Kiệt Sức Là Gì, Dấu Hiệu Nhận Biết, Nguyên Nhân Và Cách Chữa

Kiệt sức do đâu và làm sao để nhận biết kiệt sức

Chào bác sĩ, tôi tên là An, năm nay 33 tuổi. Thời gian gần đây, tôi thường có cảm thấy rất mệt mỏi, không thể tập trung vào công việc và cảm thấy không có hứng thú trong công việc gia đình. Bản thân tôi rất lo lắng về điều đó nhưng không biết sao lại như vậy. Nhiều người bảo tôi có thể đang bị kiệt sức. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa hiểu kiệt sức là như thế nào và vì sao mà tôi bị kiệt sức. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi và cho tôi lời khuyên. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn An, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Cuộc sống với rất nhiều bận rộn, áp lực dễ khiến cho con người mệt mỏi, bên cạnh đó cũng có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến cho bạn bị kiệt sức. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng kiệt sức, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin như sau:

1. Kiệt sức là gì

2. Dấu hiệu nhận biết kiệt sức

  • Phân biệt kiệt sức với trầm cảm

3. Nguyên nhân gây ra kiệt sức

4. Điều trị kiệt sức

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Kiệt sức là gì?

Kiệt sức (tên tiếng Anh là Burnout) hiện nay đang là một hiện tượng thường gặp và nhận được sự quan tâm từ cộng đồng. Mỗi ngày số lượng nhân viên xin nghỉ phép vì quá mệt mỏi hay kiệt sức càng tăng. Tuy nhiên những triệu chứng trên có phải thuộc một bệnh lí y khoa không? Và kiệt sức khác với trầm cảm ra sao?

Từ “kiệt sức” được dùng lần đầu vào năm 1970 bởi nhà tâm lí học người Mỹ Herbert Freudenberger. Ông đã dùng từ này để miêu tả những hậu quả của stress nặng. Ví dụ các bác sĩ và y tá là những người luôn cống hiến và làm việc cực nhọc thường sẽ dẫn đến hao mòn sức lực, mệt mỏi, thờ ơ và không thể nào tiếp tục được công việc. Ngày nay, từ này được dùng rộng rãi hơn vì kiệt sức có thể gặp ở bất cứ người nào, từ những người tham danh vọng, nghệ sĩ nổi tiếng cho đến những công nhân làm việc quá sức.

2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng kiệt sức

Kiệt sức thường bao gồm nhiều dấu hiệu. Hiện nay chưa có sự thống nhất về những dấu hiệu nào thuộc kiệt sức và những dấu hiệu nào không. Tuy nhiên tất cả những định nghĩa về kiệt sức cho đến hiện nay đều có chung đặc điểm là liên quan đến stress công việc hay làm việc quá sức. Một ví dụ khác của stress ngoài công việc đó là chăm sóc và lo cho gia đình.

Có 3 loại dấu hiệu của kiệt sức bao gồm:

  • Mệt mỏi kéo dài: người cảm thấy dần bị bòn rút sức lực và cảm xúc, mệt mỏi tăng dần, không thể tiếp tục công việc được nữa và không còn tí sức lực nào. Những triệu chứng khác có thể đi kèm như rối loạn tiêu hóa: bệnh dạ dày và đường ruột.
  • Tự tách biệt cá nhân: người bị kiệt sức thường thấy công việc làm tăng stress cũng như lo lắng và họ thường tự chỉ trích về tình trạng công việc và đồng nghiệp của họ. Điều này dẫn đến họ tự làm tăng khoảng cách với mọi người xung quanh, và cảm thấy tê cứng công việc.
  • Giảm chất lượng công việc: kiệt sức chủ yếu ảnh hưởng lên các công việc thường ngày như ở cơ quan, ở nhà hay khi chăm lo gia đình. Người bị kiệt sức thường không tích cực trong công việc và rất khó tập trung, thờ ơ và thiếu sự sáng tạo.

Tình trạng kiệt sức và trầm cảm khác nhau như thế nào?

Một số triệu chứng nhất định được xem là điển hình hay thường gặp trong kiệt sức cũng có thể thấy trong bệnh trầm cảm, ví dụ như:

  • Mệt mỏi vô cùng
  • Cảm giác xuống dốc mọi việc
  • Giảm chất lượng công việc

Bởi vì dấu hiệu của kiệt sức và dấu hiệu của bệnh trầm cảm khá giống nhau nên một số người được chẩn đoán là kiệt sức mặc dù họ thật sự mắc bệnh trầm cảm. Do đó mọi người cần cẩn thận không nên tự chẩn đoán kiệt sức đột ngột. Điều này có thể dẫn đến liệu trình điều trị không phù hợp. Ví dụ, người bị kiệt sức có thể được khuyên rằng nên nghỉ ngơi du lịch một thời gian dài. Người chỉ bị mệt mỏi do công việc có thể hồi phục nhanh chóng nếu nghỉ ngơi hợp lí. Tuy nhiên người bị trầm cảm nếu làm vậy có thể dẫn đến mọi việc nghiêm trọng hơn bởi vì họ cần nhiều sự giúp đỡ khác ví dụ như điều trị tâm lí hay dùng thuốc.

