Kìm Chế Hay Kiềm Chế Là đúng Chính Tả

Kìm Chế hay Kiềm Chế là đúng chính tảQuy tắc viết đúng chính tảBài trướcBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Kìm Chế hay Kiềm Chế hay Kềm Chế

  • 1. Kiềm chế là gì? 
  • 2. Kìm chế hay Kiềm chế?
  • 3. Cách giải thích khác

Kìm Chế hay Kiềm Chế hay Kềm Chế là cách viết đúng chính tả ngữ pháp Tiếng Việt nhất để tránh gây lẫn lộn. Nhiều bạn tranh cãi gay gắt về ba từ này liệu cái nào sai và nên dùng từ nào. Dưới đây là cách phân biệt cho các bạn cùng tham khảo.

1. Kiềm chế là gì?

Theo tìm hiểu khái niệm kiềm chế thì từ này được hiểu là giữ ở một chừng mực nhất định không cho tự do hoạt động và phát triển. Từ kiềm chế đồng nghĩa với từ như kiềm chế, khiên chế, kìm nén, kìm giữ.

Ví dụ:

- Kiềm chế lại đi bạn, đừng để giận mất khôn.

- Kiềm chế lưỡi khi bạn đang giận giữ.

- Thả lỏng, hít hơi thật mạnh là cách giúp kiềm chế cảm xúc.

- Làm cách nào để có thể kiềm chế được cảm xúc của mình?

- Kiềm chế cơn giận là cách bạn chiến thắng kẻ thù.

- Bạn nên học cách kiềm chế bản thân.

- Nếu như bạn kiềm chế được tính nóng giận của bạn, bạn có thể sẽ thành công.

- Đôi lúc, tôi đã không kiềm chế được bản thân.

2. Kìm chế hay Kiềm chế?

Câu trả lời: Kiềm chế là từ đúng chính tả. Kìm chế là từ sai chính tả.

Nhiều người cho rằng kìm và kiềm chế đều giống nhau. Nhưng trên thực tế, hai từ này hoàn toàn khác nhau. Bên cạnh đó, nhiều người tưởng giống như kìm nén, kìm giữ đều dùng từ kìm nên họ cho rằng kiềm chế là dùng bằng từ kìm thay vì từ kiềm.

Kìm là động từ, có nghĩa là tác động nhằm làm tốc độ của vật nào đó chậm lại, cường độ hoạt động yếu đi hay làm cho phải ngưng lại, không được diễn ra tiếp. Còn về danh từ, kìm là một dụng cụ làm từ kim loại, có hai mỏ và hai càng bắt chéo vối nhau để kẹp chặt.

Ví dụ:

  • Kìm hãm con ngựa đó lại.
  • Kìm chiếc xe đó lại, cho nó đi thật chậm.
  • Lấy cái kìm để nhổ đinh vít.

Khi tìm trong từ điển thì từ Kìm chế không xuất hiện. Thay vào đó là từ Kiềm chế.

Ví dụ:

  • Giận quá, không kiềm chế được bản thân.
  • Cần phải kiềm chế tính nóng của bạn lại.

3. Cách giải thích khác

Kiềm chế hay kềm chế, kìm chế? Có rất nhiều bạn trẻ đã hỏi từ này, song rõ ràng để có một giải thích sát đáng nhất là do hoàn cảnh ngữ nghĩa của 3 từ này đều được dùng như nhau.

  • Kiềm, nếu liên tưởng đến góc độ dung dịch kiềm ta đã được học, kiềm ở đây cũng có nghĩa là kiềm hãm;
  • Kềm, nếu liên hệ đến từ kềm cắt móng tay, cũng là kiềm chặt, tương tự như kiềm hãm;
  • Kìm, nếu liên hệ đến từ dìm, dìm xuống nước chẳng hạn, cũng có nghĩa như kiềm hãm.

Vậy cả 3 từ đều có nghĩa đúng, các bạn cứ tùy nghi sử dụng, chỉ có điều nhiều người đang rất lăn tăn về 3 từ này. Tương tự chúng ta thấy nó qua 2 từ kiềm kẹp, kềm kẹp, kìm kẹp cũng vậy.

Mong rằng, qua bạn viết này VnDoc đã giúp bạn một phần nào đó trong việc phân biệt và nhận định lỗi sai chính tả trong Tiếng Việt hướng dẫn các Quy tắc chính tả đúng chuẩn, để có cách sửa chữa kịp thời sử dụng phù hợp trong văn nói và văn viết hàng ngày.

Tham khảo thêm phân biệt quy tắc chính tả

  • "Xúc tích" hay "Súc tích" là đúng chính tả?
  • Bổ sung hay bổ xung?
  • Xịn sò hay sịn sò là đúng chính tả
  • Xài hay Sài? Sơ xài hay sơ sài là đúng chính tả?
  • Xì hay Sì? Đen Xì hay Đen Sì mới đúng chính tả
  • Giả thiết hay giả thuyết là đúng chính tả?
  • “Cảm ơn” hay “cám ơn"
  • Nề nếp hay Nền nếp là đúng chính tả
  • Chú trọng hay trú trọng là đúng chính tả?
  • Thiếu sót hay thiếu xót là đúng chính tả?
  • Xử lý hay sử lý là đúng chính tả?

Từ khóa » Cây Kềm Hay Kìm