Kiến Thức Trọng Tâm Tác Giả Tác Phẩm Ngữ Văn 11 đầy đủ

Kiến thức trọng tâm tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 đầy đủ
  • Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 11
  • Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 11
  • Kết nối tri thức
  • Soạn văn 11 Kết nối tri thức (hay nhất)
  • Soạn văn 11 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
  • Soạn Chuyên đề Văn 11 Kết nối tri thức
  • Giải SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
  • Tóm tắt Văn 11 Kết nối tri thức
  • Tác giả Tác phẩm Văn 11 Kết nối tri thức
  • Chân trời sáng tạo
  • Soạn văn 11 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
  • Soạn văn 11 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
  • Soạn Chuyên đề Văn 11 Chân trời sáng tạo
  • Giải SBT Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo
  • Tóm tắt Văn 11 Chân trời sáng tạo
  • Tác giả Tác phẩm Văn 11 Chân trời sáng tạo
  • Cánh diều
  • Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
  • Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
  • Soạn Chuyên đề Văn 11 Cánh diều
  • Giải SBT Ngữ văn 11 - Cánh diều
  • Tóm tắt Văn 11 Cánh diều
  • Tác giả Tác phẩm Văn 11 Cánh diều
Kiến thức trọng tâm tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 đầy đủ
  • Giảm giá 50% sách VietJack đánh giá năng lực các trường trên Shopee Mall
Trang trước Trang sau

Kiến thức trọng tâm tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 đầy đủ

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức các tác phẩm Ngữ văn lớp 11, VietJack biên soạn bản tổng hợp kiến thức trọng tâm tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 đầy đủ về nội dung tác phẩm, đôi nét về tác giả, bố cục, tóm tắt, dàn ý, sơ đồ tư duy, ...

Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 11 Học kì 1

  • Tác giả - Tác phẩm: Vào phủ Chúa Trịnh

  • Tác giả - Tác phẩm: Tự tình (bài II)

  • Tác giả - Tác phẩm: Câu cá mùa thu (Thu điếu)

