Kinh Chuyển Pháp Luân – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Bản chuyển ngữ củaKinh Chuyển pháp luân | |
---|---|
Tiếng Anh | Setting in Motion the Wheel of the Dharma,Promulgation of the Law Sutra,The First Turning of the Wheel,The Four Noble Truths Sutra |
Tiếng Phạn | Dharmacakrapravartana Sūtra धर्मचक्रप्रवर्तनसूत्र |
Tiếng Pali | Dhammacakkappavattana Sutta |
Tiếng Miến Điện | ဓမ္မစက္ကပဝတ္တနသုတ် |
Tiếng Trung Quốc | 轉法輪經, 转法轮经 |
Tiếng Nhật | 転法輪経 |
Tiếng Khmer | ធម្មចក្កប្បវត្តនសូត្រ(Thormmachakkappavorttanak Sot) |
Tiếng Hàn | 초전법륜경 |
Tiếng Sinhala | ධම්මචක්ක පවත්තන සූත්රය/ දම්සක් පැවතුම් සුතුර |
Tiếng Thái | th:ธัมมจักกัปปวัตนสูตร (RTGS: Thammachakkappavatana Sut) |
Tiếng Việt | Kinh Chuyển Pháp luân |
Thuật ngữ Phật Giáo |
Kinh Chuyển pháp luân (chữ Hán: 轉法輪經; Chuyển pháp luân kinh; chữ Phạn: धर्मचक्रप्रवर्तनसूत्र, Dharmacakrapravartana Sūtra/Dhammacakkappavattana Sutta) là bài giảng pháp đầu tiên mà Sa-môn Tất-đạt-đa Cồ-đàm thuyết giảng tại vườn Lộc Uyển cho các đệ tử sau khi Ngài đắc đạo theo hầu hết truyền thống Phật giáo. Dù tồn tại nhiều phiên bản khác nhau, nhưng các phiên bản này đều chung nội dung tóm tắt về tư tưởng Trung đạo và các điểm cốt lõi của Phật giáo gồm Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Vô thường và Duyên khởi.[1][2][3]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Theo truyền thống Thượng tọa bộ, không lâu sau khi Vương tử Tất-đạt-đa xuất ly đời sống thế tục, sống không gia đình, Ngài đã tu hành khổ hạnh với nỗ lực mạnh mẽ ở Uruvela. Cùng tu tập với ngài là nhóm bạn đồng tu gồm năm vị tu sĩ khổ hạnh gốc Bà-la-môn, thường được biết đến với tên gọi Năm anh em Kiều-trần-như. Sáu năm sau, Ngài nhận thấy rằng, khổ hạnh không phải là con đường đúng để giác ngộ nên đã từ bỏ và bắt đầu dùng lại vật thực cần thiết cho cơ thể. Nhóm năm vị tu sĩ cho rằng người bạn Tất-đạt-đa đã từ bỏ nỗ lực giác ngộ, vì vậy đã thất vọng rời bỏ Ngài và đi đến Vườn Nai ở Isipatana.
