KIẾN THỨC VỀ THỦY VĂN

Thuỷ văn (hay Thuỷ văn học, Hydrology có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Yδρoλoγια” có nghĩa là khoa học về nước) là khoa học nghiên cứu về tính chất, sự chuyển động và phân bố của nước (thể lỏng và thể rắn) trong toàn bộ Trái đất. Nó có quan hệ tương tác về vật lý và hoá học của nước với phần còn lại của Trái đất và quan hệ của nó với sự sống của Trái đất, và như vậy nó bao gồm cả chu trình thuỷ văn và tài nguyên nước.

2. Mực nước là gì?

Mực nước là độ cao của mặt nước trong sông tại một vị trí đo so với độ cao chuẩn quốc gia (mực nước trung bình trạm Hòn Dấu), được ký hiệu là H và đơn vị là cm (centimét) hoặc m (mét).

3. Lũ là gì?

Lũ là hiện tượng mực nước sông dâng cao trong khoảng thời gian nhất định, sau đó xuống, trong đó:

- Lũ lịch sử là lũ có đỉnh lũ cao nhất trong chuỗi số liệu quan trắc hoặc do điều tra khảo sát được;

- Lũ đặc biệt lớn là lũ có đỉnh lũ cao hiếm thấy trong thời kỳ quan trắc;

- Lũ bất thường là lũ xuất hiện trước hoặc sau mùa lũ hoặc lũ được hình thành do mưa lớn xảy ra trong phạm vi nhỏ, hồ chứa xả nước, do vỡ đập, tràn đập, vỡ đê, tràn đê.

4. Đặc trưng chính một trận lũ:

- Chân lũ là giá trị thấp nhất của mực nước/lưu lượng tại thời điểm lũ bắt đầu lên.

- Đỉnh lũ thực đo là mực nước/lưu lượng cao nhất quan trắc trong một trận lũ tại một tuyến đo. Trong đó Đỉnh lũ năm là đỉnh lũ cao nhất đã quan trắc được trong năm và Đỉnh lũ trung bình nhiều năm là trị số trung bình của các đỉnh lũ năm trong thời kỳ quan trắc.

- Thời gian lũ lên là khoảng thời gian từ khi lũ bắt đầu lên đến khi đỉnh lũ xuất hiện

- Thời gian lũ xuống là khoảng thời gian từ khi xuất hiện đỉnh lũ đến khi lũ kết thúc.

- Thời gian một trận lũ là khoảng thời gian từ khi lũ bắt đầu lên đến khi kết thúc

- Biên độ mực nước lũ là trị số chênh lệch mực nước giữa mực nước đỉnh lũ và mực nước ngay trước lúc lũ lên. Biên độ lũ trên các sông miền núi có thể đạt 10-20 mét, cá biệt, có nơi đạt trên 25 mét (Lai Châu), ở vùng đồng bằng thường từ 3-8 mét.

Hình dưới là thể hiện trực quan các đặc trưng chính của một trận lũ

Hình : Đường quá trình mực nước lũ tại trạm Thủy văn Chu Lễ trên sông Ngàn Sâu

5. Cường suất lũ là gì?

Cường suất lũ là trị số biến đổi của mực nước lũ hoặc lưu lượng trong một đơn vị thời gian. Cường suất lũ trên các sông ở vùng núi có thể lên đến 1-3 m/h, ở đồng bằng hạ lưu các sông, khoảng 10-20cm/h. Lũ trên sông Cửu Long thuộc loại “lũ hiền” nhất ở nước ta, với cường suất trung bình chỉ 3-4cm/ngày, lớn nhất cũng chỉ 20-40cm/ngày

6. Hiểu thế nào là lũ lên nhanh (chậm) và lũ xuống nhanh (chậm)?

Lũ lên (hoặc xuống) nhanh là lũ có cường suất lên (hoặc xuống) vượt quá cường suất lũ lên (hoặc xuống) trung bình nhiều năm tại một vị trí.

Lũ lên (hoặc xuống) chậm là lũ có cường suất lên (hoặc xuống) nhỏ hơn cường suất lũ lên (hoặc xuống) trung bình nhiều năm tại một vị trí.

Từ khóa » Thủy Văn Nước Là Gì