Kim Chi Là Gì? Món ăn Mang Quốc Hồn, Quốc Túy Của Hàn Quốc

Kim chi là gì? Món ăn mang quốc hồn, quốc túy của Hàn Quốc 20/05/2022

Kim chi là gì? Kim chi là một món rau/ củ muối chua truyền thống và có trong bữa ăn hằng ngày của người dân Hàn Quốc…

NỘI DUNG CHÍNH

Kim chi là gì? Kim chi có những tổng cộng bao nhiêu loại? 4 loại kim chi phổ biến nhất và tóm gọn về những tác dụng của kim chi và việc ăn kim chi quá liều lượng có thể gây phản tác dụng như thế nào? Hãy cùng Barona tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Kim chi là gì?

Kim chi là một món muối chua truyền thống của Hàn Quốc. Được làm từ các loại rau, củ muối và lên men như bắp cải napa, củ cải Hàn Quốc, được ủ chua với nhiều loại gia vị khác nhau như ớt bột, hành lá, tỏi, gừng hay hải sản muối…

Kim chi có tổng cộng 187 loại, xuất phát từ nhiều loại rau củ và cách thức được sử dụng để làm kim chi, như kim chi cải thảo, kim chi củ cải non (Yeolmu Kimchi), kim chí bắp cải (có hai loại: kim chi Nabak Kimchi và Beachu Kimchi), kim chi dưa chuột (Oi Sobagi), kim chi nhân sâm (Insam Kimchi) hay loại kim chi được làm từ nhiều nguyên liệu bọc trong bắp cải (Bossam Kimchi)...

Kim chi có tổng cộng 187 loại được biến tấu với các loại rau củ và cách chế biến khác nhau

Mỗi nguyên liệu khác nhau được sử dụng để làm kim chi đều mang đến một hương vị riêng biệt cho kim chi. Song, kim chi đều được chế biến theo nguyên tắc chung là muối chua hoặc lên men các loại rau củ với ớt tươi hoặc ớt bột. Khi ăn sẽ cảm nhận vị chua cùng mùi vị đặc trưng của loại rau củ được sử dụng, cộng với vị cay nồng và màu đỏ tươi rất đặc trưng.

Ở Hàn Quốc, kim chi được sử dụng trong hầu hết trong các bữa ăn như một món dưa muối và cũng được sử dụng để chế biến một số món canh như canh kim chi đậu phụ, cơm rang kim chi…

2. Các nguyên liệu cơ bản làm nên kim chi

Về cơ bản, kim chi được chế biến từ những nguyên liệu chủ yếu như: rau/củ (cải thảo, củ cải, hành…), cà rốt, hành tây, hành lá, hẹ, gừng, tỏi, ớt bột cùng các gia vị như đường, muối, nước mắm.

Các nguyên liệu cơ bản được sử dụng để làm kim chi

Các loại kim chi khác nhau sẽ sử dụng các loại rau/ củ hoặc kết hợp nhiều loại rau/ củ khác nhau, đồng thời có thể thêm một số thành phần khác như tôm khô, bột nếp, sữa tươi, siro, mè trắng… hay một số gia vị khác như sốt muối kim chi, nước mắm các loại…

3. Thành phần dinh dưỡng có trong kim chi

Dưới đây là bảng thống kê thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong kim chi cải thảo truyền thống:

Dựa trên bảng thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong kim chi cùng kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học, ta có thể tóm gọn một số lợi ích của kim chi như:

- Bổ sung men vi sinh giúp ngăn ngừa và điều trị một số loại ung thư, cảm cúm, táo bón, cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa, sức khỏe tim mạch, cải thiện tình trạng da…

- Có tác dụng chống viêm nhờ thành phần Probiotics, các hợp chất hoạt động và thực phẩm lên men

- Ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men trong âm đạo (nấm Candida) nhờ các lợi khuẩn có trong kim chi như Lactobacillus.

- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch nhờ chiết xuất kim chi giúp cải thiện tình trạng huyết áp cao, có tác dụng ngăn chặn tình trạng gia tăng tích tụ chất chéo và chống viêm - là hai nguyên nhân góp phần gây ra bệnh tim.

- Hỗ trợ giảm lượng đường trong máu, hỗ trợ giảm cân do có hàm lượng calo thấp và nghiên cứu đã chỉ ra có khả năng giảm chỉ số khối BMI của cơ thể.

Kim chi có rất nhiều vitamin, có những lợi ích cho hệ tiêu hóa và sức khỏe tim mạch nhất định

- Ngoài ra, kim chi còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa nhờ khả năng kéo dài tuổi thọ của tế bào. (Chưa được công nhận là một phương pháp điều trị chống lão hóa).

