Kim Nham – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Kim Nham là một trong số các vở chèo cổ kinh điển của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam.[1] Vở chèo Kim Nham có trích đoạn "Xúy Vân giả dại" được đánh giá là một trong những trích đoạn hay nhất của chèo cổ Việt Nam. Đây là 1 trong 7 vở chèo có nhiều làn điệu chèo gốc, mẫu mực của nghệ thuật chèo Việt Nam.
Nội dung vở chèo
[sửa | sửa mã nguồn]Kim Nham là một học trò nghèo xứ Sơn Nam, ngụ học ở kinh đô, được viên huyện Tể đem con gái là Xúy Vân gả cho. Trước khi Xúy Vân lấy chồng, anh nàng là Cu Sứt ra dạy dỗ nàng, tạo ra một lớp hề kinh điển trong chèo. Sau khi cưới vợ, Kim Nham lại lên kinh đô theo đuổi công danh, còn Xúy Vân lẻ bóng ở nhà và rất buồn trong cảnh chờ đợi.
Kim Nham vắng nhà thì Trần Phương, một gã nhà giàu đàng điếm ở Đông Ngàn, Bắc Ninh thông qua Mụ Quán tìm cách tán tỉnh Xúy Vân, xui nàng giả điên dại để thoát khỏi Kim Nham. Xúy Vân nghe theo bèn giả điên. Kim Nham nhận được thư Xúy Quỳnh là em gái Xúy Vân liền trở về, mời cô đồng, thầy cúng đến chạy chữa cho vợ nhưng không kết quả. Hai vợ chồng lập đàn thề nguyền giải thoát cho nhau. Một số kịch bản đến đây là hết.
Ở Hà Nội thời Pháp tạm chiếm, xuất hiện đoạn được thêm vào cuối vở chèo này như sau: Kim Nham do quyết chí học hành, đã đỗ cao, được bổ làm quan. Trong khi đó Xúy Vân điên dại, phải đi ăn xin. Nhận ra vợ cũ, Kim Nham bỏ một nén bạc vào nắm cơm, sai người đem cho Xúy Vân. Xúy Vân bẻ nắm cơm, thấy có bạc, hỏi ra mới biết. Xấu hổ, nàng nhảy xuống sông tự vẫn.
Cải biên
[sửa | sửa mã nguồn]Vở chèo cải biên Xúy Vân (Súy Vân) do GS NSND Trần Bảng là đạo diễn, người chủ biên, lần đầu tiên công diễn trong hội diễn sân khấu chuyên nghiệp mùa xuân năm 1962 bởi Nhà hát Chèo Việt Nam.
Nội dung vở chèo Súy Vân cải biên, Súy Vân đã trở thành nhân vật trung tâm, biến nội dung thành: Kim Nham đỗ đạt, muốn lấy thêm vợ lẽ dẫn đến chàng và Xúy Vân bất hòa, mẹ Kim Nham khinh miệt Xúy Vân, Xúy Vân qua mụ Quán bị Trần Phương mồi chài bỏ Kim Nham. Khi ra bến sông đợi Trần Phương đón và mơ mộng về cuộc sống mới, hề theo Trần Phương đi đưa thư cho nàng, thư viết hắn đã bỏ nàng, Xúy Vân đau đớn tự vẫn.
Đội ngũ cải biên ủng hộ sự nổi dậy của Súy Vân, làm cho ý đồ bênh vực Súy Vân hoàn toàn thắng thế.[2] Với vở chèo này, nhà hát đã được đón nhận nhiều Huy chương Vàng tại hội diễn: cho vở diễn, cho các thành phần tham dự sáng tạo (đạo diễn, âm nhạc, trang trí phục trang), 7 HCV cho diễn viên.[2]
Tuy nhiên, vào liên hoan Chèo toàn quốc năm 2001, vở diễn cải biên lại trái với quy định bởi năm ấy chỉ được diễn chèo cổ, tức là vở Kim Nham của Nhà hát Chèo Ninh Bình dự liên hoan đoạt huy chương vàng, còn Xúy Vân là vở cải biên.
