Kiến Thức Trọng Tâm Tác Giả Tác Phẩm Ngữ Văn 8 đầy đủ
Có thể bạn quan tâm
- Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8
- Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 8
- Soạn văn 8 hay nhất
- Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 8 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải SBT Văn 8 - Kết nối
- Giải Vở thực hành Văn 8 - Kết nối
- Tóm tắt Văn 8 Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Văn 8 Kết nối tri thức
- Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải SBT Văn 8 Chân trời
- Tóm tắt Văn 8 Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Văn 8 Chân trời sáng tạo
- Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải SBT Văn 8 - Cánh diều
- Tóm tắt Văn 8 Cánh diều
- Tác giả tác phẩm Văn 8 Cánh diều
- Siêu sale sách Toán - Văn - Anh Vietjack 25-11 trên Shopee mall
Kiến thức trọng tâm tác giả tác phẩm Ngữ văn 8 đầy đủ
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức các tác phẩm Ngữ văn lớp 8, VietJack biên soạn bản tổng hợp kiến thức trọng tâm tác giả tác phẩm Ngữ văn 8 đầy đủ về nội dung tác phẩm, đôi nét về tác giả, bố cục, tóm tắt, dàn ý, sơ đồ tư duy, ...
Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8 Học kì 1
Tác giả - Tác phẩm: Tôi đi học
Tác giả - Tác phẩm: Trong lòng mẹ
Tác giả - Tác phẩm: Tức nước vỡ bờ
Tác giả - Tác phẩm: Lão Hạc
Tác giả - Tác phẩm: Cô bé bán diêm
Tác giả - Tác phẩm: Đánh nhau với cối xay gió
Tác giả - Tác phẩm: Chiếc lá cuối cùng
Tác giả - Tác phẩm: Hai cây phong
Tác giả - Tác phẩm: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000
Tác giả - Tác phẩm: Ôn dịch, thuốc lá
Tác giả - Tác phẩm: Bài toán dân số
Tác giả - Tác phẩm: Đập đá ở Côn Lôn
Tác giả - Tác phẩm: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Tác giả - Tác phẩm: Muốn làm thằng cuội
Tác giả - Tác phẩm: Hai chữ nước nhà
Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8 Học kì 2
Tác giả - Tác phẩm: Nhớ rừng
Tác giả - Tác phẩm: Ông đồ
Tác giả - Tác phẩm: Quê hương
Tác giả - Tác phẩm: Khi con tu hú
Tác giả - Tác phẩm: Tức cảnh Pác Bó
Tác giả - Tác phẩm: Ngắm trăng
Tác giả - Tác phẩm: Đi đường
Tác giả - Tác phẩm: Chiếu dời đô
Tác giả - Tác phẩm: Hịch tướng sĩ
Tác giả - Tác phẩm: Nước Đại Việt ta
Tác giả - Tác phẩm: Bàn luận về phép học
Tác giả - Tác phẩm: Thuế máu
Tác giả - Tác phẩm: Đi bộ ngao du
Tác giả - Tác phẩm: Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục
Tác giả - Tác phẩm: Nhớ rừng
A. Nội dung tác phẩm
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.
Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị.
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
B. Đôi nét về tác phẩm
1. Tác giả
- Thế Lữ (1907- 1989), tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ
- Quê quán: Bắc Ninh (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội)
- Ông là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới (1932 - 1945) trong buổi đầu.
- Thế Lữ đã đóng góp một phần quan trọng trong việc đổi mới thơ ca, đem lại thắng lợi cho Thơ mới.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác vào năm 1934, sau được in trong tập Mấy vần thơ - 1935
b, Bố cục: 3 phần
- Đoạn 1 + 4: Cảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú
- Đoạn 2 + 3: Cảnh con hổ ở chốn giang sơn hùng vĩ
- Đoạn 5: Niềm khát khao tự do mãnh liệt
c. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
d, Thể thơ: 8 chữ
e, Nhan đề bài thơ:
- Tâm trạng nhớ núi rừng hùng vĩ của con hổ khi bị giam vườn bách thú →Thể hiện niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, tầm thường, giả dối.
- Khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.
f. Giá trị nội dung:
Bài thơ mượn lời con hổ nhớ rừng để thể hiện sự u uất của lớp những người thanh niên trí thức yêu nước, đồng thời thức tỉnh ý thức cá nhân. Hình tượng con hổ cảm thấy bất hòa sâu sắc với cảnh ngột ngạt tù túng, khao khát tự do cũng đồng thời là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước bấy giờ.
g. Giá trị nghệ thuật:
- Thể thơ 8 chữ hiện đại, dễ dàng bộc lộ cảm xúc
- Ngôn ngữ độc đáo, có tính gợi hình, gợi cảm cao
- Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng thành công: nhân hóa, so sánh, điệp cấu trúc, câu hỏi tu từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác…
- Giọng điệu, nhịp thơ linh hoạt, khi thì buồn thảm, khi hào hùng, lẫm liệt, theo trình tự logic hiện thực – quá khứ - hiện thực – quá khứ…
C. Đọc hiểu văn bản
1. Cảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú (Đoạn 1+4)
a. Tình cảnh và tâm trạng của con hổ
- Bị nhốt trong cũi sắt, trở thành một thứ đồ chơi
- “Gậm”, “căm hờn “ →Tâm trạng căm hờn, phẫn uất tạo thành một khối âm thầm nhưng dữ dội như muốn nghiền nát, nghiền tan
- “Ta nằm dài” – cách xưng hô đầy kiêu hãnh của vị chúa tể → Sự ngao ngán cảnh tượng cứ chầm chậm trôi, nằm buông xuôi bất lực.
- “Khinh lũ người kia”: Sự khinh thường, thương hại cho những kẻ (gấu, báo) tầm thường nhỏ bé, dở hơi, vô tư trong môi trường tù túng
→ Từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, giọng thơ u uất diễn tả tâm trạng căm hờn, uất ức, ngao ngán của hổ khi bị giam cầm ở vườn bách thú.
⇒ Tâm trạng của con hổ cũng giống tâm trạng của người dân mất nước, căm hờn và phẫn uất trong cảnh đời tối tăm.
b. Cảnh vườn bách thú và thái độ của hổ
- Hình ảnh: hoa chen, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, nước đen… → Cảnh nhân tạo tù túng, tầm thường giả dối .
- Giọng điệu mỉa mai, cách ngắt nhịp ngắn dồn dập → thái độ chán chường, khinh miệt
⇒ Đó là thực tại tù túng của xã hội đương thời, thái độ của con hổ chính là thái độ của người dân đối với xã hội đó
2. Cảnh con hổ ở chốn giang sơn hùng vĩ (Đoạn 2+3)
a. Cảnh rừng núi
- “bóng cả cây già” – Rừng núi hùng vĩ, đầy vẻ nghiêm thâm
- “gió gào ngàn”, “giọng nguồn hét núi” – Âm thanh của sự hoang dã chốn giang sơn
→ Cảnh đại ngàn hùng vĩ thiêng liêng, bí ẩn
- “Đêm vàng bên bờ suối” → Cảnh đêm trăng đẹp, diễm lệ khi con hổ đứng uống ánh trăng thật lãng mạn
- “Mưa chuyển bốn phương ngàn ”→ Cảnh mưa rung chuyển đại ngàn hùng vĩ, hổ lãng mạn ngắm giang sơn đổi mới.
- “Bình minh cây xanh”, “ tiếng chim ca”→ cảnh chan hòa ánh sáng, rộn rã tiếng chim ca hát cho giấc ngủ của chúa sơn lâm.
- “ Mặt trời gay gắt” → Cảnh tượng đẹp dữ dội, cả không gian nhuộm đỏ bởi ánh tà dương → Tôn lên tầm vóc lớn lao của chúa sơn lâm.
