Kiến Thức Dinh Dưỡng Trong Hồ Thủy Sinh
Có thể bạn quan tâm
Kiến thức dinh dưỡng trong hồ thủy sinh: Tất nhiên trong môi trường thủy sinh thì tất cả mọi vấn đề đều liên quan đến chất lượng nước. Bài viết này xin dành cho những anh em quan tâm về dinh dưỡng, những vấn đề thiếu hụt, dư chất trong hồ thủy sinh, nguyên nhân bùng phát rêu hại và cách xử lý. Mình thật sự nghĩ anh em newbie nên đọc kĩ bài này để lấy kiến thức căn bản, khi các bạn hiểu rõ và áp dụng được kiến thức dinh dưỡng này thì mình xin cam đoan các bạn sẽ không còn gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc 1 hồ thủy sinh căng đẹp, hay trị rêu hại 1 cách dễ dàng. Những bạn đọc kĩ bài này sẽ cảm thấy dễ hiểu bài viết chia sẽ kinh nghiệm về PHÂN KHÔ của mình tiếp theo, đừng lười đọc nhé và những thông tin, thông số trong bài mình giải thích rất rõ và mang tích thực tiễn, không “bác học” cao xa gì cả.
I. Kiến thức căn bản về dinh dưỡng trong hồ thủy sinh Dinh dưỡng trong hồ thủy sinh gồm các chất đa lượng (Macronutritions, hay gọi tắt là Macros), và các chất trung vi lượng, mình xin gộp lại thành vi lượng cho đơn giản (Micronutritions – gọi tắt là Micros). Thiếu hụt hay dư thừa một trong những chất trên đều có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng và gây hại cho cây cối, cá tép trong hồ thủy sinh.
1. Dinh dưỡng đa lượng – Macro: những chất này cây cối thủy sinh cần 1 lượng đương đối lớn, đa lượng bao gồm: – Carbon (C): đa lượng cực kì quan trọng, cây côi lấy Carbon từ khí Co2, đó là lý do chúng ta phải cung cấp co2 dạng khí từ bình co2 cho hồ thủy sinh. – Nitrogen (N): dinh dưỡng chính cho cây thủy sinh, đa số hồ thủy sinh nào cũng có mức N dồi dào, nhưng N dễ thiếu hụt trong hồ nhiêu cây với ánh sáng cực mạnh. Cây thiếu N thường yếu và vàng lá chết dần. Chúng ta có thể cung cấp thêm N từ No3 bằng cách nuôi thêm cá, cung cấp thêm phân nước Nitrogen (hoặc phân khô Kali Nitrat – Kno3 mình sẽ nói ở bài sau). Nhưng cũng nên cẩn thận, lượng No3 cao trong hồ thủy sinh gây độc nước, chết cá tép và làm cây xoăn, rụng lá và chết rễ. Cách giảm No3: thay nước, dùng lọc và vật liệu lọc hiệu quả… – Phosphorus (P): dinh dưỡng chính cho cây thủy sinh, P từ Po4 thường tự sinh trong hồ qua phân cá, lá cây chết…Hồ nuôi ít cá và nhiều cây, ánh sáng mạnh thường bị thiếu hụt Po4 – cây thủy sinh không có po4 thì không thể dùng co2 quang hợp, không thể hấp thụ những chất dinh dưỡng khác, điều này gây mất cân bằng dinh dưỡng làm cây cối ngừng phát triển, chết dần – phát sinh rêu hại.Chúng ta bổ xung P bằng phân nước Phosphorus (hoặc phân khô KH2PO4 mình sẽ nói ở bài sau). Hồ dư Po4 thường là do bộ nền, hoặc quá tải cá tép, gây chết cá và cũng làm mất cân bằng dinh dưỡng. Các bạn có thể giảm Po4 bằng cách thay nước, nuôi 1 lượng cá vừa phải, dùng bộ lọc tốt – K (Potassium): dinh dưỡng chính cho cây thủy sinh, thường dễ bị thiếu hụt vì đa số các công ty nước máy đã loại bỏ K ra khỏi nguồn nước cung cấp. Thiếu K thường làm lá cây lung lỗ nhỏ, sau đó to dần, rụng lá và chết cây. Chúng ta có thể bổ xung K bằng phân nước Potassium (Hoặc K2SO4 mình sẽ nói ở bài sau) – Magnesium (Mg): dinh dưỡng đa lượng, nhưng nước máy ở VN đa số đã có đủ lương Mg rồi nên chúng ta hầu như không bao giờ phải cung cấp thêm (trừ những trường hợp như hồ nhiều co2, ánh sáng dễ gây hụt Mg) – Sulphur (S) và Calcium (Ca): như Mg ở trên, nước máy ở VN có sẵn 1 lượng đủ 2 chất này – Oxygen và Hydrogen: không đáng quan tâm, nó có trong nước sẵn (H2O)
Kết luận: Nên bổ xung khí Co2 cho hồ thủy sinh, quan tâm 3 đa lượng chính là N P và K.
