[Kiến Thức ô Tô] Hộp Số Tự động AT

HỘP SỐ TỰ ĐỘNG A/T (AUTOMATIC TRANSMISSION)

Các vị trí của cần số

Công dụng của các vị trí tay số:

Vị trí P được dùng khi đỗ xe (người lái tắt máy, rút khóa điện ra khỏi ổ và ra khỏi xe). Trục đầu ra của hộp số được khóa bằng cơ cấu cơ khí. Khi đó xe không thể dịch chuyển được. Khi tay số ở vị trí P, người lái có thể đề nổ máy. Vị trí R được dùng khi cần lùi xe. Không thể đề nổ máy khi tay số ở vị trí này. Đèn lùi sẽ sáng. Vị trí N được sử dụng khi dừng xe tạm thời mà không phải đạp phanh. Trục đầu ra hộp số không bị khóa, có thể đề nổ máy. Vị trí D được dùng khi lái xe. Đây là vị trí số tiêu chuản khi lái xe trên đường thông thường. Việc chuyển số diến ra tự động với tất cả các số

Để tránh cần số dịch chuyển không mong muốn đến một vị trí khác, gây mất an toàn cho người và xe, cần số chỉ dịch chuyển được sau khi có một động tác nhất định nào đó xác nhận cho chuyển số. Ví dụ như phải ấn nút khóa cần số hoặc chuyển nó sang rãnh ngang để chuyển về vị trí số thấp khi lái xe đổ đèo. Cần số có thể được lắp trên sàn hoặc trên cột tay lái. Như minh họa trên hình vẽ, một vài số tự động hiện đại có chế độ số thể thao. Đối với các xe có trang bị hộp số tự động loại này, người lái xe có thể lái khi cần số ở vị trí D. Khi chuyển sang cửa số thể thao (hay còn gọi là cửa số tay, người lái có thể chuyển số theo mong muốn như khi lái xe số sàn (số tay). Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, hộp điều khiển hộp số sẽ không cho phép chuyển số về những số không hợp lý như khởi hành xe ở số 3. Một vài loại xe đắt tiền trang bị cơ cấu khóa tay số. Khi đó, muốn chuyển tay số khỏi vị trí D thì cần đút khóa điện vào ổ khóa, xoay khỏi vị trí “LOCK” đồng thời đạp chân phanh. Chú ý rằng, để lấy chìa khóa khỏi ổ thì phải chuyển cần số về vị trí P. Khóa cần số được điều khiển bằng điện thay vì bằng cơ khí. Hoạt động của xe trang bị số tự động: Tùy thuộc vào từng đời xe mà có sơ đồ chuyển cần số khách nhau: 4 vị trí cộng thêm cửa số thể thao, 7 vị trí ,hoặc một vài đời xe có công tắc bật tắt số truyền tăng

CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TỰ ĐỘNG ĐIỆN (ECT) TRÊN HỘP SỐ TỰ ĐỘNG AT

Hệ thống truyền lực tự động ECT là một hộp số tự động sử dụng các công nghệ điều khiển điện tử hiện đại để điều khiển hộp số. Bản thân hộp số tự động (trừ thân van) thực tế giống như hộp số điều khiển thủy lực hoàn toàn, nhưng nó còn bao gồm các chi tiết điện tử, các cảm biến, một ECU (bộ điều khiển điện tử) và vài cơ cấu chấp hành. Cấu tạo và chức năng của biến mô dùng trong ECT tương tự như biến mô với ly hợp khóa của hộp số điều khiển thủy lực hoàn toàn.

Cấu trúc cơ bản ECT bao gồm: Biến mô, cụm bánh răng hành tinh, hệ thống điều khiển thủy lực và hệ thống điều khiển điện tử.

Biến mô dùng trong hộp số tự động AT

Cấu tạo và chức năng của biến mô dùng trong ECT tương tự như biến mô với ly hợp khóa của hộp số điều khiển thủy lực hoàn toàn.