  • Tác giả - Tác phẩm: Thương vợ

  • Tác giả - Tác phẩm: Khóc Dương Khuê

  • Tác giả - Tác phẩm: Vịnh khoa thi Hương

  • Tác giả - Tác phẩm: Bài ca ngất ngưởng

  • Tác giả - Tác phẩm: Bài ca ngắn đi trên bãi cát

  • Tác giả - Tác phẩm: Lẽ ghét thương

  • Tác giả - Tác phẩm: Chạy giặc

  • Tác giả - Tác phẩm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn

  • Tác giả - Tác phẩm: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

  • Tác giả - Tác phẩm: Chiếu cầu hiền

  • Tác giả - Tác phẩm: Xin lập khoa luật

  • Tác giả - Tác phẩm: Hai đứa trẻ

  • Tác giả - Tác phẩm: Chữ người tử tù

  • Tác giả - Tác phẩm: Hạnh phúc của một tang gia

  • Tác giả - Tác phẩm: Chí Phèo

  • Tác giả - Tác phẩm: Cha con nghĩa nặng

  • Tác giả - Tác phẩm: Vi hành

  • Tác giả - Tác phẩm: Tình thần thể dục

  • Tác giả - Tác phẩm: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

  • Tác giả - Tác phẩm: Tình yêu và thù hận

Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 11 Học kì 2

  • Tác giả - Tác phẩm: Lưu biệt khi xuất dương

  • Tác giả - Tác phẩm: Hầu Trời

  • Tác giả - Tác phẩm: Vội vàng

  • Tác giả - Tác phẩm: Tràng giang

  • Tác giả - Tác phẩm: Đây thôn Vĩ Dạ

  • Tác giả - Tác phẩm: Chiều tối

  • Tác giả - Tác phẩm: Từ ấy

  • Tác giả - Tác phẩm: Lai Tân

  • Tác giả - Tác phẩm: Nhớ đồng

  • Tác giả - Tác phẩm: Tương tư

  • Tác giả - Tác phẩm: Chiều xuân

  • Tác giả - Tác phẩm: Tôi yêu em

  • Tác giả - Tác phẩm: Người trong bao

  • Tác giả - Tác phẩm: Người cầm quyền khôi phục uy quyền

  • Tác giả - Tác phẩm: Về luân lí xã hội ở nước ta

  • Tác giả - Tác phẩm: Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

  • Tác giả - Tác phẩm: Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác

  • Tác giả - Tác phẩm: Một thời đại trong thi ca

Tác giả - Tác phẩm: Vào phủ Chúa Trịnh

A. Nội dung tác phẩm

Sáng sớm tinh mơ mồng 1 tháng 2, tôi được lệnh là có thánh chỉ triệu tập về phủ chầu ngay lập tức. Tôi nhanh chóng chuẩn bị mũ áo chỉnh tề rồi được điệu đi trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Đi vào cửa sau vào phủ, nhìn quanh tôi thấy cây cối um tùm, chim hót líu lo, muôn hoa đua thắm. Vốn là con quan tôi thực không lạ với chốn phồn hoa nhưng khi bước chân vào phủ thì quả mới hay cảnh giàu sang của vua chúa khác dường nào. Qua mấy lần cửa, các hành lang dài miên man tôi được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là phòng trà. Đồ đạc trong phòng đều là những cổ vật quý giá chưa từng nhìn thấy, được sơn son thếp vàng. Lúc đó thánh thượng đang ngự phòng thuốc cùng các phi tần nên tôi không thể yết kiến. Tôi được hầu hạ bữa sáng với mâm vàng, sơn hào hải vị. Ăn xong tôi được đưa đến yết kiến ở Đông Cung và khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Tôi thấy bệnh thế tử là do nằm trong chốn màn che trướng rủ, ăn quá no, mặc quá ấm, lười vận động nên phủ tạng yếu đi, bệnh phát đã lâu... Sau một hồi suy nghĩ: sợ danh lợi ràng buộc không về núi được nhưng nghĩ lại còn chịu ơn nước nên cuối cùng đã kê đơn theo đúng bệnh. Sau đó tôi từ giã, lên cáng trở về kinh Trung Kiền để chờ thánh chỉ. Bạn bè ai ai trong kinh cũng đến thăm hỏi.

B. Đôi nét về tác phẩm

1. Tác giả

- Lê Hữu Trác (1724 – 1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên).

- Dòng tộc ông vốn có truyền thống khoa bảng: ông nội, bác, chú, anh và em họ đều đỗ Tiến sĩ và làm quan to.

- Thân sinh của ông từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông, gia phong chức Ngự sử, tước Bá, khi mất được truy tặng hàm Thượng thư (năm 1739).

- Khi ấy, Lê Hữu Trác mới 20 tuổi, ông phải rời kinh thành về quê nhà, vừa trông nom gia đình vừa chăm chỉ đèn sách, mong nối nghiệp gia đình, lấy đường khoa cử để tiến thân.

- Nhưng xã hội bấy giờ rối ren, các phong trào nông dân nổi dậy khắp nơi. Chỉ một năm sau (1740), ông bắt đầu nghiên cứu thêm binh thư và võ nghệ.

- Chẳng bao lâu sau, ông nhận ra xã hội thối nát, chiến tranh chỉ tàn phá và mang bao đau thương, làm ông chán nản muốn ra khỏi quân đội, nên đã nhiều lần từ chối sự đề bạt.

- Đến năm 1746, nhân khi người anh ở Hương Sơn mất, ông liền viện cớ về nuôi mẹ già, cháu nhỏ thay anh, để xin ra khỏi quân đội, thực sự “bẻ tên cởi giáp” theo đuổi chí hướng mới. 

- Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học. 

- Bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển, là công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất của ông trong thời trung đại Việt Nam:

+ Tác phẩm không chỉ có giá trị về y học mà còn có giá trị văn học, lịch sử, triết học.

+ Qua tác phẩm, có thể thấy Lê Hữu Trác còn là một nhà văn, nhà thơ với những đóng góp đáng ghi nhận cho văn học nước nhà. 

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Trích trong Thượng kinh kí sự (Kí sự đến kinh đô) là tập kí sự bằng chứ Hán, hoàn thành năm 1783, được xếp ở cuối bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh như một quyển phụ lục.

