Kiến Thức Giấy - Phân Biệt Các Loại Giấy Cơ Bản
Có thể bạn quan tâm
Loại giấy + công dụng:
Trước tiên nói về định lượng giấy g/m2. Có nghĩa là cân nặng của một tờ giấy với một diện tích là 1m2. Ví dụ nói giấy Duplex 500, có nghĩa là 1 tờ giấy 1m2 đó nặng 500g. Và dĩ nhiên, giấy D500 (Duplex 500) dày hơn giấy D300.
* Giấy tráng phủ (coated papers): là những loại giấy có bề mặt láng bóng và có độ phản xạ ánh sáng cao (nhờ lớp tráng phủ làm tăng độ chắn sáng) giúp cho việc tái tạo tạo màu sắc được trung thực nên hình in rất đẹp. Lớp tráng phủ được sử dụng nhiều nhất là cao lanh, bột đá và cũng có loại giấy được tráng phủ bằng lớp kim loại (giấy metalines). Có loại tráng phủ 1 mặt và 2 mặt. Các loại giấy trong nhóm này được sử dụng phổ biến là:
- Giấy Bristol, Ivory : Giống như Couché Matte nhưng có độ cứng hơn (khi so sánh cùng định lượng). Thích hợp làm bìa bên ngoài hoặc ấn phẩm cần độ cứng cáp như thiệp, folder... có bề mặt hơi bóng, mịn, bám mực tốt vừa phải, vì thế in offset đẹp, thường dùng in hộp xà bông, mỹ phẩm, dược phẩm, bìa sơ mi, brochure, card, tờ rơi, poster , thiệp cưới, thiệp mời ... định lượng thường thấy ở mức 230 - 350g/m2. Giấy Ivory cũng tương tự như Bristol, nhưng mặt còn lại sần sùi, thường nằm ở mặt trong sản phẩm. Thích hợp làm bao bì hay túi giấy.
- Giấy Couche : có bề mặt bóng, mịn, láng, in rất bắt mắt và sáng. Thường dùng để in tờ rơi quảng cáo, catalogue, poster, brochure ...Định lượng vào khoảng 80 - 210g/m2. Còn C matt cũng tương tự nhưng nghe nói chất lượng dỡ hơn chút.
- Couché Matte: giống như Couché nhưng nhìn có tính art/ mềm dịu hơn. Lưu ý: giấy Couché Matt có thể viết được.
- Giấy Duplex: có bề mặt trắng và lán gần gần với Bristol, mặt kia thường sẫm như giấy bồi. Thường dùng in các hộp sản phẩm kích thước hơi lớn, cần có độ cứng, chắc chắn vì định lượng thường trên 300g/m2. (1 mặt hoặc 2 mặt: tráng 1 mặt hay 2 mặt): không “ăn mực” (màu sắc thể hiện không đẹp, rõ nét), cứng. Duplex thích hợp cho việc làm bao bì.
- Giấy Crystal : có một mặt rất lán bóng gần như có phủ lớp keo bóng vậy, mặt kia nhám, thường xài trung gian giữa giấy Bristol và giấy Couche tùy theo mục đích yêu cầu sản phẩm...
* Giấy không tráng phủ (uncoated papers): là những loại giấy có bế mặt nhám, không láng bóng. Tuy nhiên tùy vào độ trắng khác nhau mà giấy không tráng phủ cũng cho chất lượng màu sắc hình ảnh cũng khác nhau. Thông thường khi in trên lạoi giấy này thì độ sắc nét của hình ảnh chỉ đạt mức trung bình khá. Một đặc điểm khác biệt cơ bản của loại giấy này so với giấy tráng phủ là có thể viết lên trên mặt giấy bằng những loại viết thông thường. Các loại giấy trong nhóm này được sử dụng phổ biến là:
- Giấy Ford : không “ăn mực”, thích hợp làm giấy tiêu đề, ruột sổ, note,… Fort là loại giấy trắng ta thường sử dụng hàng ngày.
Là loại giấy phổ biến và thông dụng, thường thấy nhất là giấy A4 trong các tiệm Photo, định lượng thường là 70-80-90g/m2 ... Giấy ford có bề mặt nhám, bám mực tốt (do đó mực in không đẹp lắm) cũng được dùng làm bao thư lớn, nhỏ, giấy Note, letter head, hóa đơn, tập học sinh ...