Nét đặc trưng của kiệt sức là các triệu chứng đều liên quan đến công việc. Còn trong trầm cảm, đó là những suy nghĩ và cảm giác tiêu cực không chỉ trong công việc mà còn trong tất cả mọi việc trong cuộc sống. Những dấu hiệu điển hình của trầm cảm khác bao gồm:

  • Thiếu tự tin
  • Vô vọng
  • Có khuynh hướng tự tử

Đây được xem là những dấu hiệu không điển hình trong kiệt sức. Do đó người bị kiệt sức không phải lúc nào cũng bị trầm cảm. Nhưng kiệt sức có thể làm tăng nguy cơ bị trầm cảm.

Dấu hiệu nhận biết kiệt sức

3. Nguyên nhân gây ra tình trạng kiệt sức

Kiệt sức thường bắt nguồn từ công việc. Tuy nhiên bất kì ai cảm thấy quá tải công việc và không được đánh giá cao về bản thân thường có nguy cơ bị kiệt sức nhiều hơn – từ một nhân viên làm việc chăm chỉ, không dành thời gian nghỉ ngơi dần dần trở nên một người mẹ mệt rã rời khi chăm sóc con cái, nhà cửa.

Lối sống và tính cách của bạn cũng có thể góp phần gây kiệt sức. Cách bạn giết chết thời gian và cách bạn nhìn về thế giới khách quan cũng đóng vai trò quan trọng trong gây ra kiệt sức.

Kiệt sức do công việc

  • Cảm thấy bạn không còn khả năng quán xuyến công việc của mình
  • Không được công nhận hay khen thưởng trong công việc
  • Đòi hỏi hay kì vọng về công việc quá nhiều
  • Thường làm việc lẻ loi một mình và không thích những thử thách trong công việc
  • Làm việc trong môi trường hỗn loạn, lộn xộn hay áp lực cao

Kiệt sức do lối sống

  • Làm việc quá nhiều mà không dành đủ thời gian thư giãn hay gặp bạn bè
  • Thiếu những mối quan hệ thân thiết hay thiếu sự ủng hộ từ người khác
  • Tự nhận lấy quá nhiều trách nhiệm về mình mà không nhờ người khác giúp đỡ
  • Ngủ không đủ giấc

Kiệt sức do tính cách cá nhân

  • Có khuynh hướng cầu toàn; muốn mọi việc được hoàn thành một cách hoàn hảo tuyệt đối. Do đó cảm thấy không có việc nào tốt vừa ý họ
  • Có cách nhìn bi quan, tiêu cực về bản thân và thế giới xung quanh
  • Luôn có ý muốn kiểm soát mọi việc; phải miễn cưỡng giao quyền quyết định cho người khác

4. Các phương pháp điều trị tình trạng kiệt sức

Mở lòng với những người xung quanh

Giữ liên lạc với những mối quan hệ bên ngoài là liều thuốc tự nhiên chống stress: vì bạn có thể thoải mái tâm sự, trải lòng về những lo lắng với người thân, bạn bè và điều này giúp giải tỏa stress rất hiệu quả.

Hãy tích cực hơn trong những mối quan hệ thân thiết ví dụ như với đồng nghiệp, con cái hay bạn bè, tạm gác những mệt mỏi trong công việc sang 1 bên, hãy thân thiện hơn với đồng nghiệp, hạn chế tiếp xúc với những người có suy nghĩ tiêu cực không thiện chí, kết nối với một nhóm cộng đồng có ý nghĩa với bản thân bạn.

Sử dụng mạng xã hội

Sức mạnh của sự vị tha, việc giúp đỡ người khác có thể giúp làm bạn dễ chịu và giải tỏa được nhiều stress cũng như mở rộng vốn sống xã hội của bản thận. Thậm chí ngay cả một nụ cười nhẹ nhàng thân thiện cũng có thể làm tâm trạng của bạn tốt hơn và làm giảm stress cho bạn và cả người khác.

Tái xây dựng cách nhìn nhận của bạn với công việc

Hãy thử tìm và xác định rằng những việc bạn làm đều có giá trị

Hãy tìm sự thăng bằng trong cuộc sống của bạn: nếu bạn thất vọng về công việc hãy tìm những việc khác có ý nghĩa với bạn hơn như gia đình, bạn bè, giải trí hay việc từ thiện

Kết bạn với những đồng nghiệp tại cơ quan: sẽ giúp bạn giải quyết công việc hiệu quả hơn giảm kiệt sức

Dành thời gian nghỉ ngơi nếu cảm thấy mệt mỏi do công việc

Những biện pháp khác

  • Ngủ đủ giấc
  • Tập thể dục
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lí: giảm lượng đường và tinh bột vì đây là những chất dễ làm hỏng tâm trạng và tiêu thụ năng lượng nhanh chóng, dễ gây kiệt sức. Dùng thực phẩm có chứa omega 3 có trong mỡ cá sẽ giúp ổn định tâm trạng hơn. Giảm tiêu thụ nicotine, chất cồn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.

Từ khóa » Sự Kiệt Sức Là Gì