- Thượng kinh kí sự tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ Chúa Trịnh và quyền uy, thế lực của nhà chúa – những điều Lê Hữu Trác mắt thấy tai nghe trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và Chúa Trịnh Sâm. Qua đó, người đọc thấy được thái độ coi thường danh lợi của tác giả. Tác phẩm kết thúc với việc Lê Hữu Trác được về lại quê nhà, trở về với cuộc sống tự do trong tâm trạng hân hoan, tiếp tục cống hiến đời mình cho y thuật.

b. Thể loại

- Kí sự: là một thể kí, ghi chép sự việc, câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh.

c. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả.

d. Ngôi kể: Ngôi kể thứ nhất.

e. Bố cục: 2 phần

- Phần 1 ( Từ đầu đến ...xem mạch Đông cung cho thật kĩ): Cuộc sống nơi phủ chúa.

- Phần 2 (Còn lại): Cảnh Lê Hữu Trác bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán.

f. Giá trị nội dung: Bằng tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết chân thực, tác giả đã vẽ lại bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa quyền quý của phủ Chúa Trịnh. Qua đó người đọc thấy được tài năng, đức độ và cốt cách của một nhà nho, một danh y, một nhà văn trong con người Lê Hữu Trác.

g. Giá trị nghệ thuật

- Kết hợp việc ghi chép chi tiết với việc miêu tả sinh động những điều “mắt thấy tai nghe”, bộc lộ thái độ đánh giá kín đáo.

- Kết hợp giữa văn xuôi và thơ ca làm tăng tính chất trữ tình cho tác phẩm.

- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt như tự sự, miêu tả, biểu cảm làm gia tăng khả năng phản ánh hiện thực khách quan của tác phẩm.

C. Đọc hiểu văn bản

1. Cuộc sống trong phủ Chúa Trịnh

- Quang cảnh:

+ Khi vào phủ phải qua nhiều lần cửa, mỗi của đều có lính canh gác, có điếm "Hậu mã quân túc trực".

+ Vườn hoa: cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, gió đưa thoang thoảng mùi hương..

+ Bên trong: Có đồ đạc nhân gian chưa từng thấy, đồ nghị trượng sơn son thếp vàng

+ Đến nội cung thế tử: phải qua năm, sáu lần trướng gấm, đồ đạc sơn son thếp vàng, trên ghế bày nệm gấm, hương hoa ngào ngạt.

- Cung cách sinh hoạt: 

+ Nhiều nghi lễ: Khi vào phủ theo lệnh chúa thì có tên đầy tớ chạy trước hét đường, trong phủ: người giữ cửa rộn ràng.

+ Lời lẽ nhắc đến Chúa Trịnh và thế tử đều phải hết sức cung kính và lễ độ. 

+ Bữa cơm sáng đầy những của ngon vật lạ, đồ dùng mâm vàng chén bạc.

+ Chúa Trịnh luôn có phi tầng chầu chực xung quanh.

+ Thế tử bị bệnh có đến bảy tám thầy thuốc phục dịch và lúc nào cũng có người hầu ở bên.

⇒ Giá trị hiện thực: Phủ chúa với cuộc sống xa hoa, tráng lệ không đâu sánh bằng đến tuyệt đỉnh và uy quyền tuyệt đối của nhà chúa.

2. Thái độ, tâm trạng và suy nghĩ của tác giả

- Thái độ không đồng tình với cuộc sống xa hoa, dửng dưng với sự quyến rũ của vật chất cảm thấy ngột ngạt, không có khí trời.

- Tâm trạng khi bắt mạch, kê đơn: hiểu rõ căn bệnh của thế tử và đã thẳng thắn đưa ra những kiến giải hợp lí, thuyết phục, có cách chữa đúng bệnh và bảo vệ ý kiến của mình.

⇒ Một người thầy thuốc tài năng, có kiến thức sâu rộng, già dặn kinh nghiệm, coi thường danh lợi, yêu thích cuộc sống giản dị thanh đạm.

D. Sơ đồ tư duy

Vào phủ Chúa Trịnh

Tác giả - Tác phẩm: Lưu biệt khi xuất dương

A. Nội dung tác phẩm

Phiên âm

    Sinh vi nam tử yếu hi kì,

    Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.

    Ư bách niên trung tu hữu ngã,

    Khởi thiên tải hậu cánh vô thuỳ.

    Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,

    Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si!

    Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,

    Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.

Dịch nghĩa

    Đã sinh làm kẻ nam nhi thì cũng phải mong có điều lạ,

    Há lại để trời đất tự chuyển vần lấy sao!

    Giữa khoảng trăm năm này, phải có ta chứ,

    Chẳng nhẽ ngàn năm sau lại không có ai (để lại tên tuổi) ư?

    Non sông đã chết, sống chỉ nhục,

    Thánh hiền đã vắng thì có đọc sách cũng ngu thôi!

    Mong đuổi theo ngọn gió dài đi qua biển Đông,

    Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên.

Dịch thơ

    Làm trai phải lạ ở trên đời,

    Há để càn khôn tự chuyển dời.

    Trong khoảng trăm năm cần có tớ,

    Sau này muôn thuở, há không ai?

    Non sông đã chết, sống thêm nhục,

    Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!

    Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,

    Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

                               TÔN QUANG PHIỆT dịch

B. Đôi nét về tác phẩm

1. Tác giả

- Tên: Phan Bội Châu (1867 – 1940), biệt hiệu chính Sào Nam.

- Quê quán: Làng Đan Nhiễm nay thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Quá trình hoạt động kháng chiến:

+ Đỗ "Giải Nguyên độc bảng" năm 1900, học giỏi nhưng không ai ra làm quan mà nung nấu cho mình con đường cứu nước theo ý tưởng mới.

+ Là lãnh tụ các phong trào: Duy Tân, Đông Du, Việt Nam Quang Phục Hội.

+ Từ 1905 - 1925: bôn ba hoạt động ở nước ngoài mưu sự phục quốc nhưng việc không thành.

+ Năm 1925: ông bị bắt ở Thượng Hải rồi bị giam lỏng ở Huế cho đến cuối đời.

- Phong cách nghệ thuật: 

+ Thơ văn Phan Bội Châu có hình thức cổ điển nhưng vẫn mới mẻ bởi nội dung tuyên truyền và cổ động cách mạng; làm rung động bao trái tim yêu nước bằng những vần thơ sôi sục, nhiệt huyết.

+ Trong vòng mấy chục năm đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu được coi là cây bút xuất sắc của văn thơ cách mạng

- Tác phẩm chính: Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, Ngục trung thư, Trùng Quang tâm sử, Phan Sào Nam văn tập, Phan Bội Châu niên biểu,....

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác vào năm 1905 trước lúc tác giả sang Nhật Bản tìm một con đường cứu nước mới, ông làm bài thơ này để giã từ bè bạn, đồng chí.

b. Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.

c. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.

d. Ý nghĩa nhan đề: 

- Xuất dương: Vượt biển đi ra nước ngoài

- Lưu biệt: Một bài thơ để đánh dấu sự ra đi của một người nào đó.

e. Bố cục: 4 phần

- Phần 1 (2 câu đề): Quan niệm mới về chí làm trai và tầm vóc tư thế của con người trong vũ trụ,.

- Phần 2 (2 câu thực): Ý thức cái tôi đầy trách nhiệm trước thời cuộc.

- Phần 3 (2 câu luận): Ý thức được nỗi nhục mất nước, sự lỗi thời của nền học vấn cũ.

- Phần 4 (2 câu kết): Khát vọng hăm hở, dấn thân trên hành trình cứu nước.

f. Giá trị nội dung: Bài thơ khắc họa vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi nổi và khát vọng cháy bỏng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước.

g. Giá trị nghệ thuật: Giọng thơ tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ, chất lãng mạn toát ra từ nhiệt huyết cách mạng sôi nổi của nhà thơ.

C. Đọc hiểu văn bản

1. Hai câu đề: Quan niệm mới về chí làm trai và tư thế, tầm vóc của con người trong vũ trụ

     Sinh vi nam tử yếu hi kì,

     Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.

- Hi kì: phải lạ → Sống phi thường, hiển hách. 

⇒ Khẳng định một lẽ sống đẹp: chí làm trai của con người xưa nay.

- Càn khôn: đất trời + câu hỏi tu từ → Tư thế, tầm vóc lớn lao có thể xoay chuyển cả vũ trụ. ⇒ Lẫm liệt, phi thường.

