Cách sử dụng ắc quy xe đạp điện sao cho bền 

Bạn có tin rằng nếu sử dụng sai kỹ thuật chỉ vài tháng là bình ắc quy của bạn bị chai, phồng hoặc tụt áp không sạc được nữa không ?

Mình đã gặp rất nhiều trường hợp xe để lâu không đi rồi sạc không vào. Ngậm ngùi phải thay cả bộ bình. Dù nó mới được thay ít ngày trước đó. 

Vậy ta cùng tìm hiểu về cách sử dụng acquy đúng kỹ thuật nhé.

Hướng dẫn sạc ắc quy đúng cách:

Cách 1: Sạc trực tiếp vào bình ắc quy để trên xe

Đầu tiên, bạn phải tắt công tắc nguồn xe, cắm đầu sạc vào xe rồi sau đó cắm phích điện vào ổ điện nhà. Sau khi các kết nối đã hoàn tất bạn cần phải quan sát đèn báo hiệu trên bộ sạc để biết tình trạng sạc điện như thế nào. Đèn báo màu vàng thể hiện điện chưa vào bình, bạn cần kiểm tra lại kết nối giữa bộ sạc và ổ cắm vào bình ắc quy. Đèn báo màu đỏ là đang sạc, nhưng bạn cũng lưu ý là sau 8 – 10h mà đèn báo vẫn màu đỏ thì bạn nên mang ắc quy và sạc điện ra cửa hàng sửa chữa xe điện để kiểm tra. Đèn báo màu xanh thể hiện là đã sạc đầy bình. Đèn báo hiệu nhấp nháy thể hiện bộ sạc điện đã hỏng, bạn nên thay thế bộ sạc mới.

Cách 2: Lấy bình ắc quy ra và sạc điện

Để ắc quy trên một mặt phẳng, cắm một đầu phích điện vào bình điện còn đầu kia nối với bộ phận sạc điện. Nối bộ phận sạc điện với ổ cắm điện thông qua phích cắm. Lưu ý: tuyệt đối không được dốc ngược bình trong khi đang sạc điện. Cần phải kiểm tra các thông số bình ắc quy để sử dụng sạc điện đúng với công suất bình để tránh trường hợp ắc quy nhanh bị chai, phồng.

Cách bảo quản ắc quy xe điện:

Các vấn đề liên quan đến sạc điện:

- Khi mới mua xe điện bạn nên đi gần cạn điện rồi sạc bình thường, lặp lại quá trình đó từ 2 – 3 lần để cực tính của ắc quy được “già” hơn và sau này sử dụng xe sẽ đi được nhiều km hơn và bền hơn.

- Nên tránh trường hợp 1 ngày sạc quá nhiều lần, xe vẫn còn nhiều điện mà vẫn cắm sạc. Đó là điều tối kỵ trong việc sử dụng ắc quy, nó sẽ làm ắc quy của bạn nhanh hỏng hơn.

- Bộ sạc điện hiện nay đều có chế độ sạc đầy tự ngắt nên cách sạc điện tốt nhất là sử dụng xe ban ngày và sạc điện qua đêm. Tuy nhiên bạn cũng không nên cắm sạc quá lâu, điều này rất nguy hiểm cho bộ sạc và ắc quy. Trong trường hợp bạn không đi nhiều thì dựa vào vạch báo mức điện trên xe để tiến hành sạc điện.

- Theo khuyến cáo của nhà sản xuất thì sau khoảng 3 – 4 tháng bạn nên xả sạch điện trong bình bằng cách cho xe hoạt động đến lúc hết điện hoàn toàn và sạc lại liên tục cho đến khi đầy bình để làm tuổi thọ ắc quy được bền hơn.

- Chỉ sử dụng bộ sạc phù hợp với ắc quy, tránh tuyệt đối không sử dụng các bộ sạc khác một cách tùy tiện vì mỗi bình ắc quy có một mức điện áp riêng do đó bộ sạc cũng phải có cùng điện áp với ắc quy.

- Trong lúc sạc điện phát hiện nhiệt độ bộ sạc hay ắc quy quá cao hay có mùi cháy, khét thì bạn phải dừng ngay việc sạc điện và đem đến cửa hàng sửa chữa xe điện để kiểm tra.

- Không được cắm bộ sạc điện vào nguồn chờ sẵn mà không sạc điện cho bình.