Dấu ấn các nghệ sĩ
[sửa | sửa mã nguồn]- NSND Diễm Lộc diễn viên Nhà hát Chèo Việt Nam gây ấn tượng mạnh khi đóng Xúy Vân trong Xúy Vân giả dại, giành huy chương vàng tại Hội diễn sân khấu năm 1962.[3]
- NSND Thúy Ngần (Nhà hát Chèo Việt Nam) rất thành công với vai diễn Xúy Vân.[4] Giành huy chương vàng Hội diễn sân khấu toàn quốc các năm 1990, 1995, 2001.[5]
- NSND Mai Thủy cũng tâm đắc nhất trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật với vai diễn Xúy Vân trong vở chèo "Kim Nham". Với vai diễn này, Mai Thủy đã đạt Huy chương Vàng, đồng thời với Giải Diễn viên Xuất sắc vai Nữ pha và Bằng khen của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tại Liên hoan Nghệ thuật Chèo chuyên nghiệp Toàn quốc tổ chức tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh năm 2001. Hội diễn sân khấu chèo năm đó Đoàn chèo Ninh Bình đạt giải vở diễn xuất sắc nhất.
- NSND Chu Văn Thức (nguyên giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam 1987 - 1989) từng rất nổi tiếng với vai diễn Kim Nham.[6]
- NSND Mạnh Phóng (Nhà hát Chèo Việt Nam) được gọi với biệt danh "Phù thủy làng chèo" do ông từng đóng đinh vai hề thầy phù thủy trong vở chèo Kim Nham, một trong năm vai mẫu quan trọng, bên cạnh đào, kép, lão, mụ. Vai này đưa Mạnh Phóng trở thành gương mặt sáng giá của Nhà hát chèo Việt Nam. Mỗi buổi diễn, ông luôn nhận được tràng pháo tay tán thưởng từ khán giả. Có lần, sau suất ở Đồ Sơn (Hải Phòng), người xem chật kín đứng đợi nghệ sĩ để chụp ảnh lưu niệm.[7]
- Vở chèo Súy Vân của Nhà hát Chèo Việt Nam giành Huy chương Vàng tại hội diễn sân khấu chèo năm 1962.[8]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Vở chèo Kim Nham (Nhà hát chèo Việt Nam)
- Vở chèo Kim Nham (Nhà hát chèo Ninh Bình), Vở diễn xuất sắc nhất Hội diễn sân khấu chèo 2001
- Trích đoạn chèo Kim Nham: Súy Vân giả dại (Nhà hát Chèo Thái Bình)
- Trích đoạn chèo Kim Nham: Súy Vân giả dại (Nhà hát Chèo Ninh Bình)
- Trích đoạn chèo Kim Nham: Súy Vân giả dại (Đoàn chèo Quảng Ninh)
- Trích đoạn chèo Kim Nham: Súy Vân giả dại (Đoàn chèo Thái Nguyên)
- Trích đoạn chèo Kim Nham: Phù thủy sợ ma (Nhà hát Chèo Việt Nam)
- Trích đoạn chèo Kim Nham: Phù thủy sợ ma (Nhà hát Chèo Hà Nội)
- Trích đoạn chèo Kim Nham: Phù thủy sợ ma (NSND Mạnh Phóng)
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Cần có quy chế khuyến khích sưu tầm những vở chèo cổ
- ^ a b “TRÒ CHUYỆN VỚI GS TRẦN BẢNG VỀ VỞ CHÈO "SUÝ VÂN"”. Nhà hát Chèo Việt Nam. 17 tháng 9 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2021.
- ^ Tuổi già an nhàn của 'Xúy Vân' Diễm Lộc
- ^ “NSND THÚY NGẦN Người 'đóng đinh' vai Xúy Vân giả dại rời sân khấu cuộc sống viên mãn tuổi xế chiều”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2015.