→ Quan niệm vừa kế thừa truyền thống, vừa mới mẻ, táo bạo. 

⇒ Lí tưởng vì nước vì dân.

2. Hai câu thực: Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc.

     Ư bách niên trung tu hữu ngã,

     Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy.

- Khẳng định dứt khoát tu hữu ngã (cần có tôi): Vai trò của cái tôi trong việc cống hiến cho đời, lưu danh thiên cổ (trăm năm, muôn thuở).

- Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy: Khích lệ, động viên thế hệ trẻ hướng đến tương lai.

⇒ Khẳng định ý thức trách nhiệm công dân chính đáng, cao cả, xuất phát từ lòng yêu nước sôi sục, thiết tha.

3. Hai câu luận: Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ.

     Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,

     Hiền thánh lưu nhiên tụng diệc si!

- Mối quan hệ giữa cá nhân với đất nước (nhục – chết).

- Nhận ra rằng sách vở thánh hiền không còn tác dụng gì trong thời cuộc mới của đất nước (nước mất nhà tan).

→ Tư tưởng mới mẻ, táo bạo tiến bộ, tiên phong. → Thái độ phủ nhận gay gắt quyết liệt.

⇒ Lời tự bạch về nỗi đau đớn, xót xa, nỗi tủi nhục mất nước nhưng hé mở con đường cách mạng rửa nhục cho đất nước.

4. Hai câu kết: Tư thế và khát vọng buổi lên đường.

     Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,

     Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.

- Hình ảnh lớn lao, kì vĩ: Vượt biển Đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạc.

- Con người "bay lên" tràn ngập cảm hứng lãng mạn, hào hùng.

⇒ Tư thế hăm hở, tự tin, đầy quyết tâm, dạt dào niềm lạc quan vào tương lai tươi sáng và nhiệt huyết thăng hoa của nhà thơ, nhà cách mạng.

D. Sơ đồ tư duy

Lưu biệt khi xuất dương

Tác giả - Tác phẩm: Vội vàng

A. Nội dung tác phẩm

                   Tặng Vũ Đình Liên

    Tôi muốn tắt nắng đi

    Cho màu đừng nhạt mất;

    Tôi muốn buộc gió lại

    Cho hương đừng bay đi.

    Của ong bướm này đây tuần trăng mật;

    Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

    Này đây lá của cành tơ phơ phất;

    Của yến anh này đây khúc tình si;

    Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

    Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;

    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

    Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

    Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

    Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

    Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

    Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

    Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

    Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

    Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

    Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

    Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

    Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

    Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,

    Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt...

    Con gió xinh thì thào trong lá biếc,

    Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

    Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

    Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

    Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa...

    Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,

    Ta muốn ôm

    Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

    Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

    Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

    Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

    Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

    Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,

    Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

    - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

B. Đôi nét về tác phẩm

1. Tác giả

*Tiểu sử

- Xuân Diệu (1916- 1985) tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu.

- Quê: Can Lộc – Hà Tĩnh nhưng sống với mẹ ở Quy Nhơn.

- Năm 1937, Xuân Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo, là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn.

- Cuối năm 1940, ông vào Mĩ Tho (nay là Tiền Giang) làm viên chức tham tá thương chánh.

-  Năm 1942, ông quay lại Hà Nội sống bằng nghề viết văn.

-  Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh.

- Trong kháng chiến, Xuân Diệu di tản lên chiến khu Việt Bắc, hoạt động văn nghệ cách mạng.

- Hòa bình lập lại, Xuân Diệu về sống và làm việc tại Hà Nội đến khi mất.

*Sự nghiệp văn học

- Phong cách sáng tác:

+ Xuân Diệu đã đem đến cho thơ ca đương đại một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.

+ Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.

- Tác phẩm tiêu biểu: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung (1960)... Ngoài ra ông còn viết văn xuôi và tiểu luận phê bình, nghiên cứu văn học.

*Vị trí và tầm ảnh hưởng

- Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.

 - Xuân Diệu là cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, bền bỉ, có đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực đối với nền văn học Việt Nam hiện đại.

- Xuân Diệu xứng đáng với danh hiệu một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn.

- Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật (1996). 

