Kim Sinh Thủy Và ứng Dụng Ngũ Hành Trong đời Sống

Trong bài viết trước chúng tôi mới đề cập đển ngũ hành Thổ sinh Kim. Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu cặp đối ứng tiếp theo chính là Kim sinh Thủy. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về 2 hành này, sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức khoa học, ứng dụng vào thực tế đời sống để đón nhận nhiều may mắn.

Việc tìm hiểu ngũ hành này có ứng dụng thực  tế cao, được tuân thủ chặt chẽ trong việc xây nhà, tậu xe, … Hai mệnh Kim và Thủy hợp với màu nào, hướng nào, kỵ với màu nào, hướng nào, chúng ta cùng đi tìm lời giải đáp ngay dưới đây nhé.

Kim sinh Thủy và ứng dụng ngũ hành trong đời sống

Ngũ hành được ứng dụng rộng rãi trong đời sống

Ngũ hành là gì?

Khái niệm ngũ hành

Thế giới vật chất tồn tại dưới dạng các mối quan hệ tương sinh và tương khắc, thức đầy quá trình vận động và biến đối không ngừng. Có 5 ngũ hành tượng trưng cho vạn vật trong cuộc sống đó chính là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

  • Hành Kim đại diện cho tiền bạc, sự rèn giũa chủ về cương trực, mãnh liệt
  • Hành Mộc đại diện cho gỗ, sự phát triển, sự sinh sôi và nảy nở, chủ về ôn hòa, thẳng thắn
  • Hành Thủy đại diện cho nước, thể hiện sự rộng lớn, chủ về ý chí, thông minh
  • Hành Hỏa đại diện cho lửa, sự bốc đồng, chủ về nóng nảy
  • Hành Thổ đại diện cho đất, sự bao dung, chủ về tính đôn hậu và nhẹ nhàng

5 hành này tồn tại tương hỗ và đối kháng nhau dưới các mối quan hệ biện chứng, hành này chi phối đến hành kia, hành kia lại có những tác động ngược lại với 1 hành khác, cư như vậy mối quan hệ biện chứng không có điểm kết thức, vạn vật được thúc đẩy phát triển và tái sinh không ngừng.

Nguyên lý biện chứng của ngũ hành

Vạn vật tồn tại và phát triển theo quy luật ngũ hành, nguyên lý biện chứng cho tiến trình phát triển này có thể khái quát lại theo 3 quy luật:

Ngũ hành tương sinh

Muốn có sự phát triển phải có sự tương hỗ, nuôi dưỡng nhau. Quan hệ tương sinh thể hiện quá trình tăng trưởng và phát triển của sự vật dưới tác động hài hòa, hành này bổ trợ cho hành kia.

Ngũ hành tương sinh

Quy luật ngũ hành tương sinh đó là:

  • Kim sinh Thủy: Khi kim loại bị nung chảy sẽ tạo thành dung dịch ở dạng lỏng
  • Thủy sinh Mộc: Thủy là nguồn sống, nơi xuất phát của thực vật, từ đơn bào đến đa bào, rồi phát triển thành cây
  • Mộc sinh Hỏa: cây khô sẽ tạo ra lửa, cây là nguyên liệu đốt của Hỏa
  • Hỏa sinh Thổ: Hỏa thiêu đốt mộc thành tro sinh ra Thổ
  • Thổ sinh Kim: Thổ là đất, trong đất tự nhiên có nhiều khoáng chất và kim loại sinh ra Kim

Mối quan hệ tương sinh được ứng dụng nhiều trong thực tế, nếu lựa chọn đúng ngũ hành tương sinh thì sẽ gặp nhiều thuận lợi và may mắn.

Ngũ hành tương khắc

Bên cạnh mối quan hệ hỗ trợ, vạn vật cũng tự hủy diệt để tạo nên quy luật sinh trưởng mới. Khi các vật thể bị khắc chế nhau sẽ dẫn đến sự suy yếu và thoái hóa.

Ngũ hành tương khắc

Quy luật ngũ hành tương khắc đó là:

  • Kim khắc Mộc: dao có thể chặt được gỗ cây nên Kim khắc Mộc
  • Mộc khắc Thổ: cây sinh trưởng hút hết chất dinh dưỡng của đất nên Mộc khắc Thổ
  • Thổ khắc Thủy: đất chắn và ngăn được nước cho nên Thổ khắc Thủy
  • Thủy khắc Hỏa: Hỏa bị nước dập tắt nên Thủy khắc Hỏa
  • Hỏa khắc Kim: Kim loại sẽ bị lửa nung nóng làm tan chảy nên Hỏa khắc Kim