- Sau khi sạc điện xong bạn nên rút ổ cắm điện ra trước rồi rút ở bình ắc quy sau, tránh không được kéo căng phần dây điện.

- Nếu bạn sử dụng cạn kiệt năng lượng thì phải sạc điện ngay để đảm bảo tuổi thọ cho ắc quy.

- Khi sạc điện cần giữ bình khô, sạch, tránh va chạm mạnh.

- Bạn không nên sạc điện ngay khi vừa đi xe về bởi lúc này bình vẫn nóng nếu sạc ngay sẽ dẫn đến hiện tượng chai ắc quy khiến tuổi thọ ắc quy không quá 1 năm. Tốt nhất là bạn nên để sau 30 phút hoặc 1 tiếng rồi hãy tiến hành sạc điện.

- Khi đi mưa về có thể bình đã cạn kiệt năng lượng nhưng tuyệt đối không được sạc điện ngay vì bình ắc quy lúc này có thể bị ẩm. Bạn nên lau khô xe và bình ắc quy, sau đó để khoảng vài tiếng hãy sạc điện. Trong điều kiện thời tiết có độ ẩm cao thì bạn cần nhiều thời gian để sạc hơn.

- Một bộ ắc quy thường có 4 – 5 quả ắc quy nhỏ. Khi có dấu hiệu 1 quả nhỏ bị chai thì bạn nên thay luôn, không nên cố dùng tiếp bởi khi đó các quả còn lại phải “gồng” mình đảm nhiệm chức vụ của quả đã hỏng thì cả bộ ắc quy sẽ nhanh bị hỏng. Thêm vào đó, chi phí thay 1 quả nhỏ tiết kiệm hơn chi phí thay cả bộ.

- Nếu bạn thay thế ắc quy phải chọn ắc quy mới cùng chủng loại và công suất với ắc quy cũ để kéo dài tuổi thọ cho xe. Bạn nên đến những cửa hàng bán ắc quy xe điện uy tín, không nên mua những loại ắc quy trôi nổi trên thị trường vì chất lượng không đảm bảo, có thể ảnh hưởng đến hoạt động và chất lượng xe.

Khi vận hành xe (áp dụng với những dòng xe có bàn đạp hỗ trợ):

- Khi bắt đầu khởi động bạn nên đạp vài vòng để xe khởi động nhẹ nhàng, không tốn quá nhiều điện năng. Điều chỉnh ga từ từ, không nên vặn hết ga để tránh làm hỏng phụ kiện xe.

- Khi lên dốc, chở nặng hoặc đi ngược chiều gió bạn nên dùng bàn đạp trợ lực cho xe để kéo dài tuổi thọ cho ắc quy và động cơ.

- Không nên chở quá trọng tải nhà sản xuất đề ra.

- Không nên chạy xe cạn kiệt năng lượng.

- Khi dừng xe hoặc xuống xe nên khóa điện để tránh vô ý vặn tay ga khiến xe đột ngột chuyển động gây nguy hiểm cho bạn và những người tham gia giao thông xung quanh.

Giá ắc quy xe đạp điện

Lưu ý giá ắc quy thay đổi liên tục và phụ thuộc vào nhiều yếu tốt. Mình lấy giá tính theo thời điểm giữa tháng 9/2019

  • Giá 4 bình ắc quy 12V 12Ah: 1150k
  • Giá 4 bình ắc quy 12V 20AH: 2150k
  • Giá 5 bình ắc quy 12V 20Ah: 2390k

Các hãng khác nhau có thể chênh nhau một chút nhưng không quá nhiều. Bởi ắc quy xe đạp điện đều có giá chung trừ những loại ắc quy phục hồi thì mới có giá rẻ được.

Lưu ý khi thay ắc quy xe đạp điện bạn cần biết

Mỗi loại xe đạp điện hoặc xe máy điện sử dụng 1 loại bình theo thiết kế của nhà sản xuất. Vậy nên bạn có thể kiểm tra sạc là biết thông số của bộ bình ắc quy bạn cần thay.

Tránh những trường hợp thợ làm ăn bát nháo thay không đúng thông số kỹ thuật.

Khi nào phải thay ắc quy xe đạp điện ?

Ắc quy là bộ phận quan trọng của xe đạp điện, tất nhiên là chúng ta phải thay bình khi bình ắc quy bị hỏng, vậy dấu hiệu nhận biết ắc quy xe đạp điện bị hỏng là gì ?

