KIM LOẠI KIỀM THỔ - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Khoa Học Tự Nhiên
  4. >>
  5. Hóa học - Dầu khí
KIM LOẠI KIỀM THỔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.77 KB, 2 trang )

KIM LOẠI KIỀM THỔ Biên Soạn : Đào Nguyên KhánhI. VỊ TRÍ CẤU TẠO:1.Vị trí của kim loại kiềm thổ trong bảng tuần hoàn:- Các kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA, trong mỗi chu kì các kim loại kiềm thổ đứng sau kim loại kiềm.- Bao gồm các nguyên tố: Be, Mg, Ca, Sr, Ba và Ra ( nguyên tố phóng xạ).2. Cấu tạo và tính chất của các nguyên tố kim loại kiềm thổ:- Bảng một số đặc điểm của các nguyên tố kim loại kiềm thổ:Nguyên tố Be Mg Ca Sr Ba RaSố hiệu nguyên tử 4 12 20 38 56 88Electron lớp ngoài cùng 2s2 3 s2 4 s2 5 s2 6 s2 7 s2Bán kính nguyên tử(nm) 0,11 0,16 0,20 0,21 0,22 Năng lượng ion hoá I2(kJ/mol) 1800 1450 1150 1060 970 Độ âm điện 1,57 1,31 1,00 0,95 0,89 Thế điện cực chuẩnE0M+/M (V) -1,85 -2,73 -2,87 -2,89 -2,90 - Nhận xét: + Cấu hình electron: Kim loại kiềm thổ là những nguyên tố s. Lớp ngoài cùng của nguyên tử có 2e ở phân lớp ns2. So với những electron khác trong nguyên tử thì hai electron ns2 ở xa hạt nhân hơn cả, chúng dễ tách khỏi nguyên tử.+ Số oxi hoá: Các ion kim loại kiềm thổ có điện tích duy nhất 2+. Vì vậy trong các hợp chất, nguyên tố kim loại kiềm thổ có số oxi hoá là +2+ Thế điện cực chuẩn: Các cặp oxi hoá khử của các kim loại kiềm thổ đều có thế điện cực chuẩn rất âm.II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ- Bảng một số hằng số vật lí của kim loại kiềm thổ:Nguyên tố Be Mg Ca Sr Ba RaNhiệt độ sôi (oC) 2770 1110 1440 1380 1640 -Nhiệt độ nóng chảy (oC) 1280 650 838 768 714 -Khối lượng riêng (g/cm3) 1,85 1,74 1,55 2,6 3,5 -Độ cứng - 2,0 1,5 1,8 - -Mạng tinh thể Lục phương Lập phương tâm diện Lập phương tâm khối - Nhận xét:+ Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các kim loại kiềm thổ cao hơn so với các kim loại kiềm. Tuy nhiên sự biến đổi đó, diễn ra không đều đặn vì các kim loại kiềm thổ kết tinh theo những mạng tinh thể khác nhau.+ Khối lượng riêng của các kim loại kiềm thổ lớn hơn khá nhiều so với các kim loại kiềm là do trong tinh thể có nhiều electron hoá trị, vì vậy thực hiện liên kết kim loại mạnh hơn.III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌCTính chất đặc trưng: Tính khử mạnh (yếu hơn kim loại kiềm)Thể hiện qua các phản ứng:1. Tác dụng với phi kima. Tác dụng với H2:- Khi đốt các kim loại kiềm thổ trong khí quyển H2 khô thì Ca, Sr, Ba dễ dàng tạo ra các hợp chất hiđrua kim loại.- Phản ứng : M + H2 → MH2Khi tiếp xúc với H2O, các hiđrua này tạo thành dung dịch M(OH)2 và H2b. Tác dụng với oxi:- Khi đốt nóng, tất cả các kim loại kiềm thổ đều cháy trong không khí tạo ra oxit.2M + O2 →2MO- Trừ BeO, tất cả các oxit của kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước cho dung dịch bazơc. Tác dụng với các phi kim khác: Biên Soạn : Đào Nguyên Khánh- Khi đung nóng các kim loại kiềm thổ tác dụng mãnh liệt với các phi kim mạnh như halogen, lưu huỳnh, nitơ...tạo ra muối.M + X2→MX2M + S→MS3M + N2 M3N2- Các nitrua kim loại kiềm thổ tác dụng với nước tạo ra hiđroxit và giải phóng NH32. Tác dụng với axita. Tác dụng với HCl, H2SO4 loãng:- Do thế điện cực chuẩn của cặp oxi hoá- khử Eo2H+/H2 = 0,00V, thế điện cực chuẩn của cặp oxi hoá khử của kim loại kiềm thổ có giá trị từ -2,90Vđến -1,85V. Nên các kim loại kiềm đều khử dễ dàng ion H+ của dung dịch axit (HCl, H2 SO4 loãng) thành H2.- Phản ứng: M + 2H+ →M2+ + H2b.Tác dụng với dung dịch axit HNO3, H2SO4 đặc:- Tác dụng với dung dịch HNO3 loãng: các kim loại nhóm IIA có tính khử mạnh có thể khử N+5 của dung dịch HNO3 loãng xuống các số oxi hoá thấp.Ví dụ: 4M + 10HNO3  4M(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O- Tác dụng với HNO3 đặc : Tạo NO2M + 4HNO3 → M(NO3)2 + 2NO2 + 2H2 O- Tác dụng với H2SO4 đặc và nóng : tạo SO2M + 2H2SO4 →MSO4 + SO2 + 2H2O3. Tác dụng với H2O- Be không tác dụng với H2O dù ở nhiệt độ cao- Mg tác dụng chậm với H2O ở nhiệt độ thường tạo ra Mg(OH)2, tác dụng nhanh với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo thành MgOMg + H2O hơi MgO + H2- Ca, Sr, Ba tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ.Ca + 2H2 O → Ca(OH)2 + H24. Tác dụng với dung dịch bazơ- Chỉ có Be phản ứng được với dung dịch bazơ để tạo muối berilat và khí H2- Phản ứng : Be + 2NaOH →Na2BeO2 + H2IV. ỨNG DỤNG VÀ ĐIỀU CHẾ1. Ứng dụng của kim loại kiềm thổ:- Kim loại Be được làm chất phụ gia để chế tạo những hợp kim có tính đàn hồi cao, bền chắc, không bị ăn mòn...- Kim loại Mg được dung để chế tạo những hợp kim có đặc tính cứng, nhẹ, bền...Bột Mg trộn với chất oxi hoá dung để chế tạo chất chiếu sáng ban đêm.- Kim loại Ca dung làm chất khử để tách oxi , lưu huỳnh ra khỏi thép...2. Điều chế các kim loại kiềm thổ- Nguyên tắc: Khử ion kim loại kiềm thổ: M2+ + 2e → M- Phương pháp: Điện phân nóng chảy muối của chúng.Ví dụ: CaCl2  Ca + Cl2

