Kính Cường Lực Loại Nào Tốt? Review 4 Loại Kính Phổ Biến Nhất ...

Lựa chọn kính cường lực loại nào tốt? Hiện nay có rất nhiều loại kính cường lực có kiểu dáng, công dụng khác và thương hiệu sản xuất khác nhau. Điều này khiến cho nhiều chủ đầu tư trở nên mơ hồ và không ít công trình gặp phải rủi ro. Để nắm rõ được chất lượng, công dụng, nguồn gốc của loại vật liệu này, hãy tham khảo các thông tin sau đây.

Kính cường lực loại nào tốt?
Kính cường lực loại nào tốt? Hãy tìm hiểu tại bài viết dưới đây.

1. Kính cường lực loại nào tốt?

Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường, các thương hiệu sản xuất trên thế giới đã cho ra rất nhiều loại kính cường lực có công dụng, kiểu dáng khác nhau. Để chọn ra xem kính cường lực loại nào tốt sẽ còn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi công trình. Để biết được kính cường lực loại nào tốt hãy xác định và 2 đặc điểm cơ bản sau:

1.1 Vật liệu phải được kiểm định từ các tổ chức uy tín

Đầu tiên, để biết được kính cường lực loại nào tốt hãy ưu tiên sử dụng loại vật liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng của:

  • TCVN – 7455: Việt Nam.
  • BS – 6206: Anh.
  • ANSI – Z97.1: Mỹ.
  • ECE – R43: Châu Âu.
  • AS/ NZS 2208: Úc – Newzealand.

Đây đều là những chứng nhận chất lượng do các tổ chức uy tín kiểm định. Để đạt được một trong những chứng nhận này, kính cường lực phải đạt đủ tối thiểu 7 tiêu chuẩn thông số kỹ thuật như: ứng suất bề mặt; sức chịu va đập con lắc; sức chịu va đập bị rơi; sai số kích thước; sai số độ dày; độ phẳng và các khuyết tật ngoại quan.

1.2 Vật liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Tiếp theo, kính cường lực loại tốt thì đều có in tem mác, thông tin của nhà sản xuất và có tem kiểm định chất lượng của Bộ Công Thương. Đối với những tấm kính cường lực không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hay có tem chất lượng được in ấn không chuyên nghiệp (thông tin mờ nhạt, dễ bong tróc,…) thì nên tìm hiểu lại thật kỹ và đổi qua nguồn cung cấp vật liệu khác.

Ngoài ra bạn cũng nên tìm hiểu xem kính cường lực hãng nào tốt, uy tín để sử dụng. Như vậy sẽ an tâm hơn khi mua và sử dụng sản phẩm.

Kính cường lực loại nào tốt?
Kính cường lực trong quá trình gia công tại xưởng sản xuất.

Theo định nghĩa tiêu chuẩn Việt Nam TCVN: 7455 – 2013 thì kính cường lực còn được gọi là kính tôi nhiệt. Quá trình này bao gồm các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Tấm kính nổi (kính thường) ban đầu sẽ được cắt theo kích thước hoặc hình dạng mong muốn cho các mục đích thi công sản phẩm làm từ kính cường lực, sau đó được kiểm tra bề mặt để tìm những điểm khuyết tật, nếu không có sẽ chuyển sang giai đoạn 2.
  • Giai đoạn 2: Tấm kính được đưa qua một lò tôi nhiệt, nhiệt độ môi trường tôi kính cường lực là 600 – 620 độ C;
  • Giai đoạn 3: Tấm kính này ngay sau đó được đưa qua môi trường khí làm lạnh ở áp suất cao chỉ trong vài giây, quá trình này sẽ làm bề mặt ngoài của kính co lại nhanh hơn so với bên trong. Khi lớp bên trong nguội đi, nó sẽ kéo trở lại từ bề mặt ngoài và tạo ra lực căng. Lực căng này tạo độ bền cho kính và kính cường lực được sản xuất thành công.

Đối với một số quy chuẩn kiểm tra chất lượng đầu ra của kính cường lực, nhiều nhà sản xuất còn thực hiện thêm một bước gọi là thử nghiệm ngâm nhiệt (Heat Soaked test), quá trình này sẽ giúp hạn chế tới 95% nguy cơ kính cường lực tự vỡ.

>>> Xem thêm: [Giải Đáp] Kính Cường Lực Làm Bằng Gì? Nguyên lý – Quy trình gia công

2. Công dụng của 4 loại kính cường lực phổ biến hiện nay

Ngoài việc lựa chọn về chất lượng sản phẩm thì bạn nên nắm được cách phân loại kính cường lực. Mỗi loại vật liệu sẽ có những đặc tính, công dụng khác nhau. Nếu được sử dụng vào đúng mục đích sẽ mang đến hiệu cao và độ bền lâu dài. Vậy kính cường lực có mấy loại?