Khi nào phải thay ắc quy xe đạp điện
  • Bình Acquy nạp rất nhanh đầy
  • Bình mặc dù đã nạp đầy nhưng xe đi cực kỳ nhanh hết điện
  • Nạp cả ngày mà xe chạy chậm, yếu hoặc không chạy được
  • Bình ắc quy xe đạp điện khi nạp thì thấy bình nóng
  • Kiểm tra thì thấy bình ắc quy xe đạp điện bị phồng rộp

Và một số lưu ý khác:

 - Khi lắp đặt ắc quy xe đạp điện cần phải lắp cẩn thận, tránh không để bị đổ, khoảng cách chuẩn giữa các ắc quy là 2mm, chú ý không để bị rung lắc, đè lên nhau, lắp acquy cần đảm bảo chắc chắn. Trong quá trình dùng không được để va đập cọ sát vào nhau, không được để dính nước làm hỏng phụ tùng xe đạp điện.

Nên lựa chọn địa chỉ tin cậy và được nhiều người dùng đón nhận để lựa chọn acquy thay thế xe đạp điện phù hợp nhất cho mình.

 - Đảm bảo sao cho hộp đựng bình ắc quy xe đạp điện phải có lỗ thông khí, tránh cho khí do ắc quy sinh ra bị tích tụ trong bình gây hỏng.

 - Cực âm cực dương của ắc quy trong xe đạp điện phải được tiến hành lắp chính xác, đảm bảo cho đầu nối tốt, tránh tình trạng phóng tia lửa điện ra ngoài.

 - Ắc quy mới của xe đạp điện khi được xuất xưởng đã nạp điện cho nên khi lắp đặt không được phép nhầm cực sẽ gây chập điện, rất nguy hiểm cho cả người và phương tiện.

 - Tuyệt đối không được sử dụng acquy xe đạp điện của hãng khác, tránh làm giảm tuổi thọ sử dụng của nó.

 - Sau khi lắp đặt xong không nên sử dụng xe đạp điện ngay mà nên để khoảng 1-2 tiếng sau đó.

Bạn nên lấy ắc quy xe đạp điện ra nạp 1 lần/ tháng nếu như ít sử dụng xe đạp điện.

Nạp acquy xe đạp điện đúng cách: cắm phích bộ nạp vào nguồn ắc quy xe đạp điện; sau đó thực hiện kết nối với ổ điện xoay chiều 200V, tiến hành nạp 1-2 tiếng là được.

 - Không nên dùng điện áp phục hồi để sử dụng xe đạp điện, bởi khi xả quá mức sẽ làm rút ngắn tuổi thọ của ắc quy của xe đạp điện

 - Dung dịch điện giải được sử dụng trong ắc quy xe đạp điện là axit mạnh với tính ăn mòn cao cho nên bạn không được để bắn vào da hoặc quần áo… Khi bị bắn vào da cần rửa sạch ngay với nước, nghiêm trọng hơn cần đến ngay bác sĩ để được kiểm tra.

Bình acquy cũ cần được tập trung lại một chỗ không được vứt lung tung gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe những người xung quanh.

Thay ắc quy xe đạp điện tại nhà

Thay ắc quy xe đạp điện, acquy xe máy điện là một công việc không quá phức tạp nhưng không phải ai cũng hiểu được nguyên lý, kỹ thuật cũng như quy trình lắp bình acquy xe đạp điện tại nhà, hay việc phải dắt xe đến chỗ sửa cách nhà nhiều cây số là quá vất vả.

Nắm bắt được suy nghĩ này của khách hàng, Chúng tôi  chính thức cung cấp dịch vụ thay bình ắc quy xe đạp điện, bình ắc quy xe máy điện tại nhà, Và cả ắc quy của các loại xe điện 3 bánh để mang lại cho khách hàng sự tiện lợi và nhanh chóng nhất.

Thay ắc quy xe đạp điện tại nhà

Với kinh nghiệm nhiều năm làm xe điện, đội ngũ kỹ thuật của Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí, nhiệt tình, vui vẻ cho bạn và bắt bệnh xe một cách chính xác nhất

Hotline: 0367877779 - 0976081197

Từ khóa » độ Bền Của ắc Quy Xe Máy điện