Kinh Dịch – Wikipedia Tiếng Việt

Kinh Dịch
Trang bìa của một ấn bản Kinh dịch thời nhà Tống (k. 1100)
Thông tin sách
Quốc giaTrung Quốc
Ngôn ngữTiếng Hán thượng cổ
Chủ đềBói toán, vũ trụ học
TranslationKinh Dịch tại Wikisource
Kinh dịch
"Dịch" viết bằng triện thư (trên),[note 1] chữ phồn thể (giữa), và chữ giản thể (dưới)
Tên tiếng Trung
Phồn thể易經
Giản thể易经
Bính âm Hán ngữYì Jīng
Nghĩa đen"Sách về sự biến đổi"
Phiên âm
Tiếng Hán tiêu chuẩn
Bính âm Hán ngữYì Jīng
Chú âm phù hiệuㄧˋ ㄐㄧㄥ
Quốc ngữ La Mã tựYih Jing
Wade–GilesI4 Ching1
IPA[î tɕíŋ]
Tiếng Ngô
Tiếng Tô ChâuYih Jin
Tiếng Khách Gia
Latinh hóaYit6 Gang1
Tiếng Quảng Châu
Latinh hóa YaleYihk Gīng
IPA[jèːk kíːŋ]
Việt bínhJik6 Ging1
Tiếng Mân Nam
POJ tiếng Mân Tuyền ChươngBản mẫu:Zhwb
Tiếng Mân Đông
Phiên âm Bình thoại tiếng Phúc ChâuĬk Gĭng
Tiếng Hán trung cổ
Tiếng Hán trung cổyek geng
Tiếng Hán thượng cổ
Baxter (1992)*ljek (keng)
Baxter–Sagart (2014)*lek (k-lˤeng) [note 1]
Tên tiếng Việt
Chữ Quốc ngữKinh Dịch
Chữ Hán經易
Tên tiếng Triều Tiên
Hangul역경
Hanja易經
Phiên âm
Romaja quốc ngữYeokgyeong
Tên tiếng Nhật
Kanji易経
Hiraganaえききょう
Chuyển tự
HepburnEkikyō
Một phần của loạt bài về
Đạo giáo
Học thuyết
  • Đạo
  • Vô vi
  • Thanh tịnh
  • Tiêu dao
  • Tam bảo
  • Tu đạo
  • Vũ hóa phi thăng
  • Thủ nhất
  • Đại Tiên
  • Chân nhân
  • Khí
  • Thái cực
  • Âm Dương
  • Ngũ hành
  • Bát quái
  • Tị cốc
  • Nội đan
  • Ngoại đan
  • Đạo giới
  • Phù lục
  • Vô cực
  • Pháp thuật
  • Khoa nghi
Nhân vật
  • Lão Tử
  • Quan Doãn Tử
  • Văn Tử
  • Liệt Tử
  • Trang Tử
  • Quỷ Cốc Tử
  • Trương Giác
  • Trương Đạo Lăng
  • Ngụy Bá Dương
  • Hứa Tốn
  • Ngụy Hoa Tồn
  • Cát Hồng
  • Khấu Khiêm Chi
  • Lục Tu Tĩnh
  • Đào Hoằng Cảnh
  • Lý Hoằng Chân Quân
  • Tôn Tư Mạc
  • Ngũ Tổ Thất Chân
  • Trần Đoàn
  • Vương Văn Khanh
  • Tư Mã Thừa Trinh
  • Lưu Nhất Minh
  • Thiệu Nguyên Tiết
  • Sở Bá Tú
  • Trần Cảnh Nguyên
  • Vương Trùng Dương
  • Khưu Xứ Cơ
  • Trương Tam Phong
  • Trần Ứng Ninh
  • Trúc lâm thất hiền
  • Danh sách nhân vật Đạo giáo
Thần tiên
  • Tam Thanh Tứ Ngự
    • Nguyên Thủy Thiên Tôn
    • Linh Bảo Thiên Tôn
    • Đạo Đức Thiên Tôn
    • Hoàng Thiên
    • Hậu Thổ
    • Tử Vi
    • Câu Trần
    • Nam Cực Trường Sinh Đại Đế
    • Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn
  • Tiên Thiên Tôn thần
    • Tây Vương Mẫu
    • Đông Vương Công
    • Thánh Mẫu Nguyên Quân
    • Đẩu Mẫu Nguyên Quân
    • Tam Quan Đại đế
    • Ngũ Phương Ngũ Lão
    • Huyền Thiên Thượng Đế
    • Lôi Thanh Phổ Hóa Thiên Tôn
  • Thiên Địa Sơn Xuyên Bách Thần
    • Cửu Hoàng đại đế
    • Thái Dương tinh quân
    • Thái Âm tinh quân
    • Nam Bắc Đẩu tinh quân
    • Thái Tuế tinh quân
    • Khôi Đẩu tinh quân
    • Ngũ Nhạc đại đế
    • Tứ Hải Long vương
    • Thủy Tiên Tôn Vương
    • Kim Quang thánh mẫu
    • Lôi Công
  • Âm phủ
    • Phong Đô Đại Đế
    • Đông Nhạc Đại Đế
    • Thập Điện Diêm Quân
    • Ngũ Phương Quỷ Đế
    • Âm Dương Ty
    • Phán Quan
    • Nhật Dạ Du Thần
    • Hắc Bạch Vô Thường
  • Thánh hiền Tiên chân
    • Bàn Cổ
    • Nữ Oa
    • Phục Hy
    • Thần Nông
    • Hoàng Đế
    • Bát Tiên
      • Thuần Dương tổ sư
    • Cửu Thiên Huyền Nữ
    • Ly Sơn Lão Mẫu
    • Bách Hoa Tiên Tử
    • Hư Tịch Xung Ứng Chân Nhân
    • Tam Mao Chân Quân
    • Hoàng Đại Tiên
    • Từ Hàng chân nhân
  • Hộ pháp Thái Bảo
    • Thác Tháp lý thiên vương
    • Trung Đàn nguyên soái
    • Nhị lang chân quân
