Kiêng Cữ Khi Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Chuẩn Khoa Học, Bé Lớn Nhanh ít ...
Có thể bạn quan tâm
Nếu biết kiêng cữ khi chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, các bé sẽ ít quấy khóc, khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh. Đây là kiến thức mà mẹ nên trang bị cho mình ngay từ khi mang bầu để sau sinh không phải bỡ ngỡ.Ai làm mẹ lần đầu cũng sẽ gặp nhiều tình huống lúng túng. Đặc biệt là những lúc con khó ăn khó ngủ, quấy khóc, đứng cân sụt ký, đau ốm triền miên. Tất cả chỉ tại mẹ chưa biết cách chăm sóc và kiêng cữ thật khoa học cho con mà thôi. Chỉ cần nắm rõ một số kiến thức cơ bản là mẹ sẽ biến hành trình nuôi con từ gian nan đến nhàn tênh và ngập tràn hạnh phúc. Chế độ ăn của trẻ sơ sinh -Trẻ dưới 6 tháng chỉ nên bú sữa mẹ là tốt nhất. Ngoài sữa mẹ ra, không nên cho trẻ ăn uống thêm bất cứ thứ gì khác, nhất là các thực phẩm có dạng rắn, nước ép, bột, nước lọc. Chỉ những bé nào mẹ không có sữa hoặc quá ít sữa mới được uống thêm sữa ngoài (có thể tráng miệng bằng nước lọc).-Ban đêm, hạn chế lay trẻ sơ sinh dậy cho bú đêm khi con đang say ngủ. Thói quen này khiến bé quen giấc, sau này khi cai sữa rồi, bé sẽ giữ thói quen tỉnh dậy giữa đêm để đòi bú. Chỉ nên cho bú khi con đói và tỉnh dậy đòi sữa.-Không canh giờ cho bé bú. Về lý thuyết, sữa mẹ sẽ tiêu hóa sau khi vào dạ dày tầm 3 tiếng nên việc cho bé bú 3 tiếng 1 lần là đúng. Tuy nhiên nên linh hoạt, để con thoải mái vì mỗi trẻ có nhu cầu khác nhau.-Với các trẻ bú bình, nếu bú xong còn thừa sữa, mẹ nên đổ bỏ. Chỉ sau 2 tiếng kể từ lúc pha, sữa công thức sẽ biến chất và chứa những thành phần gây hại. Nếu tiếc để dành lại cho cữ bú sau sẽ dễ khiến con gặp vấn đề về dinh dưỡng và tiêu hóa sau này. Kiêng cữ khi chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách giúp bé ít quấy, khỏe mạnh, chóng lớn Giấc ngủ của trẻ sơ sinh -Người xưa thường kiêng kỵ cho bà đẻ và em bé nằm trong căn phòng tối sau sinh. Nó khiến mẹ khó phát hiện vàng da sớm ở trẻ, tăng nguy cơ bị vàng da nặng, di chứng thần kinh, thiếu vitamin D, còi xương, trớ sữa, dễ giật mình, khóc đêm, nhiễm trùng da… -Kiêng để bé “ngủ ngày cày đêm”: Mẹ cần tạo điều kiện để bé phân biệt được ngày và đêm. Ban ngày, hãy giữ cho phòng con tràn ngập ánh sáng (ngay cả với giấc ngủ ngày). Ngược lại, ban đêm, mẹ tắt hết đèn để bé quen dần, biết mình cần phải ngủ. -Ban đêm con ngủ, mẹ đừng để đèn sáng mạnh vì sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ, ảnh hưởng thị lực của con. -Không rung lắc, đưa võng mạnh để dỗ con ngủ vì dễ tổn thương não bộ bé.