Kim Xuân – Wikipedia Tiếng Việt

Đừng nhầm lẫn với Kim Xuân (nghệ sĩ cải lương) Nghệ sĩ Nhân dân
Kim Xuân
Kim Xuân vào năm 2020
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinhChâu Thị Kim Xuân
Ngày sinh26 tháng 8, 1956 (68 tuổi)
Nơi sinhSài Gòn, Việt Nam Cộng hòa
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpDiễn viên điện ảnh
Gia đình
Con cáiHuy Luân
Lĩnh vực
  • Điện ảnh
  • Truyền hình
  • Kịch
Danh hiệu
  • Nghệ sĩ ưu tú (2001)Nghệ sĩ nhân dân (2019)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1970 – nay
Vai diễnDung trong Loan mắt nhung
Sự nghiệp sân khấu
Năm hoạt động1978 – nay
Giải thưởng
Giải Mai Vàng 1997Nữ diễn viên kịch nói
Giải Cánh diều 2014Nữ diễn viên phụ xuất sắc
Website
Kim Xuân trên IMDb
[sửa trên Wikidata]x • t • s

Châu Thị Kim Xuân (sinh ngày 26 tháng 8 năm 1956), thường được biết đến với nghệ danh Kim Xuân, là một diễn viên điện ảnh, diễn viên sân khấu người Việt Nam. Bà đã được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân vào năm 2019.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Châu Thị Kim Xuân sinh ngày 26 tháng 8 năm 1956 tại Sài Gòn. Là con gái của nghệ sĩ Hề Vui Tươi. Vì sở hữu nhan sắc xinh đẹp nên năm 20 tuổi, bà đã được tuyển chọn vào lớp diễn viên kịch.[1]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1970, Kim Xuân được khán giả biết đến qua vai diễn đầu tay trong bộ phim điện ảnh Loan mắt nhung của đạo diễn Lê Dân, bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Thụy Long với sự tham gia của nghệ sĩ Thanh Nga.

Đến năm 1978, bà được ra mắt lần đầu tiên trên sân khấu kịch khi diễn vai thanh niên xung phong lên đường ra trận. Hoạt động tại đoàn kịch được một thời gian thì bà được lên hàng "đào chánh". Thời gian này bà ít hoạt động nghệ thuật hơn để chăm sóc cho gia đình, bà cũng nhận làm thêm hài kịch cùng nghệ sĩ Bảo Quốc và Duy Phương để kiếm thêm thu nhập. Có giai đoạn khó khăn, bà từng phải đi trải sạp bán áo quần ngoài chợ, chia sẻ cùng chồng để trang trải cuộc sống.

Năm 1986, Kim Xuân quay trở lại màn ảnh. Tham gia vào bộ phim điện ảnh Y H'Nua của đạo diễn Bạch Diệp. Tiếp sau đó là những bộ phim như: Người đi tìm vàng (1989), Ngọc trong đá (1990), Ngôi sao cô đơn (1991) và Người nghèo cũng cười (1992). Đây đều là những tác phẩm đáng nhớ trong suốt sự nghiệp của bà. Năm 1993 bà tiếp tục tham gia nhiều bộ phim như Giọt lệ chưa khô, Vĩnh biệt mùa hè, Vị đắng tình yêuNước mắt học trò. Nhờ những vai diễn này mà Kim Xuân nhận được giải thưởng diễn viên phụ xuất sắc do Tạp chí Điện ảnh bình chọn vào cùng năm. Năm 1994, Kim Xuân bắt đầu chuyển hướng sang dòng phim truyền hình. Bộ phim đầu tiên mà bà tham gia có tên Cánh chim mặt trời. Cũng trong năm này, bà tham gia thêm hai bộ phim khác là Xương rồng đenCổ tích Việt Nam: Người hóa dế. Sau đó bà cũng rất tích cực hoạt động nghệ thuật khi tham gia các bộ phim như Đồng tiền nhân nghĩa (1995), Giữa dòng (1995), Lời thề (1996) và Người đẹp Tây Đô (1996). Đến năm 1997, bà vào công tác tại Sân khấu kịch Idecaf.