⇒ Một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy, cho thấy những cảnh thiên nhiên hoang vắng, đẹp rợn ngợp và con hổ với tư thế và tầm vóc uy nghi, tráng lệ.
b. Hình ảnh và tâm trạng của chúa sơn lâm
- Từ ngữ miêu tả, gợi hình: “dõng dạc”, “đường hoàng”, “lượn tấm thân”, “vờn bóng”, “ mắt…quắc”…, → sự uy nghi, ngang tàn, lẫm liệt của chúa sơn lâm.
- Điệp từ “ ta” : ta say, ta lặng ngắm, ta đợi chết…→ Khí phách ngang tàn của vị chúa tể.
- Điệp ngữ : Nào đâu, đâu những
- Câu hỏi tu từ: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu ?
⇒ Tâm trạng đau đớn, tiếc nuối khôn nguôi của hổ với một thời huy hoàng trong quá khứ.
3. Niềm khao khát tự do mãnh liệt . (Đoạn 5)
- Giọng điệu bi tráng “ Hỡi”
- Sử dụng câu cảm thán liên tiếp như lời kêu gọi thiết tha
→ Nỗi nhớ, sự nuối tiếc quá khứ và khao khát tự do
⇒ Tâm sự của con hổ chính là tâm sự của người dân Việt Nam mất nước đang sống trong cảnh nô lệ : tiếc nhớ một thời vàng son của dân tộc và khao khát cuộc sống tự do đến cháy bỏng.
D. Sơ đồ tư duy
Tác giả - Tác phẩm: Ông đồ
A. Nội dung tác phẩm
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
B. Đôi nét về tác phẩm
1. Tác giả
- Vũ Đình Liên (1913 - 1996)
- Quê quán: Quê gốc là ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội
- Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới
- Phong cách sáng tác: Thơ ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng
2. Tác phẩm
a, Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác 1936 khi Hán học, chữ Nho ngày càng suy tàn.
b, Bố cục: 3 phần
- Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Hình ảnh ông đồ thời kì đắc ý
- Phần 2 (hai khổ tiếp theo): Hình ảnh ông đồ thời suy tàn
- Phần 3 ( còn lại) : Tình cảm của nhà thơ
c, Phương thức biểu đạt: Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm
d, Thể thơ : Ngũ ngôn
e, Giá trị nội dung:
Tác phẩm khắc họa thành công hình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, đồng thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần đi vào quá khứ, khơi gợi được niềm xúc động tư vấn của nhiều độc giả
f, Giá trị nghệ thuật:
- Thể thơ ngũ ngôn
- Kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng, chặt chẽ
- Ngôn từ trong sáng bình dị, truyền cảm
C. Đọc hiểu văn bản
1. Hình ảnh ông đồ thời kì đắc ý
- Khung cảnh xuất hiện:
+Thời gian: hoa đào nở - mùa xuân
+ Hành động: bày mực tàu, giấy đỏ - công cụ chủ yếu của các nhà nho
+ Địa điểm: phố đông người → sự đông vui, náo nhiệt lúc xuân về
- Hình ảnh ông đồ:
+ Cặp từ “mỗi năm…lại” → xuất hiện quen thuộc đều đặn của ông đồ như một thói quen thường lệ thu hút sự chú ý của bao người
+ Ông đồ là trung tâm của mọi sự chú ý bởi những nét “phượng múa rồng bay”, người người đều “tấm tắc ngợi khen tài” → Thời kì vàng son của ông đồ
⇒ Hình ảnh ông đồ tượng trưng cho một nét truyền thống văn hóa lâu đời của Việt Nam.
2. Hình ảnh ông đồ thời suy tàn
- Khung cảnh đìu hiu, vắng vẻ:
+ “mỗi năm mỗi vắng” – xuất hiện thưa thớt theo thời gian.
+ “Người thuê viết nay đâu?” - Câu hỏi tu từ → xót xa về sự thay đổi của xã hội, của lòng người.