-Không được ủ con trong chăn quá dày vì khiến bé bị nóng, đổ mồ hôi, nhiễm lạnh. Giấc ngủ của trẻ rất quan trọng trong việc kiêng cữ khi chăm sóc trẻ sơ sinh Vệ sinh cho trẻ sơ sinh-Người lớn rửa tay bằng xà phòng trước khi tiến hành vệ sinh cho bé. -Kiêng cữ khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 3 tháng nên lưu ý trường hợp trẻ chưa rụng rốn. Lúc này, mẹ không nên băng kín và băng quá chật rốn của con. Nên để hở rốn, quấn tã dưới rốn để tránh nhiễm trùng. Chỉ một lớp áo mỏng phủ lên rốn sẽ giúp mẹ dễ quan sát, rốn mau khô, nhanh rụng, ít nhiễm trùng, ít tạo chồi rốn. -Không được dùng nước cam thảo, mật ong, chanh… để rơ miệng cho con.-Không cắt tóc máu cho con quá sớm và quá nhiều lần vì tóc máu giúp giữ ấm và bảo vệ thóp. Ngoài ra nếu cắt không cẩn thận còn dễ khiến con bị trầy xước, chảy máu, nhiễm trùng… Kiêng cữ khi chăm sóc trẻ sơ sinh là hạn chế cắt tóc máu khi trẻ còn quá nhỏ Thuốc cho trẻ sơ sinh-Chỉ được dùng thuốc cho trẻ khi có chỉ định của bác sĩ và nhớ theo dõi con xem có phản ứng gì lạ không. Tuyệt đối không tự ý đi mua thuốc về cho con sử dụn mà chưa đưa con đi thăm khám, hỏi ý kiến bác sĩ.-Thuốc bổ sung vitamin (hay gặp nhất là vitamin D), canxi, men tiêu hóa… cũng không được cho con uống tùy tiện, quá liều. Phải được bác sĩ tư vấn rõ ràng mới được dùng. Những lưu ý khác khi nhà có trẻ sơ sinh -Nếu tập cho con ngủ một mình trong nôi, mẹ phải dọn dẹp sạch sẽ nôi, tránh để nhiều gối, thú bông, khăn màn… trong đó vì dễ chặn mũi khiến con bị ngạt, đột tử. Đây là một điều kiêng cữ khi chăm sóc trẻ sơ sinh mà một số mẹ chủ quan dẫn đến hậu quả đáng tiếc. -Không cho trẻ tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời (dễ cảm bệnh, bỏng da, ung thư da…).-Không cắt lễ để nặn máu khi con bị bệnh (khiến bé bị đau, dễ nhiễm trùng, nhiễm bệnh).-Không quấn bé quá chặt, mặc đồ quá chật vì sẽ khiến con bị bức bối, nóng, lưu thông máu kém. -Bình thủy, nước rửa bát, dầu gội, sữa tắm, nước lau nhà, thuốc tây… phải được cất gọn gàng khỏi tầm với của trẻ. -Bố trí dây điện và ổ điện trên cao, các ổ điện nên có nắp đậy, keo dán kín lỗ. Kiêng cữ cho người đi thăm bé Kiêng cữ khi chăm sóc trẻ sơ sinh có cả việc dặn dò người thân phải ý tứ khi muốn đi thăm bé -Không nên đến thăm bé quá sớm, đến thăm mà không nhắn hoặc gọi điện báo trước.-Không được chụp ảnh bé (nhất là mở đèn flash). -Nên cởi bỏ áo khoác ngoài, dép, rửa tay sạch sẽ trước khi vào. -Nếu đang bị cảm, ho, sổ mũi hoặc mắc bất cứ một căn bệnh nào đó thì nên hoãn việc đi thăm trẻ lại. -Nên cẩn thận lời ăn tiếng nói, nếu có khen con thì phải nói từ “trộm vía”. Hạn chế chê bai, trách móc khiến bà đẻ cảm thấy buồn phiền, áp lực. -Hỏi ý kiến bà đẻ trước khi muốn bế bé. Khi bế không được dùng tay giở xem rốn, “vùng kín” của con. Tuyệt đối không được hôn hít (nhất là vào mặt) và bẹo má trẻ.