Tài liệu liên quan

  • Tìm hiểu bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Mendeleev Tìm hiểu bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Mendeleev
    • 19
    • 8
    • 36
  • BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
    • 24
    • 658
    • 0
  • Tài liệu Vấn đề 1 : CẤU TẠO NGUYÊN TỬ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC, LIÊN KẾT HÓA HỌC pdf Tài liệu Vấn đề 1 : CẤU TẠO NGUYÊN TỬ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC, LIÊN KẾT HÓA HỌC pdf
    • 4
    • 1
    • 39
  • Tóm tắt lý thuyết hoá học vô cơ 10 Chương 2 : BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌCI- BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC ppt Tóm tắt lý thuyết hoá học vô cơ 10 Chương 2 : BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌCI- BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC ppt
    • 4
    • 19
    • 469
  • Hương vị lạ của những nguyên tố nặng nhất bảng tuần hoàn (Phần 1) ppt Hương vị lạ của những nguyên tố nặng nhất bảng tuần hoàn (Phần 1) ppt
    • 9
    • 391
    • 0
  • Hương vị lạ của những nguyên tố nặng nhất bảng tuần hoàn (Phần 2) pdf Hương vị lạ của những nguyên tố nặng nhất bảng tuần hoàn (Phần 2) pdf
    • 11
    • 391
    • 0
  • NGUYÊN TỬ - BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC NGUYÊN TỬ - BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
    • 24
    • 1
    • 1
  • Chương 2 : bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học doc Chương 2 : bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học doc
    • 13
    • 1
    • 27
  • Nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, liên kết hóa học. pptx Nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, liên kết hóa học. pptx
    • 2
    • 1
    • 23
  • Giáo án Hoá học lớp 9 - SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC pdf Giáo án Hoá học lớp 9 - SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC pdf
    • 11
    • 1
    • 11

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(29.5 KB - 2 trang) - KIM LOẠI KIỀM THỔ Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Nguyên Tố Của Kiềm Thổ