Tuy nhiên, với nỗ lực của mình, tu sĩ trẻ Tất-đạt-đa đã đạt được giác ngộ và giải thoát khi thiền định dưới cội bồ đề bên dòng sông Nerañjarā ở Bodh Gaya. Sau khi trở thành Phật, Ngài đã im lặng trong 49 ngày. Theo MN 26 và MĀ 204, sau khi quyết định truyền pháp cho chúng sanh, ban đầu Đức Phật dự định đi thăm các vị thầy cũ của Ngài là Āḷāra Kālāma và Uddaka Rāmaputta, để truyền lại pháp mà Ngài đã đắc đạo. Tuy nhiên, những vị thầy đó đã qua đời, vì vậy Ngài đã quyết định đến thăm năm người bạn đồng tu cũ của mình tại Sarnath, một thị trấn nhỏ gần thành Varanasi (Trung Ấn Độ). Những người này ban đầu nghi ngờ, nghĩ rằng ông đã từ bỏ việc tìm kiếm chân lý khi từ bỏ lối sống khổ hạnh của họ. Nhưng khi nhìn thấy ánh hào quang của Đức Phật, họ yêu cầu Ngài dạy những gì đã học được. Sau đó, Đức Phật đã thuyết giảng những giáo lý ban đầu, giới thiệu các khái niệm cơ bản của tư tưởng Phật giáo, chẳng hạn như Trung đạo và Tứ Diệu Đế.[4][5][6][7][8][9]
Những nghiên cứu học thuật
[sửa | sửa mã nguồn]Bảo tồn những giáo lý lâu đời nhất
[sửa | sửa mã nguồn]Các học giả hiện đại đồng ý rằng những lời dạy của Đức Phật đã được truyền khẩu trong khoảng vài trăm năm sau khi Đức Phật nhập diệt, trước khi chúng được ghi chép thành văn tự. Theo các học giả hàn lâm, sự mâu thuẫn trong các văn bản cổ xưa nhất có thể tiết lộ sự phát triển trong các giáo lý cổ xưa nhất.[10] Trong khi truyền thống Theravada cho rằng kinh điển có từ chính Đức Phật, được lưu truyền trong một chuỗi truyền khẩu không gián đoạn,[11][12] các học giả hàn lâm đã chỉ ra nhiều mâu thuẫn và cố gắng giải thích chúng. Thông tin về những giáo lý lâu đời nhất của Phật giáo, chẳng hạn như Tứ Diệu Đế, một chủ đề quan trọng trong Kinh Chuyển pháp luân, đã thu thập được bằng cách phân tích các bản văn cổ nhất và những điểm mâu thuẫn này, là vấn đề đang được thảo luận và nghiên cứu.[13][14][15][16]
Sự phát triển của bài kinh
[sửa | sửa mã nguồn]Theo Bronkhorst, "bài giảng đầu tiên" này được ghi lại trong một số kinh điển, với những biến thể quan trọng.[17] Trong các văn bản Luật tạng và trong kinh Chuyển pháp luân (bản Pali) chịu ảnh hưởng của các văn bản Luật tạng, có bao gồm nội dung Tứ diệu đế, cũng như chi tiết Kondañña giác ngộ khi "linh kiến Giáo pháp" khởi lên: "vạn vật có sinh ắt có diệt".[17][18][19] Tuy nhiên, trong kinh Thánh cầu (Ariyapariyesanā Sutta, Majjhima Nikaya 26) lại không đề cập đến Tứ diệu đế, đồng thời ghi nhận chi tiết Đức Phật đã thuyết giảng lần lượt cho nhóm 5 người, đôi khi chỉ giảng cho hai hoặc ba người, trong khi những người khác đi khất thực. Các phiên bản khác của "bài thuyết pháp đầu tiên" cũng có những dị biệt đáng kể khi trình bày về khái niệm Tứ diệu đế.[17]
Theo Bronkhorst, điều này chỉ ra rằng khái niệm Tứ đế đã được thêm vào những mô tả trước đó về sự giải thoát bằng cách thực hành Tứ thiền, mà ban đầu được cho là đủ để tiêu diệt các arsavas.[17] Anderson, theo Norman, cũng cho rằng Tứ diệu đế vốn không có trong bộ kinh này, về sau được thêm vào trong một số phiên bản.[20] Theo Bronkhorst, khái niệm "Thập nhị nhân duyên" có lẽ cũng là một bổ sung sau này, nhằm thay thế thuật ngữ chung chung "bát-nhã" cho "tứ đế" cụ thể hơn.[21]
"Tinh túy" của Phật giáo
[sửa | sửa mã nguồn]Theo Cousins, nhiều học giả có quan điểm rằng "bài giảng này chỉ được xác định là bài giảng đầu tiên của Đức Phật vào một thời điểm sau đó".[22] Theo Anderson, một đặc điểm đã được công nhận từ lâu của kinh điển Theravada là nó thiếu một "cấu trúc bao quát và toàn diện về con đường dẫn đến niết-bàn".[23] Các kinh văn tạo thành một mạng lưới hoặc ma trận, chúng phải được kết hợp với nhau.[24] Trong mạng lưới này, "tứ diệu đế là một giáo lý trong số những giáo lý khác và không đặc biệt trung tâm,"[24] nhưng là một phần của "toàn bộ ma trận pháp".[25] Tứ diệu đế được thiết lập và xâu kết trong mạng lưới đó, làm nổi bật lên "các giáo lý khác nhau giao thoa với nhau như thế nào",[26] và đề cập đến các pháp môn Phật giáo khác nhau, tất cả đều là một phần rõ ràng và ngầm định của các đoạn đề cập đến Tứ diệu đế.[27] Chính những yếu tố đó, đã được tập hợp để hình thành một kinh Chuyển pháp luân riêng biệt như là bài giảng đầu tiên và là cơ bản nhất của nhập môn con đường giác ngộ.