    • Khu Ma chân quân
    • Quan Thánh đế quân
      • Tín ngưỡng Quan Vũ
    • Tứ Đại Nguyên Soái
    • Ôn nguyên soái
    • Khang Nguyên Soái
    • Mã thiên quân
    • Vương Linh Quan
    • Huyền Đàn chân quân
    • Điền Đô nguyên soái
    • Ngũ Doanh thần tướng
    • Pháp Chủ chân quân
  • Thần dân gian
    • Phúc Lộc Thọ
    • Thiên Thượng Thánh Mẫu
      • Tín ngưỡng Mẫu Tổ Đài Loan
    • Thái Sơn Nương Nương
    • Táo Quân
    • Tài Thần
    • Môn Thần
    • Thành Hoàng
    • Cảnh Chủ
    • Phúc Đức Chánh Thần
    • Nguyệt Lão
    • Văn Xương Đế Quân
    • Thiên Y Chân Nhân
    • Bao Công
    • Bảo Sinh Đại Đế
    • Khai Chương Thánh Vương
    • Quảng Trạch Tôn Vương
    • Linh An Tôn Vương
    • Tam Sơn Quốc Vương
    • Cửu Long Tam Công
    • Tây Tần Vương Gia
    • Hồng Thánh Đại Vương
    • Xa Công
    • Hổ Gia
    • Thất Tinh Nương Nương
    • Kim Hoa Nương Nương
    • Lâm Thủy Phu Nhân
    • Chú Sinh Nương Nương
    • Vũ Di Chân Quân
    • Xảo Thánh Tiên Sư
    • Nhạc Vũ Mục Vương
    • Khương Thái Công
    • Trương Tiên
    • Thanh Thủy Tổ Sư
    • Lý Hoằng Chân Quân
    • Đổng Công Tổ Sư
    • Ngũ Phủ Thiên Tuế
    • Ngũ Niên Thiên Tuế
    • Ngũ Phúc Vương Gia
    • Địa Tiên
  • Danh sách thần thánh Đạo giáo
Tông phái
  • Thời kỳ đầu
    • Hoàng Lão Đạo
    • Phương Tiên Đạo
  • Thời kỳ hình thành
    • Thái Bình Đạo
    • Ngũ Đấu Mễ Đạo
      • Chính Nhất Đạo
        • Trương Thiên Sư
      • Thiên Sư Đạo
  • Cổ Tam phái
    • Lâu Quan Đạo
    • Văn Thủy đạo/Ẩn Tiên Phái
    • Hoa Sơn Đạo
  • Các tông phái
    • Linh Bảo Phái
    • Đông Hoa Phái
    • Thượng Thanh Phái
    • Mao Sơn Tông
    • Các Tảo Tông
    • Trùng Huyền Phái
    • Thiên Tâm Phái
    • Thần Tiêu Phái
    • Thanh Vi Phái
    • Tịnh Minh Đạo
    • Lư Sơn Phái
    • Phổ Am Phái
    • Thái Nhất giáo
    • Chân Đại Đạo
    • Toàn Chân Đạo
      • Long Môn Phái
    • Kim Đan Nam Tông
    • Chính Nhất Đạo
    • Huyền Giáo
    • Thiên Tiên Phái
  • Đạo giáo các nơi
    • Đạo giáo Trung Quốc Đại lục
    • Đạo giáo Hồng Kông
    • Đạo giáo Đài Loan
    • Đạo giáo Singapore
    • Đạo giáo Nhật Bản
    • Đạo giáo Việt Nam
    • Đạo giáo Triều Tiên bán đảo
    • Đạo giáo Đông Nam Á
Điển tịch
  • Đạo kinhĐạo tạng
  • Kinh Dịch
  • Đạo đức kinh
  • Nam Hoa kinh
  • Xung hư kinh
  • Thông huyền kinh
  • Văn Thủy kinh
  • Hoài Nam nội thiên
  • Âm Phù kinh
  • Hoàng Đình kinh
  • Tham Đồng Khế
  • Thái Bình kinh
  • Ngộ Chân thiên
  • Linh Bảo Ngũ Phù kinh
  • Ngũ Nhạc chân hình đồ
  • Tam Hoàng văn
  • Linh Bảo Độ Nhân kinh
  • Đại Động Chân kinh
  • Tây Thăng kinh
  • Thanh Tịnh kinh
  • Lão Tử Hà Thượng Công Chương Cú
  • Tâm Ấn kinh
  • Công khóa kinh
  • Cảm Ứng thiên
  • Định Quan kinh
  • Nội Quan kinh
  • Thai Tức kinh
  • Bắc Đẩu kinh
  • Ngọc Xu kinh
  • Ngọc Hoàng kinh
  • Tam Quan kinh
  • Bão Phác Tử
  • Huyền Cương Luận
  • Hóa Thư
  • Vân Cát Thất Thiêm
  • Đạo giáo Nghĩa Sơ
  • Thiện thư
Động thiên phúc địa
  • Ngọc Kinh Sơn
  • Côn Lôn sơn
  • Bồng Lai sơn
  • Thập châu tam đảo
  • Thập đại động thiên
  • Ba mươi sáu tiểu động thiên
  • Bảy mươi hai phúc địa
  • Danh sơn Đạo giáo
    • Võ Đang sơn
    • Thanh Thành sơn
  • Động thiên phúc địa
    • Động thiên
Khác
  • Đạo sĩ
  • Lịch sử
  • Âm nhạc
  • Đạo quán
    • Danh sách
    • Bạch Vân Quán
    • Lâu Quan Đài
  • Đạo lịch
  • Hiệp hội Đạo giáo Trung Quốc
  • Học viện Đạo giáo Trung Quốc
  • Thiên đình
  • x
  • t
  • s

