Kiêng Làm Vỡ Bát Trong Ngày Tết Nhưng Em Mà Có Lỡ ...
Lễ hội, sự kiện > Các ngày lễ > Tết Nguyên đán
Kiêng làm vỡ bát trong ngày tết nhưng em mà có lỡ làm vỡ thì có sao không? Người ta bảo bát đĩa tượng trưng cho gia đình, trong ngày tết mà làm vỡ thì xui lắm. Em nói ngở chứ nhỡ ra em làm vỡ bát, không hiểu là có điềm gì không nhỉ? Còi lười Trả lời 17 năm trước Đây là điềm báo nhà bác sẽ phải mua bát mới roài[;;)][:D] Đùa bác chút thôi, năm 2001 sáng mồng 1 Tết nhà tớ còn vỡ cả phích nước. Rót nước sôi vào tự dưng vỡ BỤP 1 phát, cả nhà lo sốt vó. Ai ngờ năm đó nhà tớ lại có lộc lớn.[:D] Nếu có chót lỡ thì cũng không sao đâu bạn ạ[:D] Trả lời 17 năm trước Người ta nói tránh đổ vỡ thôi [:-P] Chứ làm gì có ai dám khẳng định là đổ vỡ sẽ xúi quẩy đâu ^^...Vô tư đi[:D] djshg Trả lời 13 năm trướcKiêng làm vỡ bát đĩa:Bát đĩa tượng trưng cho gia đình, vì thế, trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.
Những việc kiêng làm trong ngày tết
Miền Bắc:Kiêng quét nhà:Trong ba ngày Tết, kiêng quét nhà vì sợ quét hết vận đỏ đi. Vì thế, ai cũng quét dọn nhà cửa, vườn tược trước lúc giao thừa.Kiêng đổ rác:Tục kiêng đổ rác xuất phát từ câu chuyện trong Sưu thần ký. Chuyện kể rằng, có một người lái buôn đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy thần tặng nàng hầu tên là Như Nguyệt. Ông trở nên giàu có, tiền bạc đầy nhà.Năm ấy, vào ngày mồng Một Tết, Như Nguyệt mắc lỗi nhỏ, bị ông chủ đánh đập nên biến vào đống rác. Người lái buôn không biết, mang rác đổ đi. Từ đấy, ông lại nghèo như xưa.Kiêng không treo những tranh "xui xẻo"như: đánh ghen, kiện tụng... mà phải tìm bằng được tranh lợn, gà, cậu bé...Kiêng cho lửa ngày Tết:Ngày mùng Một Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình, vì quan niệm lửa là đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió..Rắc vôi bột ở 4 góc vườn:Ở nông thôn, nhà nào cũng rắc vôi bột ở 4 góc vườn rồi vẽ hướng ra phía cổng để xua đuổi ma quỷ. Vì thế, dân gian có câu: "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi".Xông nhà:Những người "nặng vía", không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông nhà ngày đầu năm. Người có tang không nên xông đất nhà người khác để tránh xui xẻo.Tránh nói giông:Ngày đầu năm, ta phải hết sức tránh những ngôn ngữ, hành động có thể đem lại sự không may, còn gọi là nói giông hoặc nói xui như: "Chết rồi!", "Tiêu rồi!".Kiêng cho nước đầu năm:vì nước được ví như nguồn tài lộc trong câu chúc tiền vô như nước, nếu cho nước thì coi như mất lộcKiêng làm vỡ bát đĩa:Bát đĩa tượng trưng cho gia đình, vì thế, trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.Kị mai táng:Ngày Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc.Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà nào có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.Miền TrungKiêng ăn một số món: Người dân miền Trung có tục kiêng ăn trứng vịt lộn, thịt vịt trong ngày Tết và cả tháng đầu năm. Người ta cho rằng ăn thịt vịt sẽ gặp xui xẻo. Một số vùng không ăn tôm vì sợ... đi giật lùi như tôm. Nếu ăn trong ngày Tết, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới.Kiêng mua quần áo màu trắng, vải trắng suốt tháng Giêng Âm lịch.Miền Nam:Ở một số vùng quê Nam bộ còn có tục kiêng không để cối xay gạo trống vào những ngày đầu năm. Điều này tượng trưng cho việc thất bát, mất mùa năm tới. Chính vì vậy, người ta thường đổ một ít lúa vào cối xay, ngụ ý cầu mong năm mới lúa gạo đầy tràn.Ngày Tết có lệ ai đến nhà, bất kể giờ giấc nào, gia chủ cũng dọn cỗ, mời uống rượu, ăn bánh. Khách không được từ chối bữa ăn, dù no cũng phải nhấm nháp chút ít.Đi đâu xa cũng phải về nhà trước giờ Giao thừa. Ai không về kịp xem như cả năm sau người ấy phải bôn ba vì công việc làm ăn.Sau khi quét dọn phải cất hết chổi. Nếu trong ngày Tết để mất chổi nghĩa là năm đó gia đình sẽ bị trộm vét sạch của.
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Vì sao có tục kiêng hót rác đổ đi trong ba ngày tết? Vì sao lại có ngày Tết Nguyên Đán nhỉ? Những điều kiêng kị trong ngày tết có ai biết không ạ? Ngày Tết kiêng ăn gì? Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết ? Những tục kiêng kị trong dịp tết nguyên đán? Làm sao để chống say xe trong kỳ nghỉ Tết ? Ngày tết nên kiêng gì? 10 điều nên làm trong ngày TếtTừ khóa » Vỡ đĩa Mùng 1 Tết
-
Mùng 1 Làm Vỡ Bát, Đĩa, Cốc, Chén, Ly Có Sao Không?
-
Mùng 1 Tết Làm Vỡ Chén Bát Là điềm Gì, Cách Hóa Giải Thế Nào?
-
Sáng Mùng 1 Tết Làm Vỡ Bát Có Sao Không?
-
Vỡ Bát Ngày Mùng 1 Tết Có Sao Không?
-
Vỡ Bát, đĩa Ngày Mùng 1 Tết Có Sao Không? - Sức Khỏe Là Số 1
-
Mùng 1 Tết Làm Vỡ đĩa Có Sao Không
-
1. Mùng 1 Vỡ đĩa, Chén, Bát, Cốc, Phích Nước, Kính Là điềm Gì?
-
Mùng 1 Làm Vỡ Bát Có Sao Không? - Sống Đẹp
-
Sáng Mùng 1 Tết Làm Vỡ Bát Có Sao Không? - Thời Đại Hải Tặc
-
Sáng Mùng 1 Tết Làm Vỡ Bát Có Sao Không? - CungDayThang.Com
-
Sáng Mùng 1 Tết Làm Vỡ Bát Có Sao Không? - Mobitool
-
Kiêng Làm Vỡ Bát Ngày Tết?
-
Sáng Mùng 1 Tết Làm Vỡ Bát Có Sao Không? - Tass Care
-
Vỡ Bát, đĩa Ngày Mùng 1 Tết Có Sao Không?