Kiến Thức Trọng Tâm GDCD 11 Bài 2: Hàng Hóa - Tiền Tệ - Thị Trường

Kiến thức trọng tâm GDCD 11 Bài 2: Hàng hóa - tiền tệ - thị trường
  • Sổ tay toán lý hóa 12 chỉ từ 29k/cuốn
Trang trước Trang sau

Kiến thức trọng tâm GDCD 11 Bài 2: Hàng hóa - tiền tệ - thị trường

  • A. Lý thuyết
  • B. Câu hỏi trắc nghiệm
  • C. Giải bài tập sgk

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Giáo dục công dân lớp 11, VietJack biên soạn GDCD 11 Bài 2: Hàng hóa - tiền tệ - thị trường theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk GDCD 11.

A. Lý thuyết bài học

I. Kiến thức cơ bản

1. Hàng hóa

a. Hàng hóa là gì?

Hàng hóa là sản phẩm lao động thỏa mãn nhu cầu của con người thông qua trao đổi, mua bán.

b. Đặc điểm hàng hóa

- Là một phạm trù lịch sử tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa

- Sản xuất chỉ mang hình thái hàng hóa khi nó là đối tượng mua bán trên thị trường. Hàng hóa có thể ở dạng hữu cơ hay phi vật thể.

c. Hai thuộc tính của hàng hóa

- Hàng hóa gồm có hai thuộc tính: giá trị hàng hóa và giá trị sử dụng.

+ Giá trị sử dụng

+ Gía trị sử dụng của hàng hóa là công cụ của vật chất có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.

+ Cùng với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật giá trị sử dụng của một vật được phát hiện ra ngày càng phong phú và đa dạng.

+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là phạm trù vĩnh viễn.

- Giá trị hàng hóa

+ Giá trị của hàng hóa chính là hao phí sức lao động mà người sản xuất phải có để làm ra một đơn vị hàng hóa.

+ Hao phí lao động từng người sản xuất được gọi là thời gian lao động cá biệt.

+Thời gian lao động cá biệt tạo ra giá trị cá biệt của hàng hóa.

+ Nền sản xuất hàng hóa lượng giá trị không tính bằng thời gian lao động cá biệt mà tính bằng thời gian lao động cần thiết.

+ Thời gian lao động cần thiết để sản xuất hàng hóa là thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiến hành với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ trung bình trong những điều kiện trung bình trong những hoàn cảnh xã hội nhất định.

+ Thời gian lao động xã hội cần thiết tạo ra giá trị xã hội của hàng hóa.

+ Người có: TGLĐCB < TGLĐXHCT: Lãi, TGLĐCB > TGLĐXHCT: Thua lỗ.

⇒ Hàng hóa là sự thống nhất giữa hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị. Đó là sự thống nhất của hai mặt đối lập mà thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm sẽ không trở thành hàng hóa. Hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội giữa người sản xuất và trao đổi hàng hóa.

2. Tiền tệ

a. Nguồn gốc và bản chất tiền tệ

- Nguồn gốc: Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị.

+ Hình thái giá trị đơn giản

+ Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng

+ Hình thái chung của giá trị

+ Hình thái tiền tệ

- Bản chất: Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa, là sự thể hiện chung của giá trị, đồng thời, tiền tệ biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa người sản xuất hàng hóa.

b. Các chức năng của tiền tệ

- Thước đo giá trị

+ Tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa (giá cả).

+ Giá cả hàng hóa quyết định bởi các yếu tố: giá trị hàng hóa, giá trị tiền tệ, quan hệ cung – cầu hàng hóa.

- Phương tiện lưu thông

+ Theo công thức: Hàng – tiền – hàng ( tiền là môi giới trao đổi).

+ Trong đó, Hàng – Tiền là quá trình bàn, Tiền – Hàng là quá trình mua.

- Phương tiện cất trữ

Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua han gf, vì tiền đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị.

- Phương tiện thanh toán

+ Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán ( trả tiền mua chịu hàng hóa, mua nợ, nộp thuế…)

- Tiền tệ thế giới:

Tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ trước đến nay sang nước khác, việc trao đổi tiền từ nước này sang nước khác theo tỉ giá hối đoái.

c. Quy luật lưu thông hàng hóa

- Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luât quy định số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kì nhất định.

- Quy luật này được thể hiện: M= (P X Q) / V

+ M : Số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông

+ P: mức giá của đơn vị hàng hóa

+ Q: số lượng hàng hóa đem ra lưu thông

+ V: số vòng luận chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ.

3. Thị trường

- Thị trường là lĩnh vực trao đổi , mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.

- Các chức năng cơ bản của thị trường:

+ Chức năng thực hiện ( hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.

+ Chức năng thông tin

+ Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.