Kinh Dịch (chữ Nôm: 經易), tên gốc là Dịch Kinh (chữ Hán: 易經), là một sách bói toán cổ xưa của Trung Quốc, nằm trong hàng ngũ những kinh điển cổ xưa nhất của nền văn hóa này. Kinh Dịch dùng hệ thống ký hiệu đặc biệt để diễn tả sự chuyển hóa của sự vật, qua đó thể hiện quan điểm triết học và vũ trụ quan của văn hóa Trung Hoa cổ. Ý nghĩa cốt lõi của tác phẩm là thông qua các quẻ âm dương để phản ánh sự vận hành của vạn vật trong tự nhiên. Người bói toán đưa ra câu hỏi với thần linh và dùng các quẻ để tiên đoán tương lai.

Kinh Dịch được chia thành hai phần là "Kinh" và "Truyện". Phần "Kinh" nguyên có tên là Chu Dịch, còn phần "Truyện" là phần chú giải, lý thuyết và cách sử dụng phần "Kinh". Theo truyền thuyết, Chu Dịch do Chu Văn vương biên soạn. Giới học thuật hiện nay cho rằng tác phẩm này được hình thành và phát triển từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu. Ban đầu, Kinh Dịch chỉ là một cuốn cẩm nang bói toán vào thời Tây Chu (khoảng 1000–750 TCN). Trải qua thời Chiến Quốc tới thời Tần–Hán (khoảng 500–200 TCN), Kinh Dịch dần trở thành một tác phẩm vũ trụ luận, với phần luận giải triết lý được gọi là "Thập Dực". Từ thế kỷ thứ 2 TCN, Kinh Dịch chính thức trở thành một trong Ngũ kinh của Nho giáo, đóng vai trò then chốt trong việc thực hành chiêm bốc tại Đông Á và được các nho gia bình chú qua nhiều thế hệ.

Là một tác phẩm bói toán, Kinh Dịch được dùng cho một hình thức chiêm bốc cổ của Trung Quốc gọi là "bốc Dịch", trong đó người ta sử dụng các bó cỏ thi để gieo ra sáu số ngẫu nhiên từ 6 đến 9. Mỗi một tổ hợp số này tương ứng với 1 trong 64 quẻ, và các quẻ này có thể tra cứu trong Kinh Dịch. Những quẻ này được sắp xếp theo một thứ tự được gọi là "Văn Vương quái tự". Việc giải nghĩa các quẻ Dịch đã trở thành đề tài tranh luận của nhiều học giả qua các thời đại. Nếu phân theo các trường phái, Dịch có thể chia thành Nho môn Dịch, Đạo gia Dịch, Dịch thuật bói toán. Trong quá trình luận giải Dịch của Nho gia, đã hình thành hai trường phái chính là Tượng số phái và Nghĩa lý phái.