2. Dinh dưỡng vi lượng – Micros: cây thủy sinh cần 1 lượng rất nhỏ những chất này, nhưng nếu thiếu hụt thì sẽ không phát triển và chết dần. Các bạn có thể lấy ví dụ như cây Trân Châu Nhật, ngưu mao chiên lùn xòe, hay Trân Châu Ngọc Trai, khi thiếu vi lượng chúng sẽ bị vàng rữa là và chết hết cả thảm. Thiếu hụt vi lượng là nguyên nhân chính của nhiều hồ thủy sinh của các bạn newbie. Những chất vi lượng quan trọng bao gồm: iron (Fe), magnese (Mn), chlorine (Cl), copper (Cu), boron (B), molybdenum (Mo), cobalt (Co), nickel (Ni) Dư vi lượng cũng gây nguy hiểm cho cá tép và cây, ví dụ dư kim loại nặng Cu gây chết tép, đặc biệt là tép ong, dư FE thường gây rêu chùm đen và rêu tóc. Để loại bỏ kim loại nặng chúng ta có thể dùng bộ lọc RO, vật liệu lọc chuyên dụng, còn giảm vi lượng chung chung thì có thể thay nước. Để bổ xung vi lượng chúng ta có thể dùng phân nước nhu Seachem Flourish chẳng hạn (Hoặc phân khô tenso cocktail hay Plantex CSM+B)
II. Thông số chuẩn của dinh dưỡng trong môi trường thủy sinh – cách đo Đây là mục tiêu của đa số các bạn chơi cây, rêu, dương xĩ, bucep. Còn cá, tép ong, sula… thì mình xin nói ở 1 bài khác. 1 ppm tức là 1 milligram chất đó có trong 1 lít nước (1 ppm = 1 mg/l) Tổng thể: CO2 range 25-30 ppm NO3 range 5-30 ppm K+ range 10-30 ppm PO4 range 1.0-2.0 ppm Fe 0.2-0.5ppm or higher GH range 3-5 degrees ~ 50ppm or higher KH range 3-5
Giải thích:
1. Lượng C trong Co2 hòa toan trong nước: CO2 từ 25-30 ppm Để đo được lượng co2 hòa tan, các bạn mua lọ test co2 của ista, up-aqua hay sera đều được. Có hướng dẫn sử dụng và thông số sẵn đi kèm. 2. Lượng NO3: từ 5-30 ppm (tuy nhiên nếu để mức 5-10 là tốt nhất, trên từ 30 đến 40 hơi nguy hiểm, trên 40 thì các bạn sẽ thấy rõ cây cối nó rửa lá, chết dần). Các bạn mua lọ thử No3 của sera, jbl, api… Có hướng dẫn sử dụng và xem kết quả trên hộp. 3. Lượng Po4: từ 1.0 đến 2.0 (nếu có kinh nghiệm thì có để đưa lên 3 hoặc 4 ppm, trên 4 thì cá tép đi hết và rêu hại dễ bùng phát vì hồ mất cân bằng dinh dưỡng) 4. K từ 10-30 ppm: Kali (potassium) cực kì khó đo, và có mua được dụng cụ test cũng rất mắc nên mình nghĩ các bạn quan tâm N và P rồi tự suy ra xem hồ ta có thiếu K không, dư K cũng hiếm gặp và không quá nguy hiểm. 5. Fe từ 0.2 – 0.5 ppm (có thể đưa lên 1.0 ppm là tối đa): vì vi lượng bao gồm nhiều chất nên chúng ta chỉ có thể đo độ FE để suy ra rằng hồ thủy sinh đang thiếu hay dư vi lượng. Nếu FE dưới 0.2 thì chắc chắn hồ thiếu FE lẫn vi lượng. Các bạn test FE bằng dung dịch test FE của sera, jbl… 6. gH (độ cứng tổng thể của nước): từ 3 -5, nếu bạn dùng nước máy, đặc biệt ở miền nam thì không lo về gH vì nó ok từ 3-5 rồi. Có thể test bằng dung dịch sera, jbl, api… 7. kH (độ cứng từ Carbon): từ 3-5, cũng giống như gH kH và gH có thể làm giảm hay tăng bằng cách thay nước, dùng nước RO hay dùng dung dịch tăng.
Từ khóa » Fe Cho Cây Thuỷ Sinh
-
Thông Tin Chi Tiết Về Vi Lượng Sắt (FE) Trong Hồ Thủy Sinh
-
Phân Nước Vi Lượng Sắt Extreme Fe+ - Thuỷ Sinh AZ
-
Flourish Iron Bổ Xung Sắt Cho Cây Thủy Sinh - Thuysinh365
-
Phân Nước Seachem Iron - Bổ Xung Sắt (Fe) Cho Hồ Thủy Sinh (250ml)
-
Cung Cấp Vi Lượng Fe (Sắt) Cho Cây Thủy Sinh - 8m2 - Shopee
-
Cách Nhận Biết Cây Thủy Sinh Bị Thiếu Dinh Dưỡng - Nuôi Tép Cảnh
-
Phân Nước Seachem Iron - Bổ Sùng Sắt (Fe) Cho Cây Thủy Sinh
-
Phân Nước Seachem Iron - Bổ Xung Sắt (Fe) Cho Hồ ... - Cây Thủy Sinh
-
Seachem Flourish Iron 100ml - Bổ Sung Sắt (Fe) Cho Cây Thủy Sinh
-
[HCM]Phân Nước Sắt Cho Cây Lá đỏ Thuỷ Sinh Seachem Flourish ...
-
Seachem Flourish Iron 100ml - Bổ Sung Sắt (Fe) Cho Cây Thủy Sinh
-
Seachem Flourish Iron 250ml - Bổ Sung Sắt ( Fe) Cho Cây Thủy Sinh
-
Tổng Hợp Kiến Thức Về Dinh Dưỡng Từ A đến Z Trong Môi Trường ...
-
JBL ProScape Fe + Microelements 250ml Bổ Sung Sắt Và Khoán Cho ...