+ Giấy Ford trắng: giấy được nhập khẩu hoặc sản xuất tại Việt Nam của các công ty như Bãi Bằng, Tân Mai… Loại giấy này có độ trắng cao (từ 68% trở lên). Đây là loại giấy được sử dụng nhiều trong in bao thư, giấy tiêu đề, photocopy trong văn phòng, in sách 1 đến 2 màu…
+ Giấy Ford vàng: Giấy có độ trắng thấp (dưới 60%) và thường ngã sang màu vàng. Giấy. Loại giấy này thường được sử dụng trong in sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ưu thế của loại giấy này là giá thành rẻ do sản xuất trong nước của các công ty sản xuất giấy như Bãi Bằng, Tân Mai, Đồng Nai…
- Giấy Kraft: là giấy làm từ bột giấy hóa học của gỗ mềm xử lý bởi các quá trình kraft. Giấy Kraft có tính chất đanh và dẻo dai và tương đối thô. Các grammage là bình thường 50-135 g/cm2. Giấy Kraft thường là màu nâu nhưng có thể được tẩy trắng để sản xuất giấy trắng. Giấy kraft thường được làm túi hàng tạp phẩm , bao tải multiwall, phong bì thư và đóng gói khác
- Decal: Một mặt để in, mặt kia phủ keo. Không “ăn mực”. Nên cán màng bóng để tăng tone màu và bảo vệ lớp mực.
- Giấy cacbonless: đây là loại giấy dùng để in hóa đơn, phiếu nhều liên. Trên bề mặt giấy có phủ một lớp thuốc, dưới áp lực lớp thuốc này sẽ vỡ ra và tạo thành phần tử in trên giấy.
- Giấy pơluya (pelure): là một loại giấy cán mỏng với thành phần chủ yếu được làm từ sợi bông tinh khiết, có trong lượng từ 14g/m2 - 20g/m2 nên giấy pơluya được sử dụng để in hóa đơn, phiếu tính tiền nhiều liên, đóng tập... ngoài ra còn có rất nhiều công dụng khác nhau như:
- Mỏng và nhẹ do đó chiếm ít trọng lượng và kích thước khi sử dụng để gói sản phẩm với mục đích bảo vệ sản phẩm không bị trầy xước và bám dấu vân tay;
- Sạch khuẩn và tinh khiết nên được sử dụng để siêu âm và gói các sản phẩm y khoa, gói thức ăn trực tiếp;
- Một mặt được cán bóng để ngăn chặn việc thấm dầu trong việc chiên, rán thực phẩm;
- Sử dụng để chống ẩm trong ngành dệt may, giày da;
- Giấy mỹ thuật: loại giấy khi nhìn vào thấy lớp gân theo thớ giấy, loại giấy này thường có nhiều màu và nhiều loại gân đựơc sử dụng trong in thiệp mời, lịch, cardvisit cao cấp…Đặc biệt giấy này khi đem in phun màu (inject) cho chất lượng màu sắc rất tốt.
- Ngoài ra còn có các loại giấy mỹ thuật, cán gân, dát vàng, bạc ... in bằng khen, thiệp cưới ... các loại giấy than, giấy carton và nhiều loại khác nữa ...(Bonus thêm là cái giấy in ảnh mà mọi người hay in ở bên Lam Sơn để nộp là giấy Glossy)
- Giấy can (gốc từ tiếng Pháp: Papier Calque) là giấy có khả năng thấu quang cao, nghĩa là có thể cho ánh sáng đi qua. Giấy thu được sau một quá trình lọc đặc biệt kỹ càng bột giấy trong quá trình simili sunphua hóa. Bột giấy để sản xuất giấy can thường là bột ngâm bi-sun-phat; các sợi giấy được cán nát, thủy phân lâu trong nước. Quy trình sản xuất giấy này tương tự như giấy giả da gốc thực vật (giấy sunphua hóa, giấy giả da) là loại giấy được tạo ra bằng cách ngâm trong vài giây một tờ giấy chất lượng tốt, không hồ cũng không phủ, trong một bể axit sunphuaric để thủy phân xenlulo từng phần sang amyloit, gelatin và không thấm nước hoặc mỡ. Giấy can bao gồm cả giấy can trong tự nhiên và giấy can màu.
Lý do giấy can trong: Sợi cellulose nguyên thủy là trong suốt. Màu đục của giấy là do không khí lẫn giữa các sợi giấy khúc xạ ánh sáng tạo nên. Khi bột giấy được lọc, nghiền kỹ thì phần bọt khí sẽ được tách ra, và giấy sẽ trong.