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: In trong tập Thơ thơ (1938) – tập thơ đầu tay và cũng là tập thơ khẳng định vị trí của Xuân Diệu – Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.

b. Thể loại: Thơ tám chữ.

c. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

d. Ý nghĩa nhan đề:

- Nhan đề Vội vàng có ý nghĩa khái quát một quan niệm nhân sinh mới mẻ, tích cực của nhà thơ Xuân Diệu:

+ Đó là một thái độ sống gắn bó, yêu quí cuộc đời, biết tận hưởng tất cả những vẻ đẹp, những giá trị của cuộc sống trần gian.

+ Vội vàng không đồng nghĩa với lối sống chỉ biết đến hưởng thụ, ích kỉ, đề cao vật chất mà mà phải biết tận hưởng một cách cao đẹp; tận hưởng đi cùng với nâng niu, sáng tạo.

- Nhan đề này còn gián tiếp phê phán thái độ sống, thờ ơ, lãng quên, trốn tránh thực tại…

e. Bố cục: 3 phần 

- Đoạn 1 (13 câu thơ đầu): Bộc lộ tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.

- Đoạn 2 (Câu 14 tới câu 29): Thể hiện sự nuối tiếc về kiếp người và thời gian.

- Đoạn 3 (còn lại): Giục giã cuống quýt, vội vàng để tận hưởng tuổi trẻ và cuộc đời.

f. Giá trị nội dung:

- Một cái tôi ham sống, ham tận hưởng được thể hiện rõ qua bài thơ.

- Cái tôi của Xuân Diệu trong bài thơ tiêu biểu cho cái tôi thời đại Thơ mới:

+ Ý thức sâu sắc về sự yêu đời nhưng vẫn mang nỗi lo âu.

+ Triết lý sống, tuyên ngôn sống cuỗng quýt, vội vàng, và khát khao giao cảm với đời.

+ Quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ.

g. Giá trị nghệ thuật:

- Sự kết hợp giữa, mạch cảm xúc và, mạch luận lí.

- Cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ.

- Sử dụng ngôn từ nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt.

C. Đọc hiểu văn bản

1. Phần 1: Tình yêu tha thiết với cuộc sống nơi trần thế

a. Bốn câu đầu: khát vọng lạ lùng của thi nhân

- Bốn câu đầu diễn tả khát vọng lạ lùng của thi nhân:

    Tôi muốn tắt nắng đi

    Cho màu đừng nhạt mất

    Tôi muốn buộc gió lại         

    Cho hương đừng bay đi

⇒ Nhà thơ muốn đoạt quyền tạo hóa tắt nắng, buộc gió để làm ngưng đọng vẻ đẹp của tự nhiên màu đừng nhạt, hương đừng bay. Điệp từ tôi kết hợp động từ tính thái thể hiện những cảm xúc nồng nàn mãnh liệt của thi nhân.

b. Chín câu tiếp theo: bức tranh thiên nhiên mùa xuân nồng nàn, tươi mới, tràn đầy sức sống

- Thi nhân muốn làm ngưng đọng vẻ đẹp của tự nhiên bởi, bức tranh đẹp quá, vườn xuân mơn mởn – bữa tiệc trần gian. Xuân Diệu làm sống dậy nét quyến rũ, điệu tình tứ, vẻ kì thú của thiên nhiên bằng sự quan sát mô tả tinh tế:

+ Ong bướm đang thời kì làm mật

+ Hoa của đồng nội xanh rì

+ Sự chuyển động của cành tơ phơ phất

+ Khúc hót yến anh làm say mê lòng người

+ Ánh mặt trời như phát ra từ cặp mắt của người con gái đẹp ánh sáng chớp hàng mi.

- Tính từ chỉ màu sắc (xanh rì), âm thanh (khúc tình si), kết hợp với các hình ảnh (hoa đồng nội, cành tơ, ong bướm) tạo nên bức tranh xuân dồi dào sinh lực. Khơi dậy vẻ tinh khôi, hấp dẫn, đầy xuân tình của cảnh.

- Điệp từ này đây, được đặt ở các vị trí khác nhau diễn tả bước chân hăm hở của thi nhân. Mỗi bước chân là một sự khám phá phát hiện vẻ đẹp của mùa xuân.