Ngũ hành phản sinh

Mối quan hệ tương sinh là có lợi, tuy nhiên nếu sinh quá nhiều lại trở thành hại. Cái gì nhiều quá cũng không tốt, từ đó có thêm quy luật ngũ hành phản sinh như sau:

  • Thổ sinh Kim, nếu Thổ mạnh thì Kim bị vùi lấp, Kim nhiều thì thổ yếu
  • Hỏa sinh Thổ: nếu Hỏa nhiều thì Thổ bị thiêu rụi thành tro tàn, Thổ nhiều thì Hỏa yếu
  • Mộc sinh Hỏa: Mộc nhiều thì Hỏa không thể cháy đốt hết, Hỏa mạnh thì Mộc cháy
  • Thủy sinh Mộc: nếu Thủy nhiều thì cuốn trôi Mộc, Mộc nhiều thì hút cạn nước của Thủy
  • Kim sinh Thủy: nếu Kim nhiều thì Thủy sẽ tràn, Thủy nhiều thì sẽ nhấn chìm Kim

Ngũ hành phản khắc

Theo ngũ hành tương khắc thì một hành có thể bị 1 hành khác khắc, tuy nhiên do lực ảnh hưởng của hành bị khắc quá mạnh, khiến cho hành khắc không thể khắc được, trái lại còn bị thương tổn, gây nên sự phản khắc. Nó hoàn toàn trái ngược với quy luật phản sinh. Quy luật phản khắc này thể hiện cụ thể như sau:

  • Kim khắc Mộc: nhưng Kim sẽ gãy khi Mộc quá cứng
  • Mộc khắc Thổ: nhưng Mộc sẽ suy yếu nếu Thổ quá nhiều
  • Thổ khắc Thủy: nhưng Thổ sẽ hao lực, bào mòn khi Thủy quá lớn
  • Thủy khắc Hỏa: nhưng Thủy sẽ bị cạn kiệt khi Hỏa quá to
  • Hỏa khắc Kim: nhưng Hỏa bị dập tắt khi Kim cứng

Ngũ hành phản sinh phản khắc khi mà hành sinh quá mạnh gây hại ngược, hành khắc không khắc được hành bị khắc

Như vậy có thể thấy được quy luật ngũ hành không chỉ tồn tại ở mối quan hệ tương sinh, tướng khắc. Bản thể bên trong nó còn phát sinh quan hệ phản sinh và phản khắc.

Từ quy luật ngũ hành này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng hành 1 và ứng dụng nó vào thực tế cuộc sống. Từng hành sẽ ứng theo mệnh, mỗi mệnh đều có tương sinh, tương khắc và tác động lẫn nhau.

Kim sinh Thủy như thế nào

Người mệnh Kim

Khái quát về tính cách

Hành Kim đại diện cho thể rắn và khả năng chứa đựng. Mặt khác Kim còn được xem là vật dẫn, khi tương sinh Kim có thể là sự truyền đạt thông tin, ý tưởng sáng tạo và sự công minh, chính trực. Khi tương khắc, Kim có thể là sự phá hoại, hiểm họa hoặc sự muộn phiền. Kim có thể là nguyên liệu của một món hàng trang sức quý giá và xinh xắn, nhưng cũng có thể là đao kiếm để gây sát thương.

Người mệnh Kim thường có tính cách độc đoán và cương quyết, họ có thể dốc lòng theo đuổi đam mê và tham vọng. Là những nhà lãnh đạo tài ba, có tính độc lập. Mệnh Kim thường là những người nghiêm túc và không dễ nhận sự giúp đỡ của người khác. Tuy nhiên bên cạnh những nét tính cách tích cực này, người mệnh Kim cũng có những tiêu cực khi có sự cứng nhắc, kiêu căng và nghiêm nghị quá mức.

Thổ sinh Kim và Kim khắc Thủy

Người mệnh Kim sinh năm nào

MỆNH KIM
Tuổi Năm sinh
Nhâm Dần 1962
Quý Mão 1963
Canh Tuất 1970
Tân Hợi 1971
Giáp Tý 1984
Ất Sửu 1985
Nhâm Thân 1992
Quý Dậu 1993
Canh Thìn 2000
Tân Tỵ 2001

 

Màu sắc tương sinh tương khắc của người mệnh Kim

Theo quan niệm phong thủy ngũ hành, việc lựa chọn màu sắc phù hợp với bản mệnh rất quan trọng, nó có thể mang đến cho người mệnh Kim nhiều may mắn, thuận lợi, làm gì cũng như ý. Nếu chọn phải màu sắc tương khắc thì bản mệnh có thể đau ốm liên miên mà không rõ lý do, sự bất thành, không như ý.