Kết cấu Bộ biến mô

Hoạt động Bộ biến mô

Bộ biến mô

Khuếch đại mômen

bo-khuyech-dai-momen

Hệ thống điều khiển thủy lực trên hộp số tự động AT

Bơm dầu được sử dụng trong hệ thống điều khiển thủy lực về cơ bản giống như loại trong hộp số điều khiển thủy lực hoàn toàn. Nhưng trong thân van, các van điều khiển được thay đổi để điều khiển việc chuyển số và khóa biến mô. Ngoài ra còn có thêm các van điện (ở những vị trí như hình vẽ dưới) để điều khiển các van này

Nguyên lý điều khiển thủy lực trên hộp số tự động AT

Sơ đồ hệ thống thủy lực

BƠM DẦU HỘP SỐ TỰ ĐỘNG AT

Van điều khiển (van tay)

Van điều áp suất sơ cấp

Van điều áp thứ cấp

Van bướm ga

Van ly tâm

Van chuyển số ECT

Van chuyển số AT

Hệ thống điều khiển điện tử

Hệ thống điều khiển điện tử là một hệ thống điều khiển bằng máy tính. Nó kiểm soát thời điểm chuyển số, thời điểm khóa biến mô thích hợp và điều khiển hộp số. Các cảm biến và công tắc: Các cảm biến đóng vai trò thu thập các dữ liệu khác nhau để xác định thời điểm chuyển số và khóa biến mô thích hợp, và biến nó thành các tín hiệu điện rồi truyền đến ECU. Các cảm biến sử dụng trong hộp số tự động bao gồm: CẢM BIẾN CHỨC NĂNG Công tắc chọn chế độ hoạt động Xác định thời điểm chuyển số và khóa biến mô sẽ áp dụng trong chế độ bình thường hay tải nặng Công tắc khởi động trung gian Phát hiện vị trí số (“L”, ”2”, và”N”) Cảm biến vị trí bướm ga Phát hiện góc mở của bướm ga Cảm biến nhiệt độ nước làm mát Phát hiện nhiệt độ nước làm mát Cảm biến tốc độ Phát hiện tốc độ xe Công tắc đèn phanh Phát hiện mức độ đạp chân ga Công tắc chính số truyền tăng Ngăn không cho chuyển lên số truyền tăng nếu công tắc chính số truyền tăng tắt ECU điều khiển chạy tự động Khi tốc độ xe giảm xuống dưới tốc độ đặt trong hệ thống điều khiển chạy tự động, nó phát ra một tín hiệu hủy số số truyền tăng và hủy khóa biến mô Bảng các cảm biến và công tắc trong hệ thống điều khiển điện tử. ECU: ECU quyết định thời điểm chuyển số và khóa biến mô dựa trên tín hiệu từ các cảm biến. Trên cơ sở các tín hiệu này, nó kích hoạt các van điện (đóng/mở) trong mạch dầu điều khiển. Có hai loại ECU hộp số (ECT và ECU). Một là loại ECU độc lập còn loại kia là loại ECU kết hợp với ECU động cơ (cụm này được gọi là ECU động cơ và hộp số). Các van điện: Các van điện đóng hay mở đường dầu bên trong thân van theo tín hiệu ON (mở)/OFF (đóng) từ ECU để điều khiển van chuyển số và van khóa biến mô. Về cơ bản, ECT có ba van điện: Van điện No.1 và No.2 điều khiển thời đểm chuyển số (số 1,2,3 và số truyền tăng), trong khi van điện No.3 điều khiển ly hợp khóa biến mô.

Cụm bánh răng hành tinh

Cấu tạo và chức năng của cụm bánh răng hành tinh dùng trong ECT tương tự như của hộp số điều khiển thủy lực hoàn toàn.

Bộ bánh răng hành tinh ba tốc độ

Bộ truyền hành tinh 4 tốc độ

Dãy “P” và “N”:

DÒNG CÔNG SUẤT TAY SỐ 1 Dãy “D” hoặc “2”

TAY SỐ 1 DÃY L (phanh động cơ)

Dòng công suất tay số 2

Dòng công suất tay số 3

Dòng công suất số R ( số lùi )

Dòng công suất phanh động cơ số 2

Từ khóa » Hệ Thống Thủy Lực điều Khiển Hộp Số