Tuy nhiên, kim chi sẽ thực sự có hại nếu người sử dụng ăn quá nhiều trong một ngày:

Nếu lạm dụng kim chi, vượt liều lượng nên sử dụng tối đa mỗi ngày trong thời gian dài có thể khiến người ăn bị đầy hơi do dư thừa khí sản sinh sau khi mem vi sinh tiêu diệt vi khuẩn đường ruột và nấm có hại trong dạ dày.

Kim chi như một con dao hai lưỡi. Nó vừa có tác dụng chống ung thư nếu bạn sử dụng đúng cách, vừa có khả năng gây ung thư nếu bạn sử dụng kim chi chưa được lên men kỹ hoặc đang có dấu hiệu bị hỏng.

4. Các loại kim chi Hàn Quốc

Như đã đề cập bên trên, kim chi Hàn Quốc có tổng cộng 187 loại. Rất nhiều. Tuy nhiên, trong số đó, có 4 loại kim chi dưới đây là phổ biến nhất:

4.1. Kim chi cải thảo

Kim chi cải thảo có mùi vị khá giống với món dưa muối tại Việt Nam nhưng cay nồng hơn, mùi cải thảo đặc trưng và giòn sật.

Để làm kim chi cải thảo, bạn rửa sạch, cắt đoạn và ướp muối lá cải thảo. Trộn đều cùng ớt bột, hành tây, tỏi, gừng, hành lá, nước mắm hoặc mắm tép, tôm hoặc hàu và hẹ. Sau đó, đem đựng vào thùng/lọ chứa để ủ chua/ lên men.

4.2. Kim chi dưa leo

Kim chi dưa leo - một biến thể của kim chi cải thảo. Vị chua chua, cay cay, thơm thơm mùi dưa leo và giòn hơn so với kim chi cải thảo.

Dưa leo mua về sau khi được ngâm với bột baking soda đem chẻ dọc làm đôi, nhồi vào các loại rau củ như cà rốt thái sợi cắt khúc, hành tây cắt khúc, tỏi và gừng băm nhuyễn được trộn đều cùng ớt bột, các loại gia vị (đường, muối) và mè rang. Sau đó, đem bỏ vào thùng/ lọ đậy kín để ủ chua/ lên men.

4.3. Kim chi củ cải

Kim chi củ cải vừa mềm vừa giòn, vị củ cải nhẫn nhẫn, chua và cay đặc trưng của kim chi. Muối cùng hành baro, táo và bột gạo đem lại màu sắc hài hòa, hấp dẫn và hương vị khác lạ nhiều so với kim chi cải thảo.

Có hai cách sơ chế củ cải để làm kim chi củ cải. Củ cải thái khúc và củ cải thái lát. Củ cải thái thành khúc hoặc lát vừa ăn. Nấu bột gạo lên rồi trộn đều với hành boaro xắt khúc, táo xay nhuyễn, hành tây cắt đôi, tỏi và gừng băm nhuyễn; rắc vào ớt bột cùng gia vị (đường, mắm, muối) để làm sốt kim chi. Cuối cùng, đem trộn với củ cải, bỏ vào hũ và đem ủ chua.

4.4. Kim chi hành lá

Kim chi được làm từ các dóng hành lá nhỏ nên ngấm và cực kỳ đậm vị, ngấm ngập trong sốt kim chi mềm ra nhưng vẫn giữ được độ giòn nhất định. Đặc biệt cay hơn kim chi cải thảo hay củ cải thông thường do vị cay vốn có của hành lá.

Các nguyên liệu và cách làm kim chi hành lá khá giống kim chi củ cải. Hành lá ngâm sơ với nước muối, xắt ra vừa ăn hoặc để nguyên rồi ngâm với nước mắm. Nấu bột gạo cho chín, xay nhuyễn cùng hành tây và táo, rồi đem trộn cùng tỏi băm và các gia vị (muối, đường, nước mắm). Cuối cùng, đổ và sắp hành lá cùng nước ngâm vào trong hũ/ lọ muối để ủ chua là hoàn thành.

Ngoài những loại kim chi phổ biến được kể trên, kim chi cũng được biến tấu và được chế biến theo rất nhiều cách mới lạ khi du nhập sang các nước khác như kim chi củ kiệu tại Việt Nam, kim chi lá cải tại Ấn Độ…

Trên đây là toàn bộ kiến thức tổng quan nhất giải đáp cho câu hỏi “Kim chi là gì?”mà Barona thông tin đến bạn.

Từ khóa » Các Loại Rau Củ Làm Kim Chi