⇒ Hiểu và vận dụng được các chức năng của thị trường sẽ giúp cho người sản xuất và tiêu dùng dành được lợi ích kinh tế lớn nhất và nhà nước cần ban hành những chính sách kinh tế phù hợp nhằm hướng nền kinh tế vào những mục tiêu xác định.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua – bán được gọi là

A. Đồ vật.

B. Hàng hóa.

C. Tiền tệ.

D. Kinh tế.

Đáp án:

Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua - bán

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là điều kiện để một vật phẩm trở thành hàng hóa?

A. Do lao động tạo ra.

B. Có công dụng thỏa mãn được nhu cầu của con người.

C. Thông qua trao đổi, mua bán.

D. Có giá cả xác định để trao đổi.

Đáp án:

Một vật phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi nó có đủ 3 yếu tố sau: Do lao động tạo ra, có công dụng nhất định thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua trao đổi, mua bán.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Hàng hóa chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa, ở hai dạng là vật thể và phi vật thể. Vì vậy, hàng hóa là một phạm trù mang tính

A. Xã hội.

B. Lịch sử.

C. Vĩnh viễn.

D. Bất biến.

Đáp án:

Hàng hóa là phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa, ở dạng vật thể hoặc phi vật thể

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Yếu tố nào dưới đây được coi là hàng hóa?

A. Dịch vụ giao hàng tại nhà.

B. Ánh sáng mặt trời tự nhiên.

C. Rau nhà trồng để nấu ăn.

D. Cây xanh trong công viên.

Đáp án:

Dịch vụ giao hàng tại nhà được thực hiện bởi sức lao động của người giao hàng, giúp người mua có thể mua được hàng mà không cần đến tận nơi, và người giao hàng sẽ được trả công cho hoạt động dịch vụ của mình.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Yếu tố nào dưới đây không được coi là hàng hóa?

A. Dịch vụ cắt tóc.

B. Đồ ăn bán ngoài chợ.

C. Dịch vụ giao hàng tại nhà.

D. Rau nhà trồng để ăn.

Đáp án:

Rau nhà trồng để ăn, do sức lao động của con người tạo ra, thỏa mãn nhu cầu cho gia đình nhưng không thông qua trao đổi mua bán nên không được coi lalf hàng hóa.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Hàng hóa gồm mấy thuộc tính cơ bản?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án:

Hàng hóa gồm có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn được nhu cầu nào đó của người sử dụng được gọi là

A. Giá trị

B. Giá cả

C. Giá trị sử dụng

D. Giá trị cá biệt

Đáp án:

Giá trị sử dụng của hàng hóa là công cụ của vật chất có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Để bán được hàng hóa, nhà sản xuất nên

A. Chú ý đến số lượng hơn chất lượng.

B. Nâng cao chất lượng, đa dạng công dụng của hàng hóa.

C. Chỉ chú trọng hình thức của sản phẩm.

D. Tìm mọi cách để giảm giá sản phẩm.

Đáp án:

Để bán được trên thị trường, người sản xuất luôn tìm cách làm cho hàng hóa của mình có chất lượng cao và có nhiều công dụng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua

A. Giá trị trao đổi.

B. Giá trị sử dụng.

C. Giá trị lao động.

D. Giá trị cá biệt.

Đáp án:

Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi của nó. Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của ai kết tinh trong hàng hóa đó?

A. Người bán.

B. Người mua.

C. Người vận chuyển.

D. Người sản xuất.

Đáp án:

Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa đó.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị là xuất hiện

A. Thị trường.

B. Hàng hóa.

C. Tiền tệ.

D. Kinh tế.

Đáp án:

Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị. Có bốn hình thái giá trị phát triển từ thấp lên cao dẫn đến sự ra đời của tiền tệ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Những nội dung nào sau đây không phải là chức năng của tiền tệ?

A. Thước đo giá trị.

B. Phương tiện cất trữ.

C. Phương tiện thanh toán.

D. Điều tiết tiêu dùng.

Đáp án:

Tiền tệ có 5 chức năng gồm: Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán, tiện tệ thế giới.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Tiền thực hiện chức năng phương tiện thanh toán khi nào?