Kim Xuân xuất hiện nhiều trên sân khấu kịch, phim điện ảnh, và phim truyền hình và là một nữ diễn viên kì cựu có thể thành công ở ba lĩnh vực trên. Bà tham gia đủ thể loại với sự đa dạng trong tính cách từ vai chính, vai phụ, thậm chí vai rất phụ với nhiều độ tuổi khác nhau. Bà còn là giám khảo thường trực của Giải thưởng Ngôi Sao Xanh.[2] Kim Xuân còn là hội viên của Hội Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh. Bà đã từng đoạt 3 giải Diễn viên phụ xuất sắc do Hội Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh (1992), Tạp chí Điện ảnh (1993) và Hãng phim truyền hình TFS (2001) trao tặng. Bà đã đoạt Huy chương Vàng tại Hội diễn sân khấu kịch nói toàn quốc năm 1991, Huy chương Vàng Liên hoan Sân khấu Mùa thu năm 1998 và Giải Mai Vàng do báo Người Lao động trao tặng năm 1997 với vai diễn trong vở kịch Mênh mông tình mẹ. Với những đóng góp cho nền nghệ thuật nước nhà, bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 2001 và Nghệ sĩ nhân dân năm 2019.[3]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà và chồng quen biết nhau vào cuối những năm 70. Lúc này, cả hai đều đang theo học tại lớp văn nghệ quần chúng. Sau một thời gian quen nhau, cả hai đã đi đến kết hôn vào năm 1980. Đến năm 1984, bà sinh con đầu lòng, là ca sĩ Huy Luân.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Điện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Phim Vai Đạo diễn Nguồn
1970 Loan mắt nhung Dung NSƯT Lê Dân
1986 Y H'Nua Thư ký NSND Bạch Diệp
1989 Người đi tìm vàng Nguyệt NSND Đào Bá Sơn
1990 Ngọc trong đá Mẹ Oanh Trần Cảnh Đôn
1991 Ngôi sao cô đơn Hai Lành
Bí mật thành phố cấm Ngọc Mai Phan Vũ, Quốc Long
1992 Người nghèo cũng cười Vợ Xế Khoái NSND Bùi Cường
1993 Giọt lệ chưa khô Linh
Vĩnh biệt mùa hè Quang Lê Hoàng Hoa
Vị đắng tình yêu Mẹ Anh Phương Lê Xuân Hoàng
Nước mắt học trò Lý Sơn
1994 Chuyện tình của em Bình Trần Cảnh Đôn
Nhịp đập trái tim Cô ca sĩ Lê Cung Bắc
1995 Đồng tiền nhân nghĩa Mai NSƯT Nguyễn Văn A
1996 Lời thề Y tá Nguyễn Tường Phương
1997 Nước mắt muộn màng Bà Thiện Xuân Cường
Người con báo hiếu Thanh Đề Vũ Hoàng Việt[a]
1999 Chung cư Cô Sáu Nguyễn Việt Linh
Giấc mơ có thật Bích Hồ Nhân
2005 1735km Mẹ Kiên Nguyễn Nghiêm Đặng Tuấn
2009 Chuyện tình xa xứ Kim Victor Vũ
2011 Sài Gòn Yo! Má Mai Stephane Gauger
2014 Quả tim máu Victor Vũ
2015 Trúng số Mười Lài Dustin Nguyễn
2016 Cô hầu gái Bà Hàn Derek Nguyễn
Bao giờ có yêu nhau Mẹ Linh Dustin Nguyễn
Lật mặt 2: Phim trường Loan Lý Hải
2017 Có căn nhà nằm nghe nắng mưa Bà Tư Nguyễn Bình, Mai Thế Hiệp
2020 Trái tim quái vật Tạ Nguyên Hiệp
Sắc đẹp dối trá Mẹ Dương Kay Nguyen
2022 Nhà không bán Ngọc Hoàng Tuấn Cường
1990 Bà Xuân Nhất Trung
Chìa khóa trăm tỷ Mẹ của Mai Võ Thanh Hòa
Hạnh phúc máu Hà Phương Nguyễn Chung [4][5][6]
2023 Quỷ Cẩu Bà Nga Võ Thanh Hòa

Truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tựa Vai Đạo diễn Nguồn
1994 Cánh chim trời
Cổ tích Việt Nam: Người hóa dế Vợ cai tổng
1995 Giữa dòng Nữ cán bộ
1996 Lời thề Y tá
Người đẹp Tây Đô Bà giáo Thành
2000 Dòng đời Má An
2004 Một cơn mê Bà Hai
Lẵng hoa tình yêu Oanh
Bến phà Cô Thu
2005 Tiếng chuông trôi trên sông Bà Tím [7]
Vòng xoáy tình yêu Bà Kim
2006 Dưới cờ đại nghĩa Mẹ của Bảy Chơn
Mùi Ngò gai Bà Thanh
2008 Âm tính Hạnh
Cầu vồng đơn sắc Dì Ba Huệ
2009 Dù gió có thổi Bà Nga
Gia đình phép thuật Bà Sương
2010 Cá rô! em yêu anh Mẹ Thái Hà
Ai Bà Hai
Một dành cho em Bà Phúc
Chuyện tình mùa thu Bà Ngọc
Mẹ chồng nàng dâu Bà Tâm
Cuộc chiến hoa hồng 2 Bà Diễm
2011 Một thời ta đuổi bóng Bà Chi
2012 Bến tình yêu Bà Lâm
Những cô nàng độc thân làm mẹ Bà Kim
Khi yêu đừng nói chia tay Bà Liên
2013 Cuới cháy kịp xuân Bà Hai
Chạy trốn tình yêu Bà Thy
Quý bà lắm chiêu Bà Nga
Bí mật đàn ông Bà Ngọc Hoa
Con trai con gái Mẹ Bình
2014 Vòng tròn 12 số Bà Huệ
Gia đình ngũ quả (phần 1) Hai Cúc
Những ngọn nến lung linh Bà Tám
Nhà không có mẹ chồng Bà Chi
2015 Ải trần gian Bà Cả
Bản năng thép Bà Diễm
Oan gia khó tránh Bà Sáu
Giọt lệ bên sông Bà Xuân
Tình và lý Bà Ngoại
2016 Người giúp việc Bà Thục
Tiếng chuông trôi trên sông Bà Tím
2017 Nghiêng nghiêng dòng nước Bà Hai Ơn
Những nàng bầu hành động Bà Yến
2018 Cung đường tội lỗi Bà Minh
Tình già Bà Hoa
2019 Tình mẫu tử Bà Sáu
2020 Muôn kiểu làm dâu Bà Minh
Trói buộc yêu thương Bà Lan
Yêu trong đau thương Bà Hai
2021 Công chúa nhỏ của nội Bà Huệ
2022 Nơi ngọn gió dừng chân Bà Minh
49 gặp 55 Bà Ngọc
Giấc mơ của mẹ Bà Xuân
2023 Tết ngọt Tết thơm Bà Lai
Nhà mình lạ lắm Bà Lệ
Dưới một mái nhà Bà Tám
2024 Bóng của thị thành Bà Kim
Đừng khóc anh đây rồi Bà Phương

Phim chiếu mạng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tựa Vai Ghi Chú
2021 Ghé bẹo ghẹo ai? Bà Xíu
Chuyện nhà Tí Bà nội
2022 Đây là ông già của tao Bà Hương
2023 Chuyện nhà Tí 2 Bà nội

Kịch

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cõi tình
  • Dòng sông thao thức
  • Chị tôi
  • Nhà búp bê
  • Cải tử
  • Thạch Sùng
  • Sống
  • Nhân danh công lý
  • Đời bỗng dưng yêu
  • Đôi bông tai
  • Tiếng nổ lúc không giờ
  • Người cần được bảo vệ
  • Đời chỉ có một lần
  • Gươm lạc giữa rừng hoa
  • Hành trình vượt dốc
  • Mimosa
  • Lửa của rừng
  • Cho tình yêu mai sau
  • Thời con gái đã xa
  • Nhân danh công lý
  • Người đàn bà mộng du
  • Cơn mê cuối cùng
  • Khoảnh khắc tình yêu
  • Tình yêu cho hai người
  • Mênh mông tình mẹ
  • Thú...yêu thương
  • Ngôi nhà không có đàn ông
  • Người lạ, người thương rồi người dưng
  • Và nhiều vở kịch nói khác

Hài kịch

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hay quên
  • Chợ tình
  • Tình yêu thương
  • Mảnh tình con
  • Loạt tiểu phẩm trong Tài tiếu tuyệt
  • Loạt tiểu phẩm trong Chuyện gia đình Vàng
  • Và nhiều vở hài kịch khác

