Kiệu Bát Cống

 Kiệu bát cống bằng gỗ vàng tâm sơn son dát vàng được cung tiến thờ trong các đình và rước trong các lễ hội của làng. Các cơ sở làm mẫu kiệu bát cống thờ đẹp hiện tại thường ở làng nghề truyền thống Sơn Đồng với nhiều gia đình có kinh nghiệm trong việc làm đồ thờ cúng bằng gỗ cho các đình chùa. Ngày nay trong các mẫu kiệu thờ cũng còn có kiệu song hành và kiệu long đình là được thờ và rước rất nhiều, mọi người  hãy tham khảo các mẫu dưới bài viết sau đây.

kiệu bát cống
kiệu bát cống

Kiệu bát cống là vật chính dùng trong lễ rước kiệu thần, là nghi lễ phổ biến trong hầu hết các làng xã ở nước ta. Trong các loại kiệu thì kiệu bát cống cũng là loại được sử dụng phổ biến hơn cả. Loại kiểu này có gì đặc biệt, tại sao lại dùng trong nghi lễ rước thần? Nếu thắc mắc cùng câu hỏi trên, quý khách hàng hãy cùng cơ sở sản xuất đồ thờ Xuân Trang tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Kiệu bát cống được dùng vào dịp gì?

Hằng năm, vào những ngày đầu xuân các làng xã thường tổ chức những buổi lễ hội. Nội dung chương trình này gồm hai phần chủ yếu là phần lễ và phần hội. Trong phần nghi lễ có phần rước, chủ yếu rước các vị thần, thành hoành, rước văn hay rước nước. 

Vào phần lễ rước này, để đưa các vị thần từ nơi thờ phụng đến nơi tổ chức lễ hội người ta sẽ sử dụng kiệu. Kiệu rước cũng có nhiều loại: kiệu 4 người khiêng, kiệu 8 người khiêng (kiệu bát cống), kiệu 16 người khiêng (kiệu thập lục cống),…

Truyền thống này xuất hiện từ xa xưa, đến nay vẫn còn lưu giữ một vài kiểu kiệu cổ như: Kiệu bát cống sơn son thếp vàng thời Lê Trung Hưng tại bảo tàng lịch sử quốc gia. Bởi vì đã xuất hiện lâu đời nên di sản này có dấu hiệu bong tróc, nhưng đây vẫn là cổ vật có nhiều giá trị về mặt văn hoá, nghệ thuật, lịch sử.

Tóm lại, kiệu này dùng để trước tượng thánh hoặc thần trong dịp lễ nên còn có tên gọi khác là kiệu thần. Khi thấy làng nào có thờ kiệu thần, có thể biết được nơi đó thường có tổ chức lễ hội. Thông thường lễ được phổ biến và trở thành nét văn hoá không thể thiếu trong hầu hết các làng quê Việt.

Cấu tạo thông thường của mẫu kiệu bát cống

kiệu bát cống dát vàng
kiệu bát cống dát vàng

Có khá nhiều các loại kiệu rước khác nhau như kiệu ngọc lộ, kiệu 4 người khiêng, kiệu 8 người khiêng, kiệu 16 người khiêng,…Trong đó kiệu 8 người khiêng được gọi là kiệu bát cống. Cấu tạo của mỗi chiếc kiệu bao gồm những phần cơ bản như sau:

Bành kiệu

Bành kiệu được miêu tả dễ hiểu là hình dạng một chiếc ghế đặt trên các đòn kiệu. Đây là một chiếc ghế đặc biệt có lưng và tay vịn. Ghế được trang trí bằng những hình ảnh đặc săc, sang trọng như hình đầu rồng (nhìn tương tự như ghế rồng của vua nhưng thấp hơn). Phần bành sau cao hơn phần thân bành chạm nổi hình lưỡng long chầu nguyệt, tức là hai con rồng chậu mặt trăng. 

Ngoài ra, tuỳ vào lựa chọn chạm khắc của nghệ nhân hay yêu cầu mà chạm khắc các hình khác như cá chép hoá rồng cùng các cành lá rong rêu thuỷ sinh,…Các hoạ tiết trang trí được chạm tròn, chạm nổi, chạm thủng,…hết sức hài hoà. Đây là vị trí đặt bài vị thần khi tiến hành nghi thức rước, trước bài vị thần là bát hương, cây sáp và hoa quả.

Đòn kiệu

Các loại đoàn kiệu chính cho loại kiệu bát cống bao gồm: đòn ngang, đòn dọc, đòn khiêng. 

Đòn dọc: Gồm 2 thanh, phần đầu tạo hình đầu rồng phần cuối tạo hình đuôi rồng. Kiệu khi chồng lên, đặt song song làm tầng đòn trên cùng, tạo thành mặt phẳng thứ nhất đội bành kiệu.

Đòn ngang: Gồm 2 thanh, mỗi thanh tạo thành 2 đầu rồng đặt vuông góc phần đầu và phần cuối của 2 thanh đòn dọc, tạo thành mặt phẳng thứ 2 đội 2 thanh đòn dọc.

Đòn khiêng: Gồm 4 thanh đặt dưới đầu của 2 thanh đòn ngang tạo thành mặt phẳng thứ 3 với 8 hình đầu rồng. Ở mỗi đầu để đặt lên vai người khiêng kiệu gọi là “chân kiệu”, “hàng hóa” hoặc “hùng đô”, “giai đô”… tùy theo cách gọi mỗi làng. Bốn thanh đòn khiêng được đặt cùng chiều với 2 thanh đòn dọc.

Kiệu bát cống cũng như những vật phẩm thờ khác trở thành một nét văn hoá dân tộc không thế thiếu trong nhiều nghi lễ dân gian. Trong lễ hội, phần bành kiệu nhô hẳn lên trên, cao hơn vị trí đầu người nhằm mục đích đề cao các vị thần và gây sự chú ý đối với khác hành hương. Điều này góp phần mang đến vẻ đẹp văn hoá dân tộc Việt từ bao đời nay, luôn đề cao các bậc thánh thần.

Mọi người tham khảo thêm Các mẫu bàn thờ đẹp

  • Hoành phi cuốn thư câu đối
  • Kiệu ngựa hạc
  • Bàn thờ án gian
  • Bàn thờ ô xa
  • Bàn thờ phật
  • Sập thờ
Làng nghề truyền thống Sơn Đồng
Địa chỉ: Thôn Rảnh_Xã Sơn Đồng_Hoài Đức_Hà Nội
Cơ sở sản xuất đồ thờ tượng phật Xuân Trang
Hotline: 094.533.0463

Từ khóa » Hình ảnh Kiệu Bát Cống