2.1 Kính cường lực thông thường

Kính cường lực hoàn toàn (tiếng anh là Full tempered Glass và được ký hiệu FT.) phải đảm bảo độ ứng suất bề mặt không nhỏ hơn 69Mpa tương đương độ nén bề mặt > 10000 Psi (pound/ inch vuông).

Kính cường lực thông thường sẽ có độ dày là:

  • Loại 5mm – 6mm: Đây là độ dày tối thiểu của cửa kính cường lực có thể đảm bảo an toàn và vẫn có khả năng cách âm. Ở độ dày này kính sẽ giữ được tính thẩm mỹ cao, tạo cho không gian thoáng đãng, nhẹ nhàng.
  • Loại 8mm: Độ dày cao hơn nên khả năng chịu lực và cách âm của kính cũng tốt hơn nhưng chưa rõ rệt.
  • Loại 10mm: So với những loại đã nêu trên thì với độ dày 10mm giúp hiệu quả chống ồn tối ưu và giá thành cũng tăng lên đáng kể.
  • Loại 12mm, 14mm, 16mm: Đây là độ dày xếp hàng cao cấp về khả năng cách âm và sức chịu lực rất tốt.
  • Loại 19mm: Kính cường lực có độ dày từ 19mm có khả năng chống đạn và thường được sử dụng tại các ngân hàng.

Trong đó, dòng kính cường lực 10 – 12mm đang được sử dụng là độ dày tiêu chuẩn trong thiết kế các loại cửa kính, cầu thang kính, lan can kính, vách kính cường lực. Với độ này dày sẽ vẫn đảm bảo được khả năng chịu lực tốt, chống va đập, độ bền cao và không quá nặng, giúp cửa đóng mở bằng tay dễ dàng.

Công dụng của 4 loại kính cường lực phổ biến hiện nay
Vách kính cường lực hiện đang được sử dụng rất phổ biến tại các văn phòng, công ty.

Kính cường lực loại 5 – 8mm (ly) sẽ được sử dụng để làm kính trang trí phòng (giá kệ trong phòng tắm, ô kính decor,…). Với độ dày này, kính cường lực sẽ khiến không gian được thanh thoát và chủ đầu tư cũng tiết kiệm được chi phí.

Kính cường lực loại 19mm (ly) sẽ phù hợp với một số công trình khung sắt, tăng khả năng chịu lực như: ngân hàng, showroom ô tô, sàn nhà có diện tích lớn,…

2.2 Kính bán cường lực

Kính gia cường nhiệt còn gọi là kính bán cường lực (kính bán tôi), tiếng anh là Heat-Strengthened Glass, ký hiệu HS. Loại kính này có ứng suất bề mặt dao động từ 24 – 69 Mpa tương đương với độ nén bề mặt từ 3500 Psi – 7500 Psi. Loại kính này vẫn trải qua đầy đủ các giai đoạn trên.

kính bán cường lực
Kính bán cường lực cũng có nhiều kích thước và độ dày khác nhau.

Nguyên liệu sản xuất kính bán cường lực cũng là kính thủy tinh – giống kính cường lực. Tuy nhiên, kính bán cường lực lại chỉ được nung ở nhiệt độ từ 400 – 500 độ C (thấp hơn hẳn nhiệt độ nung kính cường lực) nên các kết cấu của loại vật liệu này được nén không chặt chẽ bằng kính cường lực, dẫn tới khả năng chịu lực kém hơn. Khi kính bán cường lực bị vỡ vẫn để lại các mảnh sắc nhọn nên tính an toàn không cao bằng cửa kính cường lực.

Cũng vì thế mà giá thành của kính bán cường lực cũng rẻ hơn kính cường lực. Ưu điểm của loại vật liệu này chính là có thể uốn cong tinh xảo và có nhiều kiểu dáng đặc sắc, tính thẩm mỹ cao. Bạn vẫn có thể

2.2 Kính cường lực chống cháy

Nếu bạn lo lắng về sự cố hỏa hoạn, có thể lắp đặt cửa hay vách kính cường lực chống cháy. Hiện nay có 4 loại kính chống cháy phổ biến đó là:

  • Kính chống cháy 45 phút
  • Kính chống cháy 60 phút
  • Kính chống cháy 90 phút
  • Kính chống cháy 120 phút

Dòng vật liệu này phải đạt tiêu chuẩn ISO 9001 : 2008 và các tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình xây dựng.