Chương trình truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tên chương trình Vai trò
2005 Chuyện cổ tích bây giờ Dẫn chương trình
2006 Chuyện cổ tích bây giờ Dẫn chương trình
2010 Tìm bạn tâm giao Khách mời
2013 Tài tiếu tuyệt Diễn viên
2014 Tài tiếu tuyệt Diễn viên
Chiếc thìa vàng Giám khảo
Vitamin cười Diễn viên
Kỳ án Đông Tây kim cổ Diễn viên
2015 Chiếc thìa vàng Giám khảo
Nghìn lẻ một chuyện Khách mời
Người dẫn chương trình Diễn viên
2016 Chiếc thìa vàng Giám khảo
Nghìn lẻ một chuyện Khách mời
Cha con hợp sức Giám khảo
Cười xuyên Việt - Tiếu Lâm Hội Giám khảo
Hát cùng mẹ yêu Ca sĩ
2017 Hát cùng mẹ yêu Ca sĩ
Chuyện gia đình vàng Diễn viên
Ca sĩ giấu mặt mùa 3 Giám khảo
Hát câu chuyện tình Giám khảo
Kịch cùng bolero Giám khảo
Cha con hợp sức Diễn viên
Thiên đường ẩm thực Khách mời
Khẩu vị ngôi sao Khách mời
Là vợ phải thế Khách mời
2018 Gia đình nghệ thuật Giám khảo
Kịch cùng Bolero Giám khảo
2019 Gương Mặt Thân Quen mùa thứ 7 Giám khảo
Sắc đẹp Hoàn Vũ Giám khảo
Ký ức vui vẻ Khách mời
Người cùng tên Khách mời
Sao Nối Ngôi Giám khảo
2020 Gương Mặt Thân Quen mùa thứ 8 Giám khảo
Ký ức vui vẻ Khách mời
Siêu thủ lĩnh Giám khảo
Studio H9 – Hẹn cuối tuần Khách mời
Lò võ tiếu lâm Giám khảo
2021 Vang bóng một thời Khách mời
Chuyện cuối tuần Khách mời
2022 Thuận vợ thuận chồng Diễn viên, MC
Nông dân xin chào Ca sĩ, MC
Khi ta 20 Khách mời
The Khang Show Diễn viên
2023 Thuận vợ thuận chồng mùa 2 Diễn viên, MC
Hãy là số 1! Giám khảo
2024 Anh trai "say hi" Khách mời
  • Và nhiều chương trình truyền hình khác

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • "Huy chương vàng" tại Liên hoan Sân khấu nhỏ toàn quốc lần 1 tổ chức tại Quảng Ninh.
  • ''Huу ᴄhương ᴠàng'' tại Hội diễn ѕân khấu kịᴄh nói toàn quốᴄ (1991).
  • ''Huу ᴄhương ᴠàng'' tại Liên hoan Sân khấu mùa thu (1998).
  • Hãng phim truуền hình TFS bình ᴄhọn ''Diễn ᴠiên хuất ѕắᴄ nhất'' (2001).
  • ''Giải quán quân'' tại Hát cùng mẹ yêu[8] (2017).

Và nhiều giải thưởng lớn nhỏ khác[3]

Năm Giải thưởng Hạng mục Tác phẩm Kết quả Nguồn
1992 Giải Hội Điện Ảnh TP. HCM Diễn ᴠiên phụ хuất ѕắᴄ Đoạt giải
1993 Giải Tạp Chí Điện Ảnh Diễn viên phụ xuất sắc Đoạt giải
1997 Giải Mai Vàng Nữ nghệ sĩ kịch nói Mênh mông tình mẹ Đoạt giải
2010 HTV Awards Nghệ sĩ kịch được yêu thích nhất Đoạt giải
2012 Giải Hội Điện Ảnh TP. HCM Diễn ᴠiên phụ хuất ѕắᴄ Đoạt giải
2013 Giải Tạp Chí Điện Ảnh Diễn ᴠiên phụ хuất ѕắᴄ nhất Đoạt giải
2014 HTV Awards Nghệ sĩ thân thiện tại Đoạt giải
2015 Giải Cánh Diều Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất phim điện ảnh Quả tim máu Đoạt giải
2017 Giải Hội Điện Ảnh TP. HCM Nữ diễn viên phim điện ảnh xuất sắc nhất Có căn nhà nằm nghe nắng mưa Đoạt giải
2019 VietFilmFest Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất Có căn nhà nằm nghe nắng mưa Đoạt giải
2023 Giải Ngôi Sao Xanh Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất phim điện ảnh Hạnh phúc máu Đề cử