A. Gửi tiết kiệm trong ngân hàng.

B. Nộp thuế thu nhập cá nhân.

C. Đi mua đồ ăn trong siêu thị.

D. Mua đồ qua trang mạng quốc tế.

Đáp án:

Tiền làm chức năng phương tiện thanh toán khi được dùng để chi trả sau giao dịch. Việc nộp thuế thu nhập cá nhân là việc công dân làm sau khi đã có tổng thu nhập theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền thực hiện chức năng

A. Phương tiện lưu thông.

B. Phương tiện thanh toán.

C. Thước đo giá trị.

D. Tiền tệ thế giới.

Đáp án:

Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ trước đến nay sang nước khác, thực hiện chức năng tiền tệ thế giới.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ được gọi là

A. Chợ.

B. Kinh tế.

C. Thị trường.

D. Sản xuất.

Đáp án:

Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Các nhân tố cơ bản của thị trường là:

A. Hàng hóa; tiền tệ; người mua; người bán.

B. Hàng hóa, tiền tệ, giá cả, giá trị.

C. Người mua, người bán, người sản xuất, giá cả.

D. Người bán, người sản xuất, cung – cầu.

Đáp án:

Các nhân tố cơ bản của thị trường là: hàng hóa; tiền tệ; người mua; người bán. Từ đó hình thành các quan hệ: hàng hóa – tiền tệ, mua – bán, cung – cầu, giá cả hàng hóa

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Anh X sau quá trình nghiên cứu, học hỏi đã làm được một sản phẩm dinh dưỡng rất thơm ngon, được người mua phản hồi tốt, số lượng đơn hàng ngày càng tăng. Trong trường hợp này, thị trường đã thực hiện chức năng

A. Chức năng điều tiết sản xuất và tiêu dùng.

B. Chức năng thông tin.

C. Chức năng kích thích sản xuất và tiêu dùng.

D. Chức năng thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.

Đáp án:

Anh X mang sản phẩm của mình ra thị trường bán. Sản phẩm đó phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của xã hội nên bán được, những chi phí lao động để sản xuất ra sản phẩm đó được xã hội chấp nhận, giá trị của sản phẩm được thực hiện.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Dựa nào chức năng nào của thị trường mà người bán đưa ra những quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận, còn người mua sẽ điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất?

A. Chức năng thông tin.

B. Chức năng thực hiện giá trị sử dụng và giá trị.

C. Chức năng điều tiết sản xuất và tiêu dùng.

D. Chức năng kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.

Đáp án:

Chức năng thông tin: Là căn cứ quan trọng để người bán đưa ra những quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận, còn người mua sẽ điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất

Đáp án cần chọn là: A

C. Giải bài tập sgk

  • Câu 1 (trang 26 sgk GDCD 11): Hãy cho biết những sản phẩm....

  • Câu 2 (trang 26 sgk GDCD 11): Hãy nêu một số ví dụ thể hiện....

  • Câu 3 (trang 26 sgk GDCD 11): Tại sao giá trị hàng hóa không....

  • Câu 4 (trang 26 sgk GDCD 11): Trình bày nguồn gốc ra đời....

  • Câu 5 (trang 26 sgk GDCD 11): Phân tích các chức năng của tiền tệ....

  • Câu 6 (trang 27 sgk GDCD 11): Trình bày nội dung của quy luật....

  • Câu 7 (trang 27 sgk GDCD 11): Tại sao nói giá cả là “mệnh lệnh” ....

  • Câu 8 (trang 27 sgk GDCD 11): Thị trường là gì? Em hãy nêu....

  • Câu 9 (trang 27 sgk GDCD 11): Hãy nêu một số ví dụ về sự vận dụng....

  • Câu 10 (trang 27 sgk GDCD 11): Theo em, mỗi công dân cần phải làm gì....

Xem thêm các bài học GDCD lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

  • GDCD 11 Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
  • GDCD 11 Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
  • GDCD 11 Bài 5: Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
  • GDCD 11 Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
  • GDCD 11 Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước
  • Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

  • Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 10 (từ 99k )
  • Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 11 (từ 99k )
  • 30 đề DGNL Bách Khoa, DHQG Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh 2025 (cho 2k7) (từ 119k )

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Giáo án, bài giảng powerpoint Văn, Toán, Lí, Hóa....

4.5 (243)

799,000đs

199,000 VNĐ

Đề thi, chuyên đề Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo...

4.5 (243)

799,000đ

99,000 VNĐ

Sách luyện 30 đề thi thử THPT năm 2025 mới

4.5 (243)

199,000đ

99.000 - 149.000 VNĐ

xem tất cả

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS. Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Trang trước Trang sau Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
  • Giải Tiếng Anh 11 Global Success
  • Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
  • Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
  • Lớp 11 - Kết nối tri thức
  • Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
  • Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
  • Giải sgk Toán 11 - KNTT
  • Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
  • Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
  • Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
  • Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
  • Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
  • Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
  • Giải sgk Tin học 11 - KNTT
  • Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
  • Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
  • Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
  • Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
  • Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
  • Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
  • Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
  • Giải sgk Toán 11 - CTST
  • Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
  • Giải sgk Hóa học 11 - CTST
  • Giải sgk Sinh học 11 - CTST
  • Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
  • Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
  • Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
  • Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
  • Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
  • Lớp 11 - Cánh diều
  • Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
  • Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
  • Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều

Từ khóa » Tiền Tệ Có Mấy Chức Năng Vietjack