- ^ NSƯT Thúy Ngần: Mải miết truyền nghề
- ^ “Ông Bằng của phim "Mùa lá rụng" qua đời”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2021.
- ^ NSND Mạnh Phóng: 'Phù thủy' làng chèo 79 tuổi vẫn lái xe máy đi diễn
- ^ “Bảng vàng thành tích Nhà hát Chèo Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2021.
| ||
---|---|---|
7 vở chèo cổ kinh điển | Lưu Bình - Dương Lễ • Quan Âm Thị Kính • Trương Viên • Chu Mãi Thần • Kim Nham • Trinh Nguyên • Từ Thức | |
Hệ thống làn điệu chèo | Đối đáp, trữ tình • Đường trường • Sắp • Hề • Ra trò • Vãn, thảm • Nói sử • Sa lệch • Nói, vỉa, ngâm vịnh • Bài ca lẻ | |
Hệ thống vai diễn chính | Kép (chính, lệch, ngang) • Đào (chín, lệch, ngang) • Hề (áo dài, áo ngắn)• Mụ (ác, thiện, mối) • Lão (say, mốc, bộc, chài, tiều) | |
Tứ chiếng chèoĐồng bằng sông Hồng |
| |
Nhà hát chèo chuyên nghiệp | Nhà hát Chèo Việt Nam • Nhà hát Chèo Quân đội • Nhà hát Chèo Hà Nội • Nhà hát Chèo Ninh Bình • Nhà hát Chèo Thái Bình • Nhà hát Chèo Hải Dương • Nhà hát Chèo Hưng Yên • Nhà hát Chèo Bắc Giang • Đoàn Chèo Hải Phòng | |
Đơn vị nghệ thuật có chèo | Nam Định • Hà Nam • Vĩnh Phúc • Quảng Ninh • Phú Thọ • Thanh Hóa • Yên Bái • Thái Nguyên • Tuyên Quang | |
Thông tin khác | Nghệ sĩ chèo ở Việt Nam • Các làng chèo cổ • Danh sách các làn điệu chèo • Danh sách các vở chèo Việt Nam | |
Thể loại |
Bài viết liên quan đến nghệ thuật hoặc kiến trúc Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
|
Từ khóa » Thuý Vân Giả Dại
-
Vỗ Tay Không Ngớt Với Sự Nhập Vai Xuất Sắc Của NSND Thúy Ngần ...
-
Trích Đoạn Chèo Đặc Sắc Nhất Từ Xưa Đến Nay| Súy Vân Giả Dại
-
Suý Vân Giả Dại – Bức Thông điệp Nhân Văn - Nhà Hát Chèo Việt Nam
-
Soạn Bài Đọc Thêm: Xúy Vân Giả Dại
-
Sắc Thái Nữ Quyền Trong Nhân Vật Xuý Vân 'dại' ở Vở Chèo Cổ Kim ...
-
Xúy Vân Giả Dại (chèo Kim Nham) | Tác Giả Tác Phẩm Lớp 10
-
Lời Bài Thơ KIM NHAM (SÚY VÂN GIẢ DẠI). (Đinh Kim Chung)
-
Phân Tích, Bình Giảng Tác Phẩm Xúy Vân Giả Dại - Ngữ Văn 10
-
Văn Mẫu Lớp 10: Phân Tích Tâm Trạng Xúy Vân Trong Vở Chèo Xúy ...
-
Người "đóng đinh" Với Vai Xúy Vân Giả Dại Nổi Tiếng
-
Phân Tích Tâm Trạng Xúy Vân Trong Vở Chèo Xúy Vân Giả Dại
-
Soạn Bài Xúy Vân Giả Dại (Trích Chèo Kim Nham) - Tech12h
-
Phân Tích Trích đoạn Chèo Xuý Vân Giả Dại Trong Vở Chèo Kim Nhan.