Ghi chú

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tác giả.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “NSƯT Kim Xuân”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2014.
  2. ^ Thegioidienanh.vn (6 tháng 12 năm 2022). “NSND Kim Xuân: Nổi tiếng đã khó, giữ phong độ còn khó hơn!”. Thế giới điện ảnh. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2023.
  3. ^ a b “Danh sách nghệ sĩ được Chủ tịch nước phong tặng, truy tặng danh hiệu NSND, NSƯT”. Chính phủ Việt Nam. ngày 31 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2020.
  4. ^ Thanh Chi (15 tháng 9 năm 2022). “Dược sĩ Tiến ra mắt phim 'Hạnh phúc máu', dành vai chính cho NSND Kim Xuân”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2022.
  5. ^ Mẫn Nhi (15 tháng 9 năm 2022). “Dàn diễn viên bị 'may miệng', cấm khẩu trong showcase Hạnh phúc máu”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2022.
  6. ^ P.C.Tùng (24 tháng 11 năm 2022). “'Hạnh phúc máu' có suất chiếu sớm, gây ấn tượng bởi nội dung, độ đầu tư 'khủng'”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2022.
  7. ^ "Tiếng chuông trôi trên sông"”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. 2 tháng 9 năm 2005. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2023.
  8. ^ “NSƯT Kim Xuân: Chồng tôi không biết ghen”. eva.vn.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Kim Xuân tại Internet Movie Database
  • Nghệ sĩ Kim Xuân trên Facebook
  • x
  • t
  • s
Giải Cánh diều cho "Nữ diễn viên phụ xuất sắc phim truyện điện ảnh"
  • Như Quỳnh (2005)
  • Phạm Thanh Thủy (2006)
  • Phương Thanh (2007)
  • Kathy Uyên (2008)
  • Linh Dung (2009)
  • Cao Thùy Dương (2010)
  • Tinna Tình (2011)
  • Maya (2012)
  • Thùy Linh (2013)
  • Kim Xuân (2014)
  • Kim Hiền (2015)
  • Nguyễn Đỗ Quỳnh Chi (2016)
  • Midu (2017)
  • Trần Thanh Trúc (2018)
  • Hồng Vân (2019)
  • Karen Nguyễn (2020)
  • Bảo Hân (2021)
  • Hạnh Thúy (2023)
  • x
  • t
  • s
Giải Mai Vàng cho Nữ diễn viên sân khấu
1995–2009
Kịch nói
  • Hoàng Trinh (1995)
  • Kim Xuân (1997)
  • Thanh Thủy (1998)
  • Tú Trinh (1999)
  • Cát Phượng (2000)
  • Cát Phượng (2001)
  • Cát Phượng (2002)
  • Hồng Vân (2003)
  • Thanh Thúy (2004)
  • Thanh Thủy (2005)
  • Hồng Ánh (2006)
  • Thanh Thủy (2007)
  • Tuyết Thu (2008)
  • Cát Phượng (2009)
Cải lương
  • Ngọc Huyền (1995)
  • Ngọc Huyền (1996)
  • Thanh Hằng (1997)
  • Phương Hồng Thủy (1998)
  • Quế Trân (1999)
  • Thanh Ngân (2000)
  • Thanh Thanh Tâm (2001)
  • Thanh Ngân (2002)
  • Thoại Mỹ (2003)
  • Tú Sương (2004)
  • Thoại Mỹ (2005)
  • Phượng Loan (2006)
  • Thoại Mỹ (2007)
  • Lệ Thủy (2008)
  • Lệ Thủy (2009)
2010–nay
  • Lê Khánh (2010)
  • Lê Khánh (2011)
  • Lê Khánh (2012)
  • Lê Khánh (2013)
  • Tú Sương (2014)
  • Lê Khánh (2015)
  • Diệu Nhi (2016)
  • Khả Như (2017)
  • Khả Như (2018)
  • Thoại Mỹ (2019)
  • Tú Sương (2020)
  • Tú Sương (2022)
  • Lê Khánh (2023)

Từ khóa » Diễn Viên Kim Phượng Quê ở đâu