-Đi thăm không nên ngồi lại quá lâu, nói chuyện ồn ào vì trẻ sơ sinh và bà đẻ cần có nhiều thời gian nghỉ ngơi. Kiêng cữ theo quan niệm dân gian Theo quan niệm dân gian, có những việc nên kiêng cữ khi chăm sóc trẻ sơ sinh rất kì bí không thể lí giải được. “Có kiêng có lành” nên tốt nhất là mẹ cũng nên tham khảo để nuôi con tốt nhất có thể (nhớ là chỉ mang tính tham khảo thôi chứ chưa có lý giải khoa học đâu nhé!): -Khi đưa con đi ra ngoài, mẹ nên bôi nhọ nồi hoặc son đỏ lên trán con để "đánh dấu", cầm theo tỏi, dao cùn nhỏ trong người. Gặp người lạ, sau khi họ đi thì đốt vía để con không khó chịu, quấy khóc.-Trẻ khóc dạ đề, mẹ lấy một con dao cùn để sâu trong gầm giường sẽ đỡ.-Trẻ ngủ lì không dậy, mẹ xin vài cọng tóc mai của người khác họ phảy vào miệng đứa trẻ cho tỉnh.-Trẻ nấc, mẹ lấy ngọn lá trầu không dán vào trán cho khỏi. Với các bé lớn, nếu là con trai cho uống 7 ngụm nước nhỏ, là con gái uống 9 ngụm nước nhỏ sẽ hết bị nấc. -Lưu ý khi bồng bế trẻ sơ sinh: Không đưa con qua cửa sổ cho người khác bồng bế.-Mỗi khi con hắt hơi thì chúc “Sống lâu trăm tuổi” để cầu phúc cho con nhanh lớn, khỏe mạnh.-Không nên cho trẻ soi gương vì khiến trẻ sợ, hoảng loạn, tối ngủ giật mình, không ngon giấc. -Lưu ý trong phòng trẻ: Phòng trẻ được bài trí ngăn nắp, hợp lý. Sự lộn xộn sẽ phá vỡ dòng chảy của năng lượng và tạo nên cảm giác hỗn loạn, mơ hồ. Không được treo chuông gió, tranh ảnh có hình quái dị, hung ác. -Khi trẻ bị ngã, dỗ mãi không nín: vẩy nước vào nơi bé vừa bị ngã. Ngoài ra, mẹ cũng nên áp dụng thêm các cách “làm phép” khi trẻ tròn 100 ngày sau sinh để khi bé mọc răng không sốt, hết nôn trớ và lớn nhanh, khoản mạnh nha. nhiều mẹ thử và thành công với 5 cách này đó. Trên đây là các kiêng cữ khi chăm sóc trẻ sơ sinh đặc biệt quan trọng. Nếu kiêng đủ thì trẻ sẽ rất ngoan, lớn mau và lanh lợi nữa. Các mẹ (nhất là những ai làm mẹ lần đầu) nên xem kĩ và lưu lại để có thể chăm sóc con mình một cách tốt nhất.
Từ khóa » Gió Trời Có Tốt Cho Trẻ Sơ Sinh
-
Có Nên "kiêng Gió" Cho Trẻ Sơ Sinh? - Tuổi Trẻ Online
-
Có Nên “kiêng Gió” Cho Trẻ Sơ Sinh? - Báo Thanh Niên
-
Trẻ Sơ Sinh Bao Lâu Thì được Ra Ngoài? Cần Chuẩn Bị Những Gì Cho ...
-
Bố Mẹ Có Nên Kiêng Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh? - Khám Chữa Bệnh, Phổ ...
-
Trẻ Sơ Sinh Có Nên Kiêng Nắng Gió? - AFamily
-
Những điều Cần Chú ý Khi Cho Trẻ Sơ Sinh Nằm điều Hòa
-
Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh Lúc Mấy Giờ? | Vinmec
-
Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Và 13 điều Sai Lầm Nên Tránh
-
Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh Lúc Mấy Giờ? | Cleanipedia
-
Trẻ Sơ Sinh Mấy Tháng Cho Ra Ngoài Trời? 8 Lưu ý Dành Cho Cha Mẹ
-
7 Lợi ích Tuyệt Vời Từ Việc Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Hello Bacsi
-
Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh Lúc Mấy Giờ Là Tốt Nhất?
-
Những Lưu ý Khi Cho Bé Sơ Sinh Ra Ngoài Vào Mùa đông - - Kids Plaza
-
Trẻ Sơ Sinh Nằm điều Hòa Có Tốt Không? Cách Sử Dùng điều Hòa Cho ...