Phiên bản
[sửa | sửa mã nguồn]Kinh Chuyển pháp luân có hơn 20 phiên bản khác nhau[28][29], rải rác trong các bộ kinh điển các ngôn ngữ Pali, Phạn cùng các bản Hán dịch và Tạng dịch.
Tiếng Pali- Tương ưng Bộ, Tương ưng 56, kinh thứ 11, phiên bản Xích đồng diệp bộ
- Luật tạng, Đại phẩm, Thiên Thọ giới, phiên bản Xích đồng diệp bộ
- Tiểu Bộ, Phân tích đạo (pi. Paṭisambhidā-magga), phẩm thứ 7 "Pháp luân luận",[30] phiên bản Xích đồng diệp bộ
- "Dharmacakrapravartana Sutra" (Chuyển pháp luân kinh)[31]
- "Abhidharmakośabhāṣya" (A-tì-đạt-ma-câu-xá luận thích)[32]
- "Dharmaskandha" (Pháp uẩn túc luận), quyển 6,[33] phiên bản Thuyết nhất thiết hữu bộ
- "Mahāvastu" (Đại sự), phiên bản Thuyết xuất thế bộ
- Tạp A-hàm, quyển 15, kinh 379. Cầu-na Bạt-đà-la dịch từ bản của Thuyết nhất thiết hữu bộ
- Tăng nhất A-hàm, quyển 14, phẩm 24, kinh số 5.[34][35] Tăng-già-đề-bà (Saṅghadeva) dịch từ bản của Thuyết nhất thiết hữu bộ
- Phật thuyết Chuyển pháp luân kinh (佛說轉法輪經), An Thế Cao dịch[36]
- Tam chuyển Pháp luân kinh (三轉法輪經).[37] Nghĩa Tịnh dịch từ bản của Thuyết nhất thiết hữu bộ
- Phổ diệu kinh (普曜經),[38] quyển 7 "Câu-lân đẳng phẩm". Trúc Pháp Hộ dịch
- Phương quảng Đại trang nghiêm kinh (方廣大莊嚴經), quyển 11 "Chuyển pháp luân phẩm".[39]. Địa-bà-ha-la (Divākara) dịch
- Quá khứ hiện tại nhân quả kinh (過去現在因果經), quyển 3.[40] Cầu-na Bạt-đà-la dịch
- Phật bổn hạnh tập kinh (佛本行集經), quyển 34.[41] Xà-na-quật-đa (Jñānagupta) dịch
- Ma-ha đế kinh (摩訶帝經), quyển 7.[42] Pháp Hiền (法賢) dịch
- Tứ phần luật (四分律), quyển 32.[43] Phật-đà-da-xá (Buddhayazas) và Trúc Phật Niệm (竺佛念) dịch từ bản của Pháp tạng bộ
- Ngũ phần luật (五分律), quyển 15.[44] Phật-đà-thập ( Buddhajìva) và Trúc Đạo Sinh (竺道生) dịch từ bản của Hóa địa bộ
- Thập tụng luật (十誦律), quyển 60.[45] Phất-nhã-đa-la (Puịyatàra) và Cưu-ma-la-thập dịch từ bản của Thuyết nhất thiết hữu bộ
- Căn bản Thuyết nhất thiết hữu bộ Tỳ-nại-da tạp sự (根本說一切有部毗奈耶雜事), quyển 19.[46] Nghĩa Tịnh dịch từ bản của Căn bản Thuyết nhất thiết hữu bộ
- Căn bản Thuyết nhất thiết hữu bộ Tỳ-nại-da phá tăng sự (根本說一切有部毘奈耶破僧事), quyển 6.[47] Nghĩa Tịnh dịch từ bản của Căn bản Thuyết nhất thiết hữu bộ
- Phổ diệu kinh, chương 26 "Chuyển pháp luân".[48]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Kinh Chuyen Phap Luan”.
