KIẾN THỨC VỀ ĐÓNG GHIM VÀ ĐÓNG GÁY SÁCH SAU IN - Hoa Việt
Có thể bạn quan tâm
KIẾN THỨC VỀ ĐÓNG GHIM VÀ ĐÓNG GÁY SÁCH SAU IN
Đóng gáy sách, hay còn gọi là đóng sổ sách là công đoan gia công sau in. Những ấn phẩm như sách, tài liệu, sổ tay, menu, catalogue, kỷ yếu….sau khi in ấn, sẽ được đóng gáy để cố định tài liệu và mang lại tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Đóng gáy sổ sách có rất nhiều loại : đóng gáy keo, bấm ghim, đóng gáy nhiệt, lò xo, khâu chỉ…Rất nhiều khách hàng chưa phân biệt và biết cách gọi tên các quy cách trên. Qua bài viết này, Xưởng in ấn Minh Châu – sẽ giới thiệu một số quy cách đóng sổ sách, đóng gáy tài liệu, sổ tay, menu, catalogue, kỷ yếu…..
1.Quy cách đóng cuốn bấm ghim giữa
Bấm hai hoặc ba kim giữa cuốn Catalogue để cố định bản in. Đây là quy cách được thường xuyên sử dụng nhất trong lĩnh vực in ấn. Phổ thông – nhanh – rẻ và ở đâu cũng có. Quy cách này phù hợp với những ấn phẩm Catalogue hơn là Menu hay in kỷ yếu. Lưu ý, việc bấm ghim giữa buộc bản thiết kế Catalogue có số trang là bội số của 4. Ví dụ bản thiết kế catalogue có số trang 4,8,12,16,20,24…là ok. Bên cạnh đó, nếu mẫu thiết kế Catalogue của bạn quá dày thì không thể bấm ghim.
2.Đóng gáy catalogue bấm ghim ngang
Đây là biến thể của Saddle Stitching, thay vì bấm ghim ở giữa trang bản in, thì ta lại bấm ghim ở mặt ngoài trang bìa, bấm cố định xuống các trang ruột và bìa sau luôn. Việc bấm ghim ngang cho cuốn Catalogue hay Menu khắc phục hạn chế về số trang. Nếu như việc bấm kim giữa buộc bản thiết kế catalogue, menu của chúng ta phải là bội số của 4, thì Side Stitching cho bạn sự lựa chọn thoải mái. Tuy nhiên một lần nữa. nếu tài liệu của quý khách quá dày thì không thể bấm ghim nhé.
Một biến thể của Side Stitching binding là không sử dụng kim bấm mà thay thế bằng chỉ như hình vẽ. Tuy nhiên việc sử dụng chỉ phải làm thủ công khá nhiều, do đó giá thành tăng lên.
3.Đóng gáy keo, đóng gáy nhiệt, keo nhiệt
Đóng keo nhiệt, đóng keo, ép gáy keo…đó là những thuật ngữ dùng cho kỹ thuật Perfect Binding. Đây là quy cách đóng gáy, đóng cuốn dành cho những ấn phẩm có số lượng trang lớn. Khoản từ 32 trang trở lên. Lưu ý nếu bản thiết kế catalogue của bạn có số lượng trang quá ít thì không đóng gáy keo được nhé.
4.Đóng bìa cứng, bìa bồi
Đóng bìa cừng bìa bồi rất hiếm khi sử dụng đối với ấn phẩm in catalogue. Tuy nhiên, lại được sử dụng nhiều cho việc in Menu và Photobook. Những bản in menu giấy bồi cứng ở bên ngoài, bên trong ruột thì mỏng hơn, chúng được cố định bằng kim bấm ở phía trong. Tuy nhiên khi bạn cầm nắm loại menu giấy bồi này, bạn sẽ không để ý tới những kim bấm. Đối với những bạn làm Photobook cũng vậy, cùng chung với quy cách in menu giấy bồi cứng.
Nếu bạn không muốn sử dụng kim bấm bên trong, bạn có thể cố định bằng đinh ốc. Vừa chắc chắn vừa đẹp.
Đây thật sự là một quy cách đóng gáy menu, đóng cuốn kỷ yếu đẹp và sang trọng.
5.Kỷ yếu mở phẳng, đóng gáy Menu mở phẳng
Với bìa bồi cứng bên ngoài, đóng gáy chữ A, chúng ta có thể tạo ra những sản phẩm rất đẳng cấp. Đa số những bản in Photobook, kỷ yếu doanh nghiệp hoặc những Menu bồi bìa cứng đều sử dụng kỹ thuật đóng cuốn như thế nào. Đóng gáy menu phẳng tạo ra sự khác biệt so với các dạng đóng gáy thông thường.
Đóng gáy menu hay photoBook mở phẳng có thể mở ra 180 độ. Ta có thể chọn bìa Bọc Da, Bìa cứng bọc hình hoặc bìa mềm. Giấy ruột được in trên nhiều loại khác nhau như giấy Couche, giấy mỹ thuật Elica, Econo, Glossy, Metalic… nhưng vẫn giữ được màu sắc trung thực.
Đây được xem như loại đóng gáy, đóng cuốn cao cấp nhất hiện nay.
6.Đóng gáy lò xo, Coil binding, Comb Binding, Spiral Binding và Wire Binding
Đóng gáy lò xo có vẻ như không có gì lạ với chúng ta phải không ? Có khá nhiều loại biến thể của lò xo, nhưng nhìn chung chúng ta cứ phân ra làm hai loại: loại bé và loại lớn. Loại bé thì để đóng gáy menu, đóng cuốn catalogue, photobook có số lượng trang ít. Còn loại lớn thì ngược lại, dành cho ấn phẩm có số trang nhiều.