- Bức tranh xuân không phải bây giờ mới có nhưng đến bây giờ Xuân Diệu mới nhìn thấy. Bằng cặp mắt xanh non, biếc rờn, Xuân Diệu lần đầu tiên ngơ ngác, vui sướng, nhìn cái gì cũng thấy say mê, đáng yêu. Cuộc sống mùa xuân bày ra trước mắt Xuân Diệu như một bữa tiệc trần gian đang mời gọi con người say mê thưởng thức.

⇒ Với Xuân Diệu, bức tranh xuân tươi đẹp không phải tìm đâu xa mà ở ngay chính trần gian à quan niệm nhân sinh mới mẻ, tích cực (so với các nhà thơ lãng mạn cùng thời).

- Thiên nhiên đẹp, nhưng với Xuân Diệu đẹp nhất là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu.

+ Quan niệm mĩ học mới: con người là chuẩn mực cho cái đẹp của tự nhiên. Do vậy, thi sĩ đã sáng tạo nên những hình ảnh độc đáo mới lạ:

    Và này đây ánh sáng chớp hàng mi…

    Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa

    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

- Xuân Diệu luôn miêu tả người thiếu nữ qua những ấn tượng cụ thể: Tháng giêng làtháng đầu tiên của mùa xuân, của một năm được thi sĩ so sánh với cặp môi gần của thiếu nữ. →  Một cách so sánh rất mới mẻ, rất Xuân Diệu.

- Vườn xuân đẹp, con người đẹp, thi sĩ dã say sưa tận hưởng vẻ đẹp của trần gian, của cuộc đời:

    Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

    Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân

- Nhưng niềm vui của thi nhân không trọn vẹn. Nửa bên này dấu chấm là mùa xuân, nửa bên kia là giới hạn của cuộc đời nên thi sĩ vội vàng tận hưởng, hoài xuân, tiếc xuân ngay giữa mùa xuân. Đó là nội dung luận lí là việc lập thuyết của Xuân Diệu về lẽ sống vội vàng trong phần một này.

⇒ Bằng cách nhìn tình tứ, cách cảm nhận tinh tế về thiên nhiên, con người, nhà thơ đã bày ra một bữa tiệc trần gian và niềm cảm xúc ngây ngất trước cảnh sắc ấy.

2. Phần 2: Quan niệm mới mẻ của nhà thơ về thời gian – tình yêu – tuổi trẻ

    Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

    Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

    Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

    Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

    Quan niệm mới về thời gian, tuổi trẻ

- Bằng các cặp từ đối lập, giọng tranh luận, biện bác, nhịp điệu sôi nổi khẩn trương, Xuân Diệu đã chống đối, tranh cãi lại quan niệm xưa: thời gian tuần hoàn (quan niệm xuất phát từ cái nhìn tĩnh). Xuân Diệu chọn quan niệm khác: thời gian tuyến tính, một đi không trở lại. 

→ Vì thế mỗi khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Quan niệm này xuất phát từ cách nhìn động, rất biện chứng về tuổi trẻ.

- Nhà thơ lấy cái hữu hạn của đời người để làm thước đo thời gian, thậm chí lấy quãng thời gian ngắn nhất, giàu ý nghĩa trong sinh mệnh con người. Đó là tuổi trẻ, mùa xuân có thể tuần hoàn nhưng tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại:

    Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

    Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

- Giới hạn lớn nhất của đời người ấy là thời gian. Vì thế cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu đầy tính mất mát:

    Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,

    Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt

- Mỗi khoảnh khắc đang lìa bỏ hiện tại để trở thành quá khứ được hình dung như một cuộc chia lìa, một mất mát. Đó là lời than thở, là sự tàn phai của vạn vật, là không gian đang tiễn biệt thời gian:

    Con gió xinh thì thào trong lá biếc

    Phải chăng hờn nỗi phải bay đi

    Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

    Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

- Bước vào độ tàn phai, cảnh vật buồn bã, u ám, héo úa, hương sắc phôi pha.

- Với cách nhìn ấy, Xuân Diệu đã ý thức sâu sắc giá trị lớn nhất của đời người là tuổi trẻ – tình yêu. Đó là cách nhìn nhận tích cực đầy tính nhân văn của tác giả.