- ^ Gethin 1998, tr. 59.
- ^ Norman 2003.
- ^ Sucitto 2010, tr. 10-12.
- ^ Dhamma 1997, tr. 22-24.
- ^ Geshe Tashi Tsering 2005, Kindle Locations 163-169.
- ^ Gethin 1998, tr. 25.
- ^ Thich Nhat Hanh 1991, Kindle Locations 1822-1884.
- ^ Thich Nhat Hanh 1999, tr. 6-8.
- ^ Vetter 1988, tr. ix.
- ^ Payutto, P. A. “The Pali Canon What a Buddhist Must Know” (PDF).
- ^ *Sujato, Bhante; Brahmali, Bhikkhu (2015), The Authenticity of the Early Buddhist Texts (PDF), Chroniker Press, ISBN 9781312911505
- ^ Bronkhorst 1993.
- ^ Vetter 1988.
- ^ Schmithausen 1981.
- ^ Gombrich 1997.
- ^ a b c d Bronkhorst 1993, tr. 110.
- ^ Anderson 2001, tr. 69.
- ^ Bhikkhu Bodhi 2000, tr. 1846.
- ^ Anderson 1999, tr. 68.
- ^ Bronkhorst 1993, tr. 106.
- ^ Cousins 2001, tr. 38.
- ^ Anderson 2001, tr. 131.
- ^ a b Anderson 2001, tr. 85.
- ^ Anderson 2001, tr. 86.
- ^ Anderson 2001, tr. 86-87.
- ^ Anderson 2001, tr. 132.
- ^ Kōgen Mizuno (水野弘元), Nghiên cứu văn hiến Phật giáo.
- ^ 長慈法師. “轉法輪經─佛陀開悟後的第一次開示” (PDF). Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2008. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
- ^ “無礙解道”. tr. 147–158. Đã bỏ qua tham số không rõ |chapterurl= (trợ giúp); |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp); |chapter= bị bỏ qua (trợ giúp)
- ^ Leon Feer, Paris, 15 Quai Voltaire, 1870.
- ^ Vasubandhu; Pradhan, Prahallad; Haldar, Aruna; Vasubandhu (1975). Abhidharmakośabhāṣyam (bằng tiếng Phạn). Pātaliputram: Kāśīprasadajāyasavāla-Anuśīlan-Samsthānam. OCLC 644450786.