→ Sự đối lập của khung cảnh với 2 khổ đầu ⇒ nỗi niềm day dứt, vẫn ông đồ xưa, vẫn tài năng ấy xuất hiện nhưng không ai thuê viết, ngợi khen
- Hình ảnh ông đồ ngồi đơn độc, lạc lõng giữa đường phố tập nập:
+ Hình ảnh nhân hóa: Giấy đỏ - không thắm, mực đọng – nghiên sầu, → không gian ảm đạm, gợi cảm giác bẽ bàng, trơ trọi.
+ Tả cảnh ngụ tình: lá vàng, bụi bay - Lá vàng rơi gợi sự cô đơn, tàn tạ, buồn bã, mưa bụi bay gợi sự ảm đạm, lạnh lẽo
→ Tâm trạng con người buồn tủi, cô đơn, tội nghiệp
⇒ Hình ảnh ông đồ lạc lõng giữa đường phố - sự mai một của nét văn hóa truyền thống, sự lãng quên của lòng người đối với những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
3. Tình cảm của nhà thơ:
- Thời gian: mùa xuân - đào lại nở (lại: sự lặp lại tuần hoàn của cảnh thiên nhiên)
- Hình ảnh: “Không thấy”, phủ nhận sự có mặt của một người đã từng trở thành niềm ngưỡng vọng
- Câu hỏi tu từ : “Những người muôn năm cũ...bây giờ?”: Câu hỏi tu từ không lời đáp → nỗi niềm xót xa, cay đắng.
⇒ Tấm lòng đồng cảm, thương xót của tác giả đối với không chỉ ông đồ mà sâu hơn, đó là đối với cả một giá trị truyền thống của dân tộc
D. Sơ đồ tư duy
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:
- Soạn Văn 8 (bản ngắn nhất)
- Soạn Văn 8 (siêu ngắn)
- Soạn Văn lớp 8 (cực ngắn)
- Văn mẫu lớp 8
- Tác giả - Tác phẩm Văn 8
- Lý thuyết, Bài tập Tiếng Việt - Tập làm văn 8
- 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 8
- Giải vở bài tập Ngữ văn 8
- Top 55 Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 6 (303 trang - từ 99k)
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 7 (266 trang - từ 99k)
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 8 (302 trang - từ 99k)
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » Hệ Thống Kiến Thức Ngữ Văn 8
-
Tóm Tắt Kiến Thức Ngữ Văn 8 Ngắn Nhất - Top Lời Giải
-
Tổng Hợp Kiến Thức Ngữ Văn 8 Kì 2 Hay Nhất - TopLoigiai
-
[PDF] TỔNG HỢP KIẾN THỨC NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ 1 - Gia Sư VietEdu
-
Tổng Hợp Kiến Thức Trong Chương Trình Ngữ Văn Lớp 8
-
Hướng Dẫn Teen 2K8 Hệ Thống Kiến Thức Và Phương Pháp Học Tốt ...
-
Tài Liệu Ngữ Văn Lớp 8 - HOCMAI
-
Tổng ôn Kiến Thức Ngữ Văn 8 - HỆ THỐNG KIẾN THỨC HK II
-
Hệ Thống Kiến Thức Văn Bản Học Kì I Ngữ Văn Lớp 8 - Thư Viện Đề Thi
-
[Top Bình Chọn] - Tổng Hợp Kiến Thức Văn 8 - Trần Gia Hưng
-
NGỮ VĂN 8 - HỆ THỐNG KIẾN THỨC VĂN BẢN (TIẾT 3)
-
Làm Chủ Kiến Thức Ngữ Văn Lớp 8 - Phần 1 Bám Sát Chương Trình SGK
-
Hệ Thống Kiến Thức Văn Bản Lớp 8 - Học Tốt
-
Bộ Sách Làm Chủ Kiến Thức Ngữ Văn Lớp 8 (Phần 1 + 2) - TKBooks