Kiểu Bonsai Rễ Bám đá - Thiết Bị điện Thông Minh

Có phải rễ bám đá là kiểu bonsai sống trong địa bình khắc nghiệt?

Rễ bám đá, hay nghệ thuật cho rễ mọc trên đá là một dạng bonsai mô tả những cây sống trong địa hình khắc nghiệt tại những vách núi đá thẳng đứng hiểm trở, tại những mỏm đá cheo leo nhô ra khoảng không mà bên dưới kia là vực thẳm, là biển cả mênh mông tứ bề lộng gió. Cây sống trên đá núi là nhờ vào những sợi rễ len lỏi vào những khe nứt của đá để bám chặt vào đó mà sống.

Bonsai làm theo kiểu rễ bám đá phải có kỹ thuật đặc biệt. Ngoài việc chọn đá, chọn cây trồng, còn phải biết cách nuôi dưỡng” để có một bộ rễ khỏe mạnh để nuôi sống cây sau này. Tất cả những Công việc đó đòi hỏi tốn kém nhiều công sức và thời gian, nhiều gấp nhiều lần so với cách trồng bonsai thông thường. Nhưng, đây cũng là một thú tiêu khiển đem đến nhiều điều thú vị cho người chế tác nó.

Loại đá để rễ cây dễ bám vào là loại đá gì?

Không phải loại đá nào cũng thích nghi cho rễ cây bám vào nuôi sống cây được. Chỉ có hai loại đá sau đây được hầu hết nghệ nhân chọn lựa để trồng kiểu bonsai này là đá vôi và đá núi lửa. K Ưu điểm của đá vôi là hút nước, giữ được độ ẩm cao lại dễ cưa cắt, đục đẽo, dễ tạo những kẽ nứt nhân tạo cho rễ cây có nơi lý tưởng để bám chặt vào. Đó là chưa nói đến việc đá vôi rất dễ kiếm lại rẻ tiền. Nhưng loại đá này lại có khuyết điểm là dùng không “thọ”, sử dụng lâu ngày đá sẽ nứt rạn và cuối cùng là vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ.

Đá núi lửa cũng thích hợp cho rễ cây bám chặt vào, nhưng loại đá này chỉ thích hợp cho những ai có của ăn của để, vì giá cao. Muốn có đá tốt nhiều người phải nhập từ Nhật về. Đá núi lửa gọi là tốt do có nhiều loại khác nhau như vân màu trắng, màu xanh lá cây, xanh da trời, xám… Những màu vân này vừa đẹp vừa lạ nên nhiều người thích sưu tập đủ bộ để chơi cho thỏa mãn với sự kỳ vọng của mình.

Cách xử lý đá như thế nào?

Chọn được một tảng đá có hình dáng đẹp vừa ý không phải là chuyện dễ, vì trong tự nhiên rất hiếm thấy những tảng đá có kích thước và hình thể vừa ý với mình. Nếu chọn lựa không được thì chỉ còn cách dùng thủ thuật cưa xẻ, đục đẽo, chạm trổ và có khi phải ghép vài mảnh đá lại với nhau. Công việc này tuy đòi hỏi nhiều thời gian, nhưng thường đem lại nhiều điều lý thú khi tạo được tác phẩm vừa ý.

Những tảng đá sau khi đã hoàn thành phần mỹ thuật xong, cần phải ngâm vào nước nhiều ngày, rồi cọ rửa nhiều lần, phối hợp với việc phơi ải ngoài nắng để tẩy sạch hết những tạp chất cùng những chất ô nhiễm gây hại cho cây trồng sau này.

Những giống cây nào thích hợp với loại bonsai này?

Ở ngoại quốc loại cây này rất nhiều như cây thích định ba (trident maple), cây du Trung Quốc (Chinese elin), táo gai (crataegus), cây đỗ quyên… ta có cần thăng, sanh, si, gừa, đề… cũng là những cây có bộ rễ tốt, lại có sức chịu đựng cao trong môi trường sống thiếu thốn chất màu và khô hạn. Đây cũng là những cây được chọn trồng trên non bộ.

Với cây chậm ra rễ thì phải “muội” rễ bằng cách nào?

Với những cây chậm ra rễ, trước khi trồng lên đá ta phải nuôi bộ rễ trong chậu có đáy sâu để rễ được tự do mọc dài. Thời gian chờ đợi có thể đến vài ba năm mới xong. Tốt hơn hết là nên tránh chọn những cây có rễ chậm phát triển.

Có bao nhiêu cách trồng rễ bám đá

♦ Thường có bốn cách trồng bonsai trên đá: cho rễ bám đá, tạo hốc để trồng, ghim cây vào kẽ đá và trồng xen giữa đá.