- ^ 大目乾連造. “《阿毘達磨法蘊足論》卷六”. 大正新脩大藏經 第二十六冊 No. 1537. 玄奘譯. 中華電子佛典協會. Bản gốc|url lưu trữ= cần |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |chapterurl= (trợ giúp)
- ^ “《增壹阿含經》卷十四”. 大正新脩大藏經 第二冊 No. 125. 僧伽提婆譯. 中華電子佛典協會. Bản gốc|url lưu trữ= cần |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2012. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |chapterurl= (trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)
- ^ “增壹阿含24品5經(高幢品)”. 莊春江標點. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2013. Đã bỏ qua tham số không rõ |dead-url= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)
- ^ “《佛說轉法輪經》”. 大正新脩大藏經 第二冊 No. 109. 安世高譯. 中華電子佛典協會. Bản gốc|url lưu trữ= cần |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |chapterurl= (trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)
- ^ “《三轉法輪經》”. 大正新脩大藏經 第二冊 No. 110. 義淨譯. 中華電子佛典協會. Bản gốc|url lưu trữ= cần |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2015. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |chapterurl= (trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)
- ^ “《普曜經》卷第七 拘隣等品第二十四”. 大正新脩大藏經 第三冊 No. 186. 竺法護譯. 中華電子佛典協會. Bản gốc|url lưu trữ= cần |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2020. Đã bỏ qua tham số không rõ |chapterurl= (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |dead-url= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)
- ^ “《方廣大莊嚴經》卷第十一 轉法輪品”. 大正新脩大藏經 第三冊 No. 187. 地婆訶羅譯. 中華電子佛典協會. Bản gốc|url lưu trữ= cần |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2008. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |chapterurl= (trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)
- ^ “《過去現在因果經》卷3”. 大正新脩大藏經 第3冊No.189. 求那跋陀羅譯. 中華電子佛典協會. Bản gốc|url lưu trữ= cần |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2019. Đã bỏ qua tham số không rõ |chapterurl= (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |dead-url= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)
- ^ “《佛本行集經》第三十四”. 大正新脩大藏經 第三冊 No. 190. 闍那崛多譯. 中華電子佛典協會. Bản gốc|url lưu trữ= cần |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |chapterurl= (trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)
- ^ “《眾許摩訶帝經》卷7”. 大正新脩大藏經 第三冊 No. 191. 法賢譯. 中華電子佛典協會. Bản gốc|url lưu trữ= cần |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |chapterurl= (trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)
- ^ “《四分律》卷第三十二(二分之十一)”. 大正新脩大藏經 第二十二冊 No. 1428. 佛陀耶舍、竺佛念等譯. 中華電子佛典協會. Bản gốc|url lưu trữ= cần |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2013. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |chapterurl= (trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)
- ^ “《彌沙塞部和醯五分律》卷第十五”. 大正新脩大藏經 第二十二冊 No. 1421. 佛陀什、竺道生等譯. 中華電子佛典協會. Bản gốc|url lưu trữ= cần |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 22 tháng 11 năm 2008. Đã bỏ qua tham số không rõ |chapterurl= (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)
- ^ “《十誦律》卷第六十”. 大正新脩大藏經 第二十三冊 No. 1435. 卑摩羅叉譯. 中華電子佛典協會. Bản gốc|url lưu trữ= cần |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2008. Đã bỏ qua tham số không rõ |chapterurl= (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)
- ^ “《根本說一切有部毗奈耶雜事》第19卷”. 大正藏第24冊 No.1451. 義淨譯. 中華電子佛典協會. Bản gốc|url lưu trữ= cần |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2021. Đã bỏ qua tham số không rõ |chapterurl= (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |dead-url= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)
- ^ “《根本說一切有部毘奈耶破僧事》卷第六”. 大正新脩大藏經 第二十四冊 No. 1450. 義淨譯. 中華電子佛典協會. Bản gốc|url lưu trữ= cần |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2020. Đã bỏ qua tham số không rõ |chapterurl= (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |dead-url= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)
- ^ “A Play in Full: Lalitavistara”. translated by the Dharmachakra Translation Committee. 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2013. Đã bỏ qua tham số không rõ |dead-url= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |trans_title= (gợi ý |trans-title=) (trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)(tiếng Anh) 此譯本從藏文譯成英文,並以梵本校對。第二十六章「轉法輪」
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Anandajoti Bhikkhu (trans.) (2010). The Earliest Recorded Discourses of the Buddha (from Lalitavistara, Mahākhandhaka & Mahāvastu). Kuala Lumpur: Sukhi Hotu. Also available on-line at http://www.ancient-buddhist-texts.net/English-Texts/Earliest-Discourses/index.htm.