Kinh Dịch đã tạo nên nền tảng cho hệ thống tư tưởng và văn hóa Trung Quốc ở giai đoạn phát triển sơ khai. Nho gia tôn vinh Kinh Dịch là "tác phẩm đứng đầu trong các kinh điển", trong khi Đạo gia xem đây là "một trong ba tác phẩm huyền bí". Kinh Dịch không chỉ có ảnh hưởng sâu rộng đến các lĩnh vực triết học, toán học, văn học, y học cổ truyền, kinh tế, pháp luật và mỹ học Trung Quốc, mà còn lan truyền ra nước ngoài. Từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 20, Kinh Dịch đã có ảnh hưởng sâu sắc đến cách nhìn nhận của người phương Tây về tư tưởng triết học Á Đông. Ngày nay, giới học thuật quốc tế đã mở rộng nghiên cứu Kinh Dịch, bao trùm hầu hết các lĩnh vực khoa học nhân văn truyền thống và khoa học xã hội.

Chu Dịch

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Cốt lõi của Kinh Dịch là một văn bản bói toán thời Tây Chu có tên Chu Dịch (周易).[1] Chu Dịch là tác phẩm đứng đầu trong Lục kinh, cùng với Liên SơnQuy Tàng hợp thành Tam Dịch.[2] Dù hiện nay chỉ còn Chu Dịch được lưu truyền, nhưng năm 1993, khi khai quật các thẻ tre thời Tần tại Vương Gia Đài ở Giang Lăng, Hồ Bắc, các nhà khảo cổ đã phát hiện một văn bản khớp với phiên bản Quy Tàng của Mã Quốc Hán, xác nhận sự tồn tại của hai trong bộ ba Tam Dịch.

Thời điểm xuất hiện của Chu Dịch vẫn còn nhiều tranh cãi trong giới học thuật. Các học giả cổ đại như Tư Mã Thiên, Ban Cố, Khổng Dĩnh Đạt và học giả hiện đại Cố Hiệt Cương cho rằng Chu Dịch hình thành vào những năm đầu thời Tây Chu. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ như Trần Mộng Gia và Lý Kính Trì cho rằng tác phẩm này được hoàn thiện vào cuối thời Tây Chu, trong khi Liêu Bình và Lục Khản Như lại cho là vào thời Xuân Thu. Ngoài ra, các học giả như Trần Ngọc Sâm và Trần Hiến Du cho rằng Chu Dịch không xuất hiện trước thời Tiên Tần mà là vào thời Tây Hán. Tuy nhiên, các thẻ tre Chu Dịch được phát hiện tại các mộ phần cuối thời Chiến Quốc (khoảng 475–221 TCN) bác bỏ quan điểm này.

Dựa trên sự so sánh ngôn ngữ trong Chu Dịch với các văn tự khắc trên đồng có niên đại, nhà Hán học người Mỹ Edward Shaughnessy đã xác định thời điểm biên soạn của văn bản hiện hành vào khoảng cuối thế kỷ 9 TCN, trong những năm đầu trị vì của Chu Tuyên vương (trị. k. 827 – 782 TCN).[3] Một bản sao của Chu Dịch trong bộ sưu tập các thẻ tre và gỗ tại Bảo tàng Thượng Hải, được phát hiện năm 1994, cho thấy rằng văn bản này đã được sử dụng phổ biến trong xã hội Trung Quốc vào khoảng năm 300 TCN, mặc dù vẫn có một vài biến thể nhỏ cho đến thời Chiến Quốc.[4]

Tên gọi và tác giả

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi Chu Dịch có nghĩa là "sự biến đổi" (易; dịch) của triều đại nhà Chu. Từ "biến đổi" này có thể được giải thích theo nhiều cách, có thể là sự chuyển hóa của các quẻ, các hào trong quẻ, hoặc các con số thu được từ quá trình bói toán.[5] Phùng Hữu Lan từng đề xuất rằng từ "dịch" ban đầu có nghĩa là "dễ", ám chỉ một hình thức bói toán đơn giản hơn so với bói bằng mai rùa và xương, tuy nhiên hiện chưa có bằng chứng nào rõ ràng cho giả thuyết này. Ngoài ra, còn có một truyền thuyết dân gian cổ đại cho rằng chữ "dịch" thể hiện chu kỳ của ngày đêm, ẩn ý mặt trời và mặt trăng. Các nhà Hán học hiện đại cho rằng ký tự này có thể bắt nguồn từ hình ảnh mặt trời ló ra từ mây, hoặc sự chuyển hóa của chất chứa trong một vật sang hình dạng khác.[6]