♦ Cách trồng cho rễ bám đá: Khi cây đã có bộ rễ khá dài, ta chọn một tảng đá sao cho các rễ phủ chụp lên tứ phía. Sau đó dùng dây nylon bằng chặt bộ rễ vào đá. Không nên dùng dây kẽm (kể cả dây đồng, dây nhôm) vì dễ làm tổn thương đến bộ rễ. Lớp ngoài cùng bọc hòn đá là băng keo để giữ rễ vào bên trong cho chúng có cơ hội tìm những kẽ hở trong đó mà chui bám vào. Nên đặt khối đá này vào chậu phủ đất khoảng 12, trên mặt chậu nên rải một lớp đá dăm hay sỏi để ngăn cản rễ mọc trôi lên trên. Hằng ngày vẫn tưới nước cho cây, bằng cách để nước tưới lọt vào tảng đá mới tốt. Cần phải trồng như vậy trong một vài năm để rễ bám chắc vào đá mới nhấc cây ra ngoài uốn tỉa lại…

♦ Tạo hốc để trồng: Nếu gặp tảng đá có hốc sẵn vào đúng vị trí thích hợp thì quá tốt, còn ngược lại thì phải dùng khoan hay đục thép tạo hốc để trồng cây, như cách trồng cây trên hòn non bộ. Có điều khác đây là các hốc nên khoan lỗ thoát nước; đồng thời chung quanh hốc nên tạo thêm những đường rãnh, kẽ nứt để khi bộ rễ của cây phát triển mạnh chúng sẽ nương theo những kẽ hở trên đá mà bám chặt vào. Trong hốc nên “bón” hỗn hợp đất sét và than bùn vào để nuôi bộ rễ trong thời gian đầu. Nhà

♦ Ghim cây vào kẽ đá: Nếu gặp nơi kẽ đá khá rộng phù hợp với bộ rễ của cây thì cẩn thận ghim bộ rễ lọt vào kẽ đá, bên ngoài cũng trét kín hỗn hợp đất sét với than bùn, giúp rễ có đủ chất dinh dưỡng để sống. Trong trường hợp kẽ đá quá hẹp thì cuối cùng cũng phải dùng mũi khoan, khoan ba bốn lỗ nhỏ chung quanh đó để đặt đinh ghim vào hầu kềm giữ cây trồng được đứng vững. Cây được đặt vào nơi không có gió mạnh và phải năng tưới để giữ gốc thường xuyên đủ ẩm, vài ba tuần nên bồi thêm đất…

♦ Trồng cây xen giữa đá: Giữa vài tảng đá đặt cận kề nhau trồng bonsai chen vào, rễ cây sẽ lan tỏa cùng khắp bám chặt vào đá cũng đem lại cho người thưởng ngoạn ấn tượng sâu sắc về cây sống trong địa hình khắc nghiệt.

Thời gian phải chờ đợi bao lâu mới được cây bonsai như ý muốn

Trồng bonsai cho rễ bám đá từ ngày khởi đầu cho đến khi có được tác phẩm hoàn hảo trung bình  kéo dài đến mười năm, có khi lâu hơn. Điều này còn tùy thuộc vào kích cỡ và từng loại cây. Đặt cả cây và tảng đá vào chậu sau khi đã băng keo, khiến rễ phát triển mạnh hơn và bám chặt vào đá có kết quả hơn. Mỗi năm, ta bỏ dần lớp đất trên để tảng đá lộ cao lên, hoặc là nâng tảng đá lên cao khỏi mặt đất chậu hơn trước một chút, để bộ rễ thích nghi dần với môi trường sống mới.

Có điều xin được lưu ý quí vị là kiểu cây mọc trên đá phải tạo sự bất cân đối mới đúng cách. Nên đặt cây về một bên tảng đá, còn rễ của nó có thể lan tỏa khắp nơi, như vậy mới tạo được nét tự nhiên.

Bonsai đóng vai trò gì trong nghệ thuật bồn cảnh?

Trong nghệ thuật chơi bồn cảnh PENJING của Trung Quốc, và sau này được du nhập sang Nhật, và tại đây cũng có trường phái riêng, thì vai trò của cây bonsai trong loại bồn kiểng thu nhỏ này có khi được coi là cảnh chính, nhưng cũng có khi đóng vai trò cảnh phụ. Ví dụ:

♦ Với bồn cảnh BONKEI: Cây bonsai là chính, là cái đích để thu hút sự chú ý của người xem. Những cảnh khác như đất đá chỉ bày biện sơ sài vì đó là cảnh phụ.

♦ Với bồn cảnh BONSEKI: Cây bonsai là cảnh phụ, còn những tảng đá cùng những vật trang trí lại là cảnh chính…

 ♦ Với bồn cảnh SUISEKI: Cây bonsai là cảnh phụ, còn phần đá và nước trong chậu mới là cảnh chính.

Từ khóa » Cây Bám đá