Màu tương sinh, hòa hợp

Màu vàng: màu vàng là màu tương sinh, tượng trưng cho hành sinh ra Kim đó là hành Thổ. Màu vàng còn biểu trưng cho may mắn và phú quý, lựa chọn màu vàng sẽ giúp người mện Kim được sở nguyện như ý.

Màu trắng: màu trắng là màu hòa hợp, là màu của bản mệnh hành Kim. Màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết, giản dị và trong sáng, màu này hợp và khá tốt với người mệnh Kim.

Màu xám bạc: màu hòa hợp, gam màu xám đại diện cho sự sung túc, có quý nhân phục trợ và hanh thông về con đường quan lộc, một gam màu khá tốt cho người mệnh Kim.

Màu tương khắc

Màu đỏ, màu hồng: là hai màu đại diện cho mệnh Hỏa, mà Hỏa khắc Kim, do đó những người mệnh Kim nên hạn chể và tránh sử dụng những gam màu như màu đỏ và màu hồng.

Người mệnh Thủy

Khái quát về tính cách

Người mệnh Thủy có tính cách dịu dàng, chân thành và sâu sắc. Họ thường đặt ra cho  mình nhiều mục tiêu trong cuộc sống và luôn cố gắng phấn đấu để biến ước mơ của mình thành hiện thực.

Mang trong mình sức mạnh của nước, người mệnh Thủy có kỹ năng giao tiếp tốt, ứng xử khéo léo, giói thuyết phục người khác. Họ khá nhạy cảm và tinh tế, sâu sắc, luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ người khác.

Hành Thủy chú về đức trí, thông minh, linh hoạt, sống giàu tình cảm.

Người mệnh Thủy sinh năm nào

MỆNH THỦY
Tuổi Năm sinh
Bính Ngọ 1966
Đinh Mùi 1967
Giáp Dần 1974
Ất Mão 1975
Nhâm Tuất 1982
Quý Hợi 1983
Bính Tý 1996
Đinh Sửu 1997
Giáp Thân 2004
Ất Dậu 2005

 

Màu sắc tương sinh tương khắc của người mệnh Thủy

Biết phối màu theo mệnh có thể giúp cân bằng quy luật âm dương, ngũ hành. Nếu sử dụng khéo léo và đúng màu mệnh có thể tăng cường các yếu tố thuận lợi và hạn chế các yếu tố bất lợi cho mệnh Thủy.

Bảng tra màu sắc theo mệnh ngũ hành

Màu tương sinh, hòa hợp

Màu trắng, xám ghi: là màu tương sinh của người mệnh Thủy, bởi Kim sinh Thủy, do đó nên lựa chọn sử dụng những màu trắng, màu xám ghi sẽ giúp người mệnh Thủy gặp nhiều may mắn.

Màu đen, màu xanh nước: màu đen là màu hòa hợp, màu bản mệnh của Thủy. Màu đen thể hiện sự mạnh mẽ, đúng như tính cách của người mệnh Thủy. Sử dụng màu đen giúp đem lại nhiều may mắn cho người mệnh Thủy.

Màu tương khắc

Màu đỏ, cam, tím: Thủy khắc Hỏa, do đó người mệnh Kim cần tránh dùng những màu đỏ, màu cam, màu hồng, màu tím liên quan đến mệnh khắc.

Màu vàng, nâu đất: màu bản mệnh của Thổ, mà Thổ khắc Thủy, cho nên người mệnh Thủy cũng nên hạn chế sử dụng màu vàng và nâu đất.

Màu xanh lá cây: Thủy sinh Mộc, nếu như sử dụng màu xanh, màu của mệnh Mộc thì người mệnh Thủy sẽ bị mất đi năng lượng và sức mạnh để nuôi dưỡng cây. Do đó cũng nên hạn chế sử dụng màu này.

Kim sinh Thủy, hai ngũ hành nằm trong mối quan hệ tương sinh, tương khắc, phản sinh và phản khắc của vũ trụ. Biết được quy luật vận hành và ứng dụng ngũ hành vào trong đời sống sẽ giúp cho chúng ta có thể chủ động nắm bắt cuộc sống của mình hơn. Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, phong thủy là sự kết hợp của nhiều yếu tố và niềm tin của con người, tạo nên một từ trường tích cực cho cuộc sống.

Tuy nhiên phong thủy mà không hướng thiện thì cũng vô nghĩa, căn nguyên của hạnh phúc chính là chữ Thiện. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây đã giúp các bạn có thêm những kiến thức khoa học hơn về mệnh của mình. Từ đó có những ứng dụng thực tế vào cuộc sống, để có thể hạn chế những điều rủi ro, gặp nhiều may mắn hơn trong cuộc sống nhé. 

Từ khóa » Thủy Kim Sinh