Ứng dụng:
Ứng dụng nhiều nhất của giấy can hiện nay là tạo ra bản phim (Offset Printing plates) trong quy trình in offset, cho những bản in không cần độ chính xác và độ nét cao, do ưu điểm giá thành rẻ hơn bản phim. Giấy can cũng được dùng để can (căn ke, vẽ lại) các bản vẽ, đặc biệt là trong xây dựng, kiến trúc, thiết kế cấp - thoát nước. Ngoài ra, giấy can còn được dùng làm phong bì cưới, thiếp, giấy mời, tờ lót trong sách, vỏ hộp đĩa CD, danh thiếp, làm giấy gói hàng, bao bì...
Ứng dụng của giấy can được quyết định bởi quá trình gia keo bề mặt (Sizing). Giấy can chuyên cho in laser có mức độ gia keo riêng biệt so với giấy can thông thường, là loại được dùng cho nhiều quy trình in ấn: in offset, in laser và in phun màu. Nói chung, giấy can chuyên cho in laser thì không thích hợp với in phun.
Giấy can cũng được dùng làm nguyên liệu trong in ấn vì tính chất trong mờ của giấy can có tác dụng kích thích người xem tưởng tượng.
Điều gì gây nên sự khác biệt về màu sắc khi in trên các loại giấy khác nhau?
Bề mặt giấy chính là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng sai lệnh về màu sắc khi cùng một thông số màu được in trên nhiều loại giấy khác nhau. Ánh sáng khi phản xạ lại trên các bề mặt có độ phẳng khác nhau sẽ khác nhau.
Giấy càng bóng, láng thì hình ảnh càng đúng màu, sắc nét và rực rỡ. Giấy càng thô, nhám thì hình ảnh sẽ càng sai màu, không rõ và xuống màu.
Một vấn đề cũng làm thay đổi màu sắc hình ảnh trên ấn phẩm là việc cán màng (mờ, bóng) hoặc phủ UV lên bề mặt giấy.
- Màng bóng: tăng tone màu của ấn phẩm.
- Màng mờ: làm dịu tone màu của ấn phẩm.
Do rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc cuối cùng của ấn phẩm nên Khách hàng hãy yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ Thiết kế - In ấn tư vấn kỹ lưỡng trước khi ra quyết định chọn loại giấy và loại hình cán màng.
Khổ (kích thước) giấy in:
Có nhiều khổ giấy tùy thuộc phần nhiều vào loại giấy. Tuy nhiên, có 2 loại khổ giấy thông dụng là 65x86cm và 79x109cm.
Do kích thước khổ giấy là cố định nên việc chọn kích thước ấn phẩm không phù hợp sẽ làm tăng giá thành in ấn do phần giấy dư sẽ phải bỏ đi trong khi đã được tính vào giá thành.
Khổ 65x86cm rất thích hợp cho những ấn phẩm có kích thước là bội số của A4 như: A5, A4, A3, A2, A1.
Hình bên dưới trái cho thấy sự sắp xếp được 8 tờ A4 (hay 4 tờ A3,...) vào một trang giấy in khổ 65x86cm.
Hình bên dưới phải cho thấy một phần khá lớn của tờ giấy 79x109cm bị bỏ trống.
Khách hàng khi có nhu cầu về in ấn hay thiết kế có thể tham vấn thêm với các nhà cung cấp để có được loại giấy cũng như kích thước ấn phẩm phù hợp nhất với nhu cầu về thiết kế và ngân sách.
Sưu tầm
Từ khóa » Giấy White Top Là Gì
-
Giấy White Top
-
Giấy White Top - Nguyen-lieu-vat-tu-bao-bi
-
Giấy White Top - Giấy Ngành In, Giấy Sơ đồ, Giấy Ngành May Mặc
-
Phân Biệt Kraft-liner Và Test-liner - Giấy Thuận An
-
Phân Biệt 8 Loại Giấy In Bao Bì Phổ Biến Nhất | Khang Thành
-
Phân Loại Giấy | Types Of Paper
-
'The White Shirt' - Món đồ Không Thể Thiếu Trong Tủ đồ Của ... - Maison
-
Giấy White Top - Trang Vàng
-
250 Gsm 365 Gsm FoodTHER White Top Phủ Giấy Kraft Lót Cho Hộp ...
-
Một Số Loại Giấy Mỹ Thuật Dành Cho Học Sinh - An Lộc Việt
-
Off-White được Khen Ngợi Với Phiên Bản Giày Quý Tộc Lịch Lãm
-
Giới Thiệu Về Top White
-
Trước Và Sau Sử Dụng Top White