Cách đóng ghim, đóng sách phổ biến hiện nay
Đóng ghim, đóng sách là một trong những bước gia công quan trọng sau in giúp khách hàng sở hữu những ấn phẩm chắc chắn, đẹp mắt và lịch sự.
Đặc biệt, đối với các tài liệu được đánh trang như catalogue, brochue, sách tài liệu, sổ tay, sách ảnh … thì việc đóng ghim, đóng gáy lại đóng vai trò quan trọng.
Một số cách đóng sách, đóng ghim phổ biến hiện nay bao gồm:
Đóng sách dập ghim dán băng dính
Đây là hình thức đóng sách cho chi phí thấp nhất trong các hình thức gia công đóng sách. Sách báo cơ bản và phổ thông, tài liệu học tập thường được sử dụng cách đóng sách này. Chúng ta ghép bìa trước và sau vào trước và sau của một cuốn sách. Sau đó thợ dùng dập ghim, ghim cố định vào và dán băng dính lên gáy để che đi phần đóng ghim. Quý khách có thể lựa chọn thêm bìa bóng kính cho bền và đẹp
Đóng sách dán keo nhiệt
Đây là cách đóng tài liệu lịch sự hơn đóng ghim, chuyên nghiệp hơn và bền nhất trong các kiểu gia công đóng sổ sách. Đóng quyển keo nhiệt gồm có nội dung và một tờ bìa đủ dài để bao trọng quyển sách từ trước ra sau, bao gồm cả gáy (thường là bìa in mầu). Tất cả các cuốn sách ở bất kì hiệu sách nào cũng đều được đóng keo nhiệt. Đây là phương pháp không thể đóng thủ công như đóng ghim mà phải dùng bằng máy. Máy keo nhiệt nung keo nóng chảy ở nhiệt độ cao sau đó dán keo lên nội dung sách và ép bìa vào. Sau khi keo khô sẽ cố định quyển sách mà không thể tháo rời được nữa.
Đóng sách, tài liệu, luận văn bìa cứng mạ nhũ
Đóng sách bìa cứng mạ nhũ là cách đóng sách khá phổ biến, rất đẹp và bắt mắt. Có nhiều cách đóng bìa cứng, nhưng hình dung chung chung là in lên một tờ giấy bồi mỏng, tờ giấy bồi mỏng đó được dán cố định lên tờ giấy cattong dày. Tập hợp tờ trước sau và gáy sách lại cho ta một quyển sách được đóng bìa cứng.
Bìa cứng có đặc tính cứng cáp, bảo vệ tốt nội dung bên trong, đạt độ thẩm mỹ cao, sang trọng. Các công đoạn đóng bìa cứng khá phức tạp và đòi hỏi chi phí lớn, do vậy đóng sách bìa cứng thường đắt hơn cả trong danh sách các kiểu gia công. Ứng dụng phổ thông nhất của công nghệ đóng sổ sách bìa cứng hiện nay có lẽ là đóng bìa cứng mạ nhũ vàng cho các quyển luận văn đồ án cho sinh viên.
Đóng gáy xoắn lò xo sắt, nhựa
Đây là cách đóng sách mà dân văn phòng hay đóng nhất cho tài liệu cần tính thẩm mỹ và giao cho những người quan trọng như đối tác hay quản lý cấp trên. Cách đóng sách gáy xoắn lò xo kẽm hay nhựa thì tương tự như nhau, chỉ khác nhau ở bước răng đóng, đóng gáy xoắn lò xo kẽm thì đắt hơn và đẹp hơn chính vì thế mà nó không phổ thông như gáy xoắn lò xo nhựa.
Hy vọng với những chia sẻ trên của Hoa Việt sẽ giúp ích cho quý khách khi có nhu cầu in sách, in tài liệu, in kỷ yếu, in menu…..
Từ khóa » đóng Quyển Tài Liệu
-
Báo Giá Đóng Quyển Tài Liệu - – Thanh Dat Printing
-
Các Hình Thức đóng Cuốn Cần Phải Biết Khi đặt In Sách, In Tài Liệu
-
Cách Đóng Sách Tài Liệu Cơ Bản Nhất Của Gia Công Sau In
-
Đóng Sách Giá Rẻ, địa Chỉ đóng Sổ Sách Lấy Ngay Tại Hà Nội
-
Đóng Sổ Sách Tại Hà Nội | Nhận In Và Gia Công Sau In
-
Đóng Quyển Bìa Mềm - In Thăng Long
-
Những Cách đóng Sách, Tài Liệu, Gia Công Sau In Cơ Bản Nhất
-
In Tài Liệu đóng Gáy Dạng Sách — - In Trực Tuyến
-
Mách Bạn Các Cách đóng Gáy Sách Phổ Biến Nhất Hiện Nay - Hải Minh
-
ĐÓNG QUYỂN HOÀN THIỆN SAU IN - Dịch Vụ Thiết Kế
-
Báo Giá Gia Công đóng Quyển A3 - A4 - Bảo Tín Phát
-
Báo Giá đóng Quyển Gáy Xoắn Các Loại - Bảo Tín Phát
-
4 Cách đóng Gáy Sách Dày đơn Giản, Hiệu Quả Nhất 2021