- Ajahn Sumedho (2002), The Four Noble Truths, Amaravati Publications
- Ajahn Sucitto (2010), Turning the Wheel of Truth: Commentary on the Buddha's First Teaching, Shambhala
- Bhikkhu Bodhi (translator) (2000), The Connected Discourses of the Buddha: A New Translation of the Samyutta Nikaya, Boston: Wisdom Publications, ISBN 0-86171-331-1
- Dhamma, Ven. Dr. Rewata (1997), The First Discourse of the Buddha, Wisdom, ISBN 0-86171-104-1
- Gombrich, Richard (1988, repr. 2002). Theravada Buddhism: A Social History from Ancient Benares to Modern Colombo. London: Routledge. ISBN 0-415-07585-8.
- Geshe Tashi Tsering (2005), The Four Noble Truths: The Foundation of Buddhist Thought, Volume I, Wisdom, Kindle Edition
- Gethin, Rupert (1998), Foundations of Buddhism, Oxford University Press
- Goldstein, Joseph (2002), One Dharma: The Emerging Western Buddhism, HarperCollins
- Harvey, Peter (1990), Introduction to Buddhism, Cambridge University Press
- Norman, K.R. (1982). "The Four Noble Truths: a problem of Pali syntax" in L.A. Hercus et al. (ed.), Indological and Buddhist Studies: Volume in Honour of Professor J.W. de Jong on his Sixtieth Birthday. Canberra, pp. 377–91.
- Thich Nhat Hanh (1991), Old Path White Clouds, Parallax Press
- Thich Nhat Hanh (1999), The Heart of the Buddha's Teaching, Three River Press
- Thich Nhat Hanh (2012), Path of Compassion: Stories from the Buddha's Life, Parallax Press
- Walpola Rahula (2007), What the Buddha Taught, Grove Press, Kindle Edition
| |
---|---|
| |
|
| |
---|---|
| |
Nền tảng |
|
Đức Phật |
|
Khái niệm chính |
|
Vũ trụ luận |
|
Nghi thức |
|
Niết-bàn |
|
Tu tập |
|
Nhân vật chính |
|
Kinh điển |
|
Phân nhánh |
|
Quốc gia |
|
Lịch sử |
|
Triết học |
|
Văn hóa |
|
Khác |
|
So sánh |
|
Danh sách |
|
|
Từ khóa » Chuyển Pháp Luân Pháp Giải
-
Chuyển Pháp Luân Pháp Giải - Falun Dafa
-
Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải - Falun Dafa
-
Pháp Luân Đại Pháp Giải Thích Mọi điều Huyền Bí - Minh Huệ Net
-
Đọc Truyện Chuyển Pháp Luân Pháp Giải | Gogogogo - Truyện 2U
-
Sách Chuyển Pháp Luân Pdf - Hướng Dẫn Học Pháp Luân Đại Pháp
-
Pháp Luân đại Pháp Sách | ws
-
Hướng Dẫn Học "Pháp Luân Công" Cho Người Mới - Khai Mở
-
SN 56.11: Dhammacakkappavattanasutta—Thích Minh Châu
-
Chuyển Pháp Luân - Cuốn Sách ý Nghĩa Nên đọc Trong đời
-
Chương Trình Tu Tập Kỷ Niệm Ngày Đức Phật Chuyển Pháp Luân Số 1
-
Kinh Sach - Angelfire
-
Giảng Giải Kinh Chuyển Pháp Luân (Phần 1/2) - Thiền Sư Mahasi
-
PHẦN I – GIẢNG GIẢI KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN – LỜI TỰA