Kim Loại Kiềm Thổ - Thầy Dũng Hóa
Có thể bạn quan tâm
I. Vị trí - Cấu hình electron nguyên tử
- Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA gồm Be, Mg, Ca, Sr, Ba - Cấu hình electron lớp ngoài cùng của KLKT : ns2 (n là số thứ tự của lớp). - Cấu tạo mạng tinh thể: Be, Mg : lục phương Ca, Sr : lập phương tâm diện Ba : lập phương tâm khối.
II. Tính chất vật lý
Ngoại trừ Be, các kim loại trong nhóm IIA đều có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tương đối thấp. Tất cả đều thuộc dạng kim loại nhẹ (khối lượng riêng nhỏ).
III. Tính chất hóa học
Do cấu hình electron của lớp vỏ nguyên tử ngoài cùng của các kim loại trong phân nhóm IIA đều có dạng là ns2, bán kính nguyên tử tương đối lớn, năng lượng ion hóanhỏ nên kim loại phân nhóm IIA đều dễ nhường 2 electron để trở thành cation M2+:
M - 2e → M2+
Vậy kim loại phân nhóm IIA có tính khử rất mạnh (chỉ thua kim loại kiềm) tức là rất dễ bị oxi hóa.
1. Khử các phi kim
a. Khử oxi của không khí Khi bị nung nóng tất cả kim loại thuộc nhóm IIA đều bị cháy trong oxi của không khí:
M + 1/2 O2 → MO
BeO và MgO coi như không tan trong nước. Còn CaO, SrO, BaO tan nhiều trong nước do chúng phản ứng với nước tạo ra dung dịch có OH- tự do tức là dung dịch kiềm:
CaO + H2O → Ca2+ + 2OH- BaO + H2O → Ba2+ + 2OH-
b. Khử các phi kim khác
M + H2 → MH2 (hydrua kim loại kiềm thổ) M + Cl2 → MCl2 (clorua kim loại kiềm thổ) M + S → MS: sulfua 3M + N2 → M3N2: nitrua
2. Khử dung dịch axít
a. Khử H+ của dung dịch HCl, CH3COOH, H2SO4 loãng: M + 2H+ → M2+ + H2↑ Ví dụ Mg + 2(H+ + Cl-) → (Mg2+ + 2Cl-) + H2↑ b. Khử N+5 của HNO3 và S+6 của H2SO4 đậm đặc: Ví dụ 4M + 10HNO3 → 4M(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O Mg + 2H2SO4 (đ) → MgSO4 + SO2 + 2H2O
3. Khử H+1 của H2O
Nhiệt độ thường Be, Mg coi như không tác dụng với H2O vì có lớp BeO, MgO không tan trong nước che phủ bề mặt kim loại. Riêng 3 oxit CaO, BaO, SrO tan được trong nước vì chúng tác dụng với nước tạo ra dung dịch Ca(OH)2,Ba(OH)2, Sr(OH)2 đó là các dung dịch kiềm (có OH- tự do) nên Ca, Ba, Sr còn được gọi là ba kim loại kiềmthổ. Vậy 3 kim loại kiềm thổ khử H+1 của H2O tạ ra dung dịch kiềm và giải phóng khí H2: M + 2H2O → (M2+ + 2OH-) + H2↑ Ví dụ: Ca + 2H2O → (Ca2+ + 2OH-) + H2↑
4. Khử H+1 của H2O trong dung dịch kiềm:
Vì Be(OH)2 là hydoxit lưỡng tính không tan trong nước nhưng tan được trong dung dịch kiềm (OH-), nên cùng với các kim loại kiềm thổ như Ca, Sr, Ba; kim loại Be cũng khử được H+1 của nước nhưng với điều kiệnphải có OH- trong nước.
Lưu ý: Một kim loại tác dụng được với nước thì cũng tác dụng được với mọi dung dịch có dung môi là nước.
IV. Điều chế
Vì các kim loại M thuộc phân nhóm IIA có tính khử rất mạnh, tức là các cation M2+ tương ứng có tính oxi hóa rất yếu nên ta không thể dùng các chất khử công nghiệp thông thường như C, CO, H2 để khử các cation này mà phải dùng catot của bình điện phân để khử các cation này ở trạng thái nóng chảy mà thông thường là điện phân muối MCl2 nóng chảy. Ví dụ1: điều chế Mg: MgCl2 → Mg + Cl2↑ Ví dụ 2: Điều chế Ca: CaCl2 → Ca + Cl2↑ Có thể bạn quan tâm:
- lý thuyết kim loại kiềm
- Điều chế kim loại
Từ khóa » Cấu Hình E Nhóm Iia
-
Cấu Hình Electron Lớp Ngoài Cùng Của Nguyên Tử Nhóm IIA Là
-
[LỜI GIẢI] Cấu Hình Electron Lớp Ngoài Cùng Của Các Kim Loại Nhóm IIA
-
Cấu Hình Electron Của Kim Loại Kiềm Thổ (Nhóm IIA)
-
Số Electron Lớp Ngoài Cùng Của Các Nguyên Tử Kim Loại Thuộc Nhóm ...
-
1s22s22p63s23p63dx4s2. để A ở Chu Kì 4 Nhóm Iia Trong Bth Thì Giá ...
-
Câu Hỏi Các Nguyên Tử Thuộc Nhóm Iia Có Cấu Hình Electron Lớp N
-
Cấu Hình Electron Lớp Ngoài Cùng Của Các Nguyên Tố Nhóm IIA Có Dạng
-
Cấu Hình Electron Lớp Ngoài Cùng Của Nhóm IIA? - HOC247
-
Trong Nguyên Tử Của Các Nguyên Tố Nhóm IIA Có Bao Nhiêu Electron ...
-
Các Nguyên Tử Thuộc Nhóm IIA Có Cấu Hình Electron Lớp Ngoài Cùng ...
-
Cấu Hình Electron Lớp Ngoài Cùng Của Nguyên Tử Nhóm IIA Là:...
-
Các Nguyên Tố Của Nhóm IIA Trong Bảng Tuần Hoàn Có đặc điểm Chung
-
Cấu Hình Electron Lớp Ngoài Cùng Của Các Kim Loại Kiềm Có Dạng
-
Viết Cấu Hình Electron Nguyên Tử Của Các Nguyên Tố Sau