2.3 Kính cường lực phủ lớp Low-E

Kính cường lực phủ lớp Low-E (hay còn gọi là kính hộp Low-e) có công dụng cách âm lên tới 77%. Lớp phủ Low-E giúp phản xạ nhiệt giúp ngôi nhà luôn giữ được nhiệt độ lý tưởng, mùa hè mát và mùa đông ấm. Lớp phủ ày còn có khả năng cân bằng ánh sáng, chống lại tia UV giúp đảm bảo an toàn cho da. mắt và chống phai màu nội thất.

Trong xây dựng, loại kính cường lực phủ Low-E được sử dụng để đối với các tòa nhà gần đường cao tốc, đường sắt,… hay cao ốc văn phòng, khách sạn, bệnh viện, nhà ở, phòng chờ, phòng kiểm soát không lưu hoặc vách ngăn cách âm cho đài phát thanh, phòng thu âm,..

2.4 Kính cường lực phản quang

Kính cường lực sẽ được sơn phủ thêm một lớp oxit kim loại đặc biệt, lớp phủ này giúp phản lại ánh sáng, giảm nhiệt độ từ ánh sáng mặt trời và trở thành kính phản quang.

Kính cường lực phản quang được sử dụng để làm vách kính mặt tiền cho các tòa nhà cao tầng, vừa tạo kiến trúc sang trọng vừa giúp cách nhiệt tốt và ngăn ngừa tia tử ngoại.

3. So sánh kính bán cường lực và kính cường lực (HS và FT)

Đầu tiên là quá trình tôi nhiệt, nếu kính cường lực FT (toàn phần) được làm lạnh cực nhanh trong vài giây sau khi tôi nhiệt xong thì kính gia cường nhiệt lại được làm lạnh chậm hơn.

Kính cường lực toàn phần có độ bền chịu lực cao hơn 2 lần so với kính gia cường nhiệt, kính gia cường nhiệt bền chịu lực tốt hơn 2 lần so với kính thường. Nếu chỉ cần chịu được lực gió hoặc ứng suất nhiệt dao động thì mới sản xuất kính gia cường nhiệt.

Kính bán cường lực và kính cường lực
so sánh kính bán cường lực và kính cường lực hoàn toàn

4. Cách kiểm tra (test) chất lượng kính cường lực

Kính cường lực đảm bảo tiêu chuẩn phải đạt được tất cả các bài kiểm tra chất lượng theo TCVN:7455 – 2013. Cụ thể các bài kiểm tra chất lượng kính cường lực bao gồm:

  1. Kiểm tra kích thước kính cường lực nguyên khổ
  2. Kiểm tra độ cong vênh
  3. Kiểm tra khuyết tật ngoại quan
  4. Kiểm tra kích thước lỗ khoan, rãnh và cạnh cắt
  5. Kiểm tra ứng suất bề mặt
  6. Kiểm tra độ bền va đập (Theo TCVN 7368:2013)

Trong đó, từ mục 1 tới mục 5 được kiểm tra theo tiêu chuẩn TCVN 7219: 2018.

>>> Có thể bạn quan tâm: Tiêu Chuẩn Nghiệm Thu Cửa Nhôm Kính Cường Lực (hướng dẫn A-Z)

kiểm tra kính cường lực
Kiểm tra chất lượng kính cường lực.

Khi kiểm tra độ bền, người ta sẽ kiểm tra 6 mẫu kính bằng các phương pháp đó là:

  • Thử bi rơi: Thả bi thép rơi từ 100cm xuống tấm kính, kính có trọng lượng 1040gr +- 10gr.
  • Tạo va đập con lắc: Số lượng mẫu thử là 4 tấm kính cường lực. Chiều cao va đập được tăng dần theo thứ tự 30cm, 75cm, 120cm.

Mẫu kính cường lực bị vỡ sau 5 phút sẽ được chọn 10 mảnh vỡ lớn nhất và cân, sau đó so sánh tiếp với TCVN: 7455 – 2013.

Chú thích: TCVN:7455 là tiêu chuẩn Việt Nam về kính xây dựng, kính cường lực phẳng thay thế cho văn bản TCVN 7455 năm 2004, do Viện Vật liệu xây dựng biên soạn, Bộ xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ khoa học và công nghệ công bố.

Tóm lại việc lựa chọn kính cường lực loại nào tốt sẽ còn tùy thuộc vào vị trí thi công, nhu cầu sử dụng. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết này bạn sẽ biết thêm nhiều loại kính cường lực và tìm được vật liệu đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của công trình. Nếu bạn cần tư vấn thêm, hãy liên hệ hoặc để lại bình luận phía dưới để các kỹ sư tư vấn miễn phí nhé!

Từ khóa » Các Loại Kinh Cường Lực