Theo truyền thuyết, Chu Dịch thường được cho là do Chu Văn vương và Chu công Đán biên soạn. Kể từ thời Hán, nhiều học giả cho rằng Phục Hy là người sáng tạo Bát quái (八卦), nhưng vì Phục Hy là nhân vật huyền thoại nên hiện tại vẫn chưa có khẳng định chắc chắn.[7] Theo Hệ từ, một trong Thập Dực, Phục Hy thường ngửa mặt xem sự vận hành của mặt trời, mặt trăng và các vì sao, cúi mặt xem dòng chảy sông suối để nắm được sự biến đổi của thế giới mà tạo ra Bát quái "để hiểu tường tận sự linh diệu và sáng suốt của vạn vật và phân loại muôn loài". Tuy nhiên, chính Chu Dịch lại không đề cập đến truyền thuyết này và cũng không nói gì về nguồn gốc của nó.[8] Sách Chu Lễ lại khẳng định rằng các quẻ của Chu Dịch có nguồn gốc từ một tập hợp ban đầu gồm tám quẻ đơn.[9] Sang đến thời Hán lại xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về mối liên hệ lịch sử giữa các quẻ đơn và quẻ kép.[10] Vào thế kỷ thứ 2, học giả Mã Dung đưa ra quan điểm rằng Chu Dịch là thành quả của sự kết hợp giữa Phục Hy, Chu Văn vương, Chu công Đán và Khổng Tử. Tuy nhiên, quan điểm truyền thống này hiện không còn được chấp nhận rộng rãi.[11]

Nhà cổ văn tự học Cao Hanh cho rằng Chu Dịch không phải là công trình của một cá nhân tại một thời điểm mà là thành quả của nhiều thế hệ. Hiện nay, giới học thuật thường nhận định Chu Dịch hình thành từ đầu thời Tây Chu và đạt độ hoàn thiện vào giữa thời Xuân Thu. Các vật liệu liên quan đến Dịch học được khai quật gần đây cho thấy, các ký hiệu khắc trên mai rùa từ thời Phục Hy (khoảng bảy đến tám nghìn năm trước) có thể là khởi nguồn của bát quái; văn hóa Dương Thiệu (khoảng năm đến sáu nghìn năm trước) đã xuất hiện các ký hiệu số liên quan đến Dịch học và các quẻ trùng lặp. Khoảng bốn nghìn năm trước, thời Nghiêu Thuấn đã có ký hiệu chữ "Nhật" (日, dạng cổ ), được xem là tên nguyên thủy của quẻ Ly và thời Thương cách đây ba nghìn năm đã có nhiều quẻ sáu hào. Những vật liệu như mai rùa và đồ đồng khắc quẻ từ Kỳ Sơn và Phù Phong, Thiểm Tây, cho thấy Chu Dịch đã phổ biến mạnh trong thời kỳ này.

Cấu trúc

[sửa | sửa mã nguồn]
A turtle shell inscribed with primitive Chinese characters
Một mai rùa dùng cho bói toán, trên đó có khắc chữ "trinh" (貞) ở dạng cổ (), với nghĩa là "bói".

Đơn vị cơ bản của Chu Dịch là “quẻ” (卦, quái), được tạo thành từ sáu vạch ngang xếp chồng lên nhau gọi là "hào" (爻). Mỗi vạch có thể liền (biểu trưng cho dương) hoặc đứt (biểu trưng cho âm). Phiên bản hiện hành của Chu Dịch có tổng cộng 64 quẻ, mỗi quẻ đều kèm theo tên quẻ (quái minh 卦名), một câu giải thích ngắn về quẻ gọi là "lời Thoán" (thoán từ 彖辭) và sáu câu giải nghĩa riêng cho từng vạch gọi là "lời Hào" (hào từ 爻辭). Các câu giải nghĩa này đều được dùng để dự đoán kết quả khi gieo quẻ. Tuy nhiên, không rõ lý do tại sao lại có hai cách giải quẻ khác nhau, và cũng chưa rõ rõ khi nào nên ưu tiên dùng lời Thoán, khi nào thì ưu tiên dùng lời Hào.