- Để khắc phục giới hạn của thời gian, Xuân Diệu đã đưa ra một phương thức sống: sống vội vàng, sống gấp gáp tận hưởng vẻ đẹp cuộc sống: Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm

- Trình bày quan niệm về thời gian tuổi trẻ, tình yêu, thực chất đó là cách luận lí, cách lập thuyếtsống vội vàng của Xuân Diệu ở phần này.

3. Phần 3: Lời kêu gọi sống vội vàng, giục giã, cuống quýt

- Đối với Xuân Diệu, sống vội vàng, gấp gáp chưa đủ mà còn tăng cường độ, dồn nén, cường độ sống:

+ Ngôn từ được tổ chức đặc biệt, cộng hưởng theo chiều tăng tiến: ôm chưa đủ còn muốn riết cho chặt lại. Riết chưa thỏa còn ham mê một cách quá mức say cánh bướm với tình yêu, muốn thâu trong một cái hôn nhiều, cho no nê, đã đầy. Cuối cùng là cắn vào xuân hồng. Một cách nói táo bạo rất Xuân Diệu.

+ Điệp cú pháp: tác giả muốn diễn tả cảm xúc mãnh liệt của thi sĩ. Cái tôi đã hòa vào cái ta khiến âm điệu của tâm hồn say sưa, chuếch choáng.

+ Nhịp thơ, thể thơ linh hoạt khiến hơi thơ tràn đi thành cao trào cảm xúc.

+ Tính từ chỉ xuân sắc, trạng thái được dùng khéo léo, chuyển tải được tình yêu mãnh liệt và táo bạo của cái tôi thi sĩ.

- Cái tôi của thi sĩ:

+ Có ý thức về giá trị đời sống cá thể, ý thức nhân bản, nhân văn rất cao.

+ Một niềm tha thiết với cuộc sống trần thế, với niềm vui trần thế.

+ Một khát khao sống mãnh liệt và một tâm thế sống cuồng nhiệt.

⇒ Đoạn thơ thể hiện một cái tôi yêu đời, yêu sống tha thiết cuồng nhiệt. Đằng sau tiếng nói yêu đời ấy là một quan niệm nhân sinh tích cực: Hãy sống cao độ những phút giây của tuổi trẻ!

D. Sơ đồ tư duy

Vội vàng

  • Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

  • Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 10 (từ 99k )
  • Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 11 (từ 99k )
  • 30 đề DGNL Bách Khoa, DHQG Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh 2025 (cho 2k7) (từ 119k )

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Giáo án, bài giảng powerpoint Văn, Toán, Lí, Hóa....

4.5 (243)

799,000đs

199,000 VNĐ

Đề thi, chuyên đề Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo...

4.5 (243)

799,000đ

99,000 VNĐ

Sách luyện 30 đề thi thử THPT năm 2025 mới

4.5 (243)

199,000đ

99.000 - 149.000 VNĐ

xem tất cả

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS. Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Trang trước Trang sau Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
  • Giải Tiếng Anh 11 Global Success
  • Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
  • Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
  • Lớp 11 - Kết nối tri thức
  • Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
  • Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
  • Giải sgk Toán 11 - KNTT
  • Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
  • Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
  • Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
  • Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
  • Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
  • Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
  • Giải sgk Tin học 11 - KNTT
  • Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
  • Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
  • Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
  • Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
  • Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
  • Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
  • Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
  • Giải sgk Toán 11 - CTST
  • Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
  • Giải sgk Hóa học 11 - CTST
  • Giải sgk Sinh học 11 - CTST
  • Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
  • Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
  • Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
  • Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
  • Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
  • Lớp 11 - Cánh diều
  • Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
  • Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
  • Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều
Học cùng VietJack
Tài liệu giáo viên

Trang web chia sẻ nội dung miễn phí dành cho người Việt.

Lớp 1-2-3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Lập trình Tiếng Anh

Chính sách

Chính sách bảo mật

Hình thức thanh toán

Chính sách đổi trả khóa học

Chính sách hủy khóa học

Tuyển dụng

Liên hệ với chúng tôi

Tầng 2, số nhà 541 Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Phone: 084 283 45 85

Email: vietjackteam@gmail.com

Tải nội dung trên Google Play Tải nội dung trên IOS Store

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK

Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền

Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.

2015 © All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status

Từ khóa » Trọng Tâm Kiến Thức Ngữ Văn 11