Kiến Thức Cơ Bản Về Bệnh đau Mắt đỏ
Có thể bạn quan tâm
1. Đau mắt đỏ:
Còn gọi làviêm kết mạclà tình trạngnhiễm trùngmắt,xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển mùa dovi khuẩnhoặcvirus hay do phản ứng dị ứng với một số tác nhân như hóa chất và môi trường, triệu chứng đặc trưng là đỏmắt.
Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lây sang mắt kia. Bệnh đau mắt đỏ dễ lây lan ra cộng đồng qua đường hô hấp hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch từ mắt của người bệnh.
Bệnh dễ gây thành dịch và một người có thể bị đau mắt đỏ nhiều lần.
2. Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ:
Đau mắt đỏ có 65%-90% nguyên nhân là do virus.
Bệnh đau mắt đỏ rất dễ trở thành dịch và khả năng lây lan do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua nhiều đường như hô hấp, nước bọt, qua tay, qua cầm nắm chạm vào những đồ vật, đồ dùng cá nhân của người bệnh như mắt kính, khăn mặt, chậu rửa mặt
Bệnh lây do thói quenhay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng vô tình mang virus từ bên ngoài vào cơ thể.
Thời tiết nắng nóng chuyển qua mưa,độ ẩmkhông khí tăng cao, môi trường nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và bùng phát thành dịch, khi giao mùa, cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết, dễ mệt mỏi, hệ thống miễn dịch hoạt động yếu nên virus tấn công dễ dàng hơn
Công sở,lớp học, nơi công cộng là những môi trường khiến bệnh lây lan nhành và nhiều.
Bệnh đau mắt đỏ không lây khi nhìn nhau.
3. Triệu chứng đau mắt đỏ (viêm kết mạc) do virus:
- Thời gian từ khi từ khi bị nhiễm đến khi phát bệnh là 3 ngày. Với các triệu chứng:
- Đỏ mắt, ngứa rát cộm mắt.
- Nhạy cảm với ánh sáng, dễ bị chói mắt.
- Chảy nước mắt, nhiều gỉ mắt bẩn, ghèn bám dính chặt hai mi mắt nhất là lúc mới ngủ dậy.
- Khó nhìn nhưng thị lực không giảm.
- Đỏ mắt, vùng mi mắt hơi sưng nề.
- Ngoài ra còn có thể bị sốt nhẹ, nổi hạch ở tai, dưới hàm gây đau, họng đỏ, amidan sưng to.
a. Phòng ngừa
- Luôn vệ sinh sạch sẽ nhất là hai bàn tay.
- Khi đi ra ngoài nên đeo kính để hạn chế gió, bụi.
- Tra nước muối sinh lý để rửa mắt nhất là đối với gia đình có người thân bị bệnh.
- Phải tiến hành cách ly người bệnh: dùng riêng khăn, chậu rửa, mùi soa, kính mắt, thìa bát, vỏ gối, đeo khẩu trang khi nói chuyện và hạn chế đến nơi đông người…
- Tập trung điều trị hợp lý và tích cực cho người bệnh đến khi khỏi hẳn, nên nghỉ ngơi tại nhà từ 5-7 ngày để bệnh nhân mau phục hồi và tránh lây bệnh trong cộng đồng.
- Sau khi chăm sóc cho bệnh nhân phải rửa tay bằng xà phòng. Khỏi bệnh phải rửa sạch kính của mình bằng xà phòng tránh tái nhiễm lại.
b. Điều trị:
- Vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý thường xuyên.
- Đeo kính râm để giảm triệu chứng chói mắt, bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn, nhiễm khuẩn.
- Không chế dung day dụi mắt, sở mắt.
- Chú Ý nghỉ ngơi , chăm sóc dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đế kháng và giúp bệnh mau phục hồi.
- Có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh và kháng viêm để phòng ngừa bội nhiễm cho mắt và hạn chế nhựng triệu chứng khó chịu của bệnh theo chỉ định của bác sỹ.
Phòng TT-GDSK , TTYT Thủ Đức
Trạm Y tế Phường Linh TâyTừ khóa » đau Mắt đỏ Bị Cộm Mắt
-
Mắt Bị Cộm: Các Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh
-
Tại Sao Mắt Bị Cộm Và Cách Khắc Phục
-
Cộm Mắt – Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí | Sở Y Tế Nam Định
-
Bệnh đau Mắt đỏ Và Những điều Bạn Nên Biết
-
Cộm Mắt, Biểu Hiện Của Bệnh Gì? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Mắt Bị Cộm Xốn, đừng Dụi Mắt Nếu Không Muốn Gây Tổn Thương Giác ...
-
Mắt Bị Cộm Khó Chịu: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Mắt Bị Cộm Mí Trên - Bệnh Gì Vậy?
-
Tại Sao Mắt Bị đỏ, Mắt đỏ Dấu Hiệu Bệnh Gì? - Vinmec
-
Bị đau Mắt đỏ Bao Lâu Sẽ Khỏi Hẳn? - Vinmec
-
Mắt Bị Cộm Và Những Biện Phám Phòng Tránh
-
Những Cách Trị đỏ Mắt Hiệu Quả, An Toàn Thường được áp Dụng Hiện ...
-
Bệnh đau Mắt đỏ: Nguyên Nhân, Phương Pháp điều Trị Và Cách ...
-
Cộm Mắt Nên điều Trị Như Thế Nào? | TCI Hospital Câu Hỏi Số 209441
-
Bệnh đau Mắt đỏ Và Những Kiến Thức Cơ Bản Nên Biết
-
6 Mẹo Chữa Mắt Bị Cộm Xốn Tại Nhà đơn Giản Mà An Toàn
-
Đau Mắt đỏ - Triệu Chứng Thường Gặp Sau Khỏi Covid - VnExpress