Sách bắt đầu với bốn chữ "Nguyên hanh lợi trinh" (元亨利貞), một cụm từ thường xuất hiện trong các câu luận quẻ và đã trở thành phần quan trọng trong việc giải nghĩa Kinh Dịch từ thế kỷ 6 TCN. Edward Shaughnessy cho rằng, khi tiến hành bói toán, nếu kết quả ban đầu là "nguyên hanh lợi trinh" thì quá trình bói toán sẽ diễn ra thuận lợi, mang lại điều may mắn hoặc kết quả tốt. Chữ "trinh" (貞) còn được dùng trong văn tự bói toán từ thời nhà Thương, đầu thời Chu với nghĩa là "bói". Nó cũng mang ý nghĩa chính trực, đúng đắn và được học giả Trịnh Huyền thời Đông Hán định nghĩa là “tìm hiểu tính chính xác” của một hành động dự định.

Tên của các quẻ thường được lấy từ những chữ xuất hiện trong các câu luận hào tương ứng, nhưng trong năm trường hợp (quẻ 2: Khôn, 9: Tiểu Súc, 26: Đại Súc, 61: Trung Phu và 63: Ký Tế) có ký tự khác xuất hiện mà mục đích vẫn chưa rõ ràng. Tên các quẻ có thể được chọn ngẫu nhiên từ các câu luận hào, nhưng cũng có khả năng các câu luận hào lại được phát triển từ tên của các quẻ. Các câu luận hào, chiếm phần lớn nội dung sách, có tính chất ngắn gọn và đầy bí ẩn. Mỗi câu luận hào bắt đầu với từ chỉ số thứ tự của hào, như "sơ, nhị, tam, tứ, ngũ, thượng", và số 6 cho hào đứt hoặc số 9 cho hào liền. Hai quẻ đầu tiên có thêm một câu luận hào đặc biệt, gọi là "dụng". Sau thứ tự của hào, các câu luận có thể đưa ra những lời tiên tri hoặc dự đoán. Một số câu luận hào cũng chứa yếu tố thơ ca hoặc đề cập đến các sự kiện lịch sử.

Ứng dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
A bundle of thin sticks
Năm mươi nhánh cỏ thi (Achillea millefolium) dùng để gieo quẻ Kinh Dịch.

Các bằng chứng khảo cổ cho thấy, trong thời nhà Chu, bói toán chủ yếu dựa vào thuật "bói quẻ", tức là sử dụng các con số ngẫu nhiên để suy đoán ý chỉ của thần linh. Chu Dịch đóng vai trò như một cuốn sách hướng dẫn cách gieo quẻ, và thân cây cỏ thi làm công cụ chính để tiến hành quá trình này. Tuy nhiên, phương thức chuyển đổi thân cây cỏ thi thành các con số và quá trình chọn ra các hào từ phép đọc hào vẫn chưa được giải thích rõ ràng. Trong các quẻ Dịch, hào đứt được dùng để biểu thị các số 6 (六) và 8 (八), trong khi hào liền tượng trưng cho các số 7 (七) và 9 (九). Sách Đại Tượng truyện, một tác phấm xuất hiện muộn hơn Chu Dịch, mô tả chi tiết cách gieo quẻ thông qua các phép tính trên một bó gồm 50 thân cỏ thi, tạo ra kết quả từ 6 đến 9. Tương tự Chu Dịch, phương pháp bói toán bằng cỏ thi đã tồn tại từ thời Tây Chu, nhưng cách thức chi tiết của phương pháp này đã bị thất truyền qua thời gian. Phương pháp bói Dịch hiện đại trên thực tế là kết quả của quá trình tái tạo, phục dựng dựa trên các ghi chép từ thời cổ đại.

Tả truyệnQuốc ngữ là hai tác phẩm chứa đựng những ghi chép sớm nhất của việc sử dụng Chu Dịch trong bói toán. Trong khoảng thời gian từ năm 671 đến 487 TCN, hai cuốn sách này ghi nhận hơn hai mươi lần gieo quẻ bằng cỏ thi do các chiêm bốc sư chuyên nghiệp thực hiện cho vua chúa. Mặc dù các sự kiện được liệt kê khá chi tiết, nhưng cách thức thực hiện bói toán không được giải thích rõ ràng và các câu chuyện ấy cũng không chứa đựng thêm bất kỳ lời bình hay quy tắc hay cách chú giải nào. Người ta chỉ sử dụng các quẻ và lời hào được sử dụng để đưa ra lời giải. Đến thế kỷ 4 TCN, Chu Dịch không chỉ đơn thuần là một công cụ bói toán, mà đã trở thành một tài liệu uy tín được người ta thường xuyên trích dẫn trong các cuộc tranh luận, ngay cả khi nội dung của những tranh luận này không liên quan trực tiếp đến bói toán. Dù Tả truyện không ghi nhận việc dân thường bói toán, nhưng các bản ghi chép từ thời nhà Tần, tìm thấy ở Thủy Hổ Địa, cho thấy rằng dân gian cũng sử dụng Chu Dịch để giải đáp các câu hỏi về kinh doanh, sức khỏe, con cái, hoặc chọn ngày lành.

Hình thức bói Dịch phổ biến nhất ngày nay là kết quả của quá trình phục dựng từ những phương pháp cổ xưa, được ghi chép trong các thư tịch như Đại Tượng truyện (niên đại 300 TCN) và sau đó là Hoài Nam tửLuận hành (thời Hán). Dựa trên những mô tả trong Đại Tượng truyện, nhà Lý học Chu Hi thời Tống đã phục hồi lại phương pháp gieo quẻ bằng cỏ thi, và cách thức này vẫn còn được sử dụng rộng rãi khắp Đông Á cho đến ngày nay. Trong thế kỷ 20, học giả Cao Hanh cũng đã nỗ lực phục dựng cách thực hiện gieo quẻ Dịch số theo cách riêng, và phương pháp của ông có một số khác biệt so với phiên bản của Chu Hi. Một phương pháp gieo quẻ bằng đồng xu, xuất hiện từ thời Đường, vẫn còn phổ biến cho đến ngày nay. Ngoài ra, trong thời hiện đại, một số phương pháp gieo quẻ khác cũng xuất hiện, sử dụng xúc xắc hoặc lá bài, phục vụ cho những mục đích khác nhau. Một phương pháp khác, gọi là Mai Hoa Dịch số, không sử dụng bất kỳ công cụ vật lý cụ thể nào, mà chỉ dựa vào khả năng quan sát, nhận thức về các yếu tố tự nhiên và toán học để đưa ra kết quả dự đoán.

Trong các điển tích từ Tả truyện, khi nói về các hào của quẻ, người ta thường dùng giới từ "chi" (之), để chỉ một hào trong quẻ này liên quan đến một quẻ khác, nơi mà hào đó mang hình thức khác. Sau này, khi một số học giả cố gắng phục dựng lại cách gieo quẻ thời cổ đại, từ "chi" được hiểu như một động từ, có nghĩa là "chuyển thành", cho rằng một quẻ có thể biến đổi thành quẻ khác (hào biến). Tuy nhiên, trong Tả truyện, không có bằng chứng nào cho thấy hào có thể thay đổi. Trong 12 trường hợp được trích dẫn trong sách, các quẻ gốc luôn được dùng để đưa ra tiên đoán, không có sự chuyển đổi nào giữa các quẻ.

Danh sách quẻ

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Kinh Dịch chính thống, các quẻ được sắp xếp theo thứ tự Văn Vương, lấy tên từ Chu Văn Vương, người sáng lập nhà Chu và được cho là đã cải cách phương pháp giải quẻ. Thứ tự này thường ghép cặp các quẻ với phiên bản lật ngược của chúng; tám quẻ bất biến khi lật ngược thì được ghép với phiên bản nghịch đảo của chính chúng, nơi hào âm và hào dương hoán đổi vị trí. Một cách sắp xếp khác, được tìm thấy tại Mã Vương Đôi năm 1973, phân loại các quẻ thành tám nhóm, mỗi nhóm có cùng một thượng quái. Tuy nhiên, bản thảo cổ nhất, được phát hiện năm 1987 và hiện lưu giữ tại Thư viện Thượng Hải, gần như chắc chắn tuân theo thứ tự Văn Vương. Có ý kiến cho rằng một chiếc bàn chải gốm thời Tây Chu cũng mang dấu vết bốn quẻ trong thứ tự này. Dù thứ tự sắp xếp nào là cổ nhất, không có bằng chứng cho thấy các tác giả nguyên thủy của Chu Dịch coi trọng việc sắp xếp quẻ. Việc gán số, dù là theo hệ nhị phân hay thập phân, là một phát kiến của thời hiện đại.

Trong Kinh Dịch, âm dương thể hiện qua vạch đứt và vạch liền, trong đó âm là vạch đứt (⚋), dương là vạch liền (⚊). Sự kết hợp của ba hào âm dương tạo thành tám quẻ đơn, gọi là bát quái: Càn (乾, ☰), Đoài (兌, ☱), Ly (離, ☲), Chấn (震, ☳), Tốn (巽, ☴), Khảm (坎, ☵), Cấn (艮, ☶), và Khôn (坤, ☷).

Sự hòa hợp giữa hai quẻ đơn tạo ra 64 quẻ kép, là toàn bộ hệ thống lục thập tứ quái của Kinh Dịch.

Bảng dưới đây hiển thị các quẻ theo thứ tự Văn Vương.

1乾 (Càn) 2坤 (Khôn) 3屯 (Truân) 4蒙 (Mông) 5需 (Nhu) 6訟 (Tụng) 7師 (Sư) 8比 (Tỷ)
9小畜 (Tiểu Súc) 10履 (Lý) 11泰 (Thái) 12否 (Bĩ) 13linkThiên Hỏa Đồng Nhân同人 (Đồng Nhân) 14大有 (Đại Hữu) 15謙 (Khiêm) 16豫 (Dự)
17隨 (Tùy) 18蠱 (Cổ) 19臨 (Lâm) 20觀 (Quan) 21噬嗑 (Phệ Hạp) 22賁 (Bí) 23剝 (Bác) 24復 (Phục)
25無妄 (Vô Vọng) 26大畜 (Đại Súc) 27頤 (Di) 28大過 (Đại Quá) 29坎 (Khảm) 30離 (Ly) 31咸 (Hàm) 32恆 (Hằng)
33遯 (Độn) 34大壯 (Đại Tráng) 35晉 (Tấn) 36明夷 (Minh Di) 37家人 (Gia Nhân) 38睽 (Khuê) 39蹇 (Kiển) 40解 (Giải)
41損 (Tổn) 42益 (Ích) 43夬 (Quải) 44姤 (Cấu) 45萃 (Tụy) 46升 (Thăng) 47困 (Khốn) 48井 (Tỉnh)
49革 (Cách) 50鼎 (Đỉnh) 51震 (Chấn) 52艮 (Cấn) 53漸 (Tiệm) 54歸妹 (Quy Muội) 55豐 (Phong) 56旅 (Lữ)
57巽 (Tốn) 58兌 (Đoài) 59渙 (Hoán) 60節 (Tiết) 61中孚 (Trung Phu) 62小過 (Tiểu Quá) 63既濟 (Ký Tế) 64未濟 (Vị Tế)

Ghi chú

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b The *k-lˤeng (jing , "classic") appellation was not used until after the Han dynasty, after the core Old Chinese period.

Trích dẫn

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Smith (2012), tr. 22; Nelson (2011), tr. 377; Hon (2005), tr. 2; Shaughnessy (1983), tr. 105; Raphals (2013), tr. 337; Nylan (2001), tr. 220; Redmond & Hon (2014), tr. 37; Rutt (1996), tr. 26.
  2. ^ Rutt (1996), tr. 26-27; Redmond & Hon (2014), tr. 106–109; Shchutskii (1979), tr. 98.
  3. ^ Shaughnessy (1983), tr. 219; Rutt (1996), tr. 32–33; Smith (2012), tr. 22; Knechtges (2014), tr. 1885.
  4. ^ Shaughnessy (2014), tr. 282; Smith (2012), tr. 22.
  5. ^ Knechtges (2014), tr. 1877.
  6. ^ Shaughnessy (1983), tr. 106; Schuessler (2007), tr. 566; Nylan (2001), tr. 229–230.
  7. ^ Shaughnessy (1999), tr. 295.
  8. ^ Redmond & Hon (2014), tr. 54–55.
  9. ^ Shaughnessy (2014), tr. 144.
  10. ^ Nielsen (2003), tr. 7.
  11. ^ Nielsen (2003), tr. 249; Shchutskii (1979), tr. 133.

Tiếng Việt

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Kinh Dịch, Ngô Tất Tố dịch và chú giải, Nhà xuất bản Văn học, 2003
  • Nguyễn Hiến Lê, Kinh Dịch - Đạo của người quân tử, Nhà xuất bản Văn học 1992.
  • Khổng Tử, Kinh thư, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2002]
  • Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Tìm về cội nguồn Kinh Dịch, Nhà xuất bản ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2001
  • Phan Bội Châu, Quốc Văn Chu Dịch Diễn Giải, Nhà xuất bản văn học, 2010
  • Kim Định, Dịch Kinh Linh Thể, Nhà xuất bản Ra Khơi, 1970

Tiếng Anh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Adler, Joseph A. (2002). Introduction to the Study of the Classic of Change (I-hsüeh ch'i-meng). Provo, UT: Global Scholarly Publications. ISBN 1-592-67334-1.
  • Adler, Joseph A. (2020). The Original Meaning of the Yijing: Commentary on the Scripture of Change. New York: Columbia University Press. ISBN 978-0-231-19124-1.
  • Adler, Joseph A. (2022). The Yijing: A Guide. New York: Oxford University Press. ISBN 978-0-190-07246-9.
  • Hon Tze-ki (韓子奇) (2005). The Yijing and Chinese Politics: Classical Commentary and Literati Activism in the Northern Song Period, 960–1127. Albany: State University of New York Press. ISBN 0-791-46311-7.
  • Kern, Martin (2010). “Early Chinese literature, Beginnings through Western Han”. Trong Owen, Stephen (biên tập). The Cambridge History of Chinese Literature, Volume 1: To 1375. Cambridge University Press. tr. 1–115. ISBN 978-0-521-11677-0.
  • Knechtges, David R. (2014). “Yi jing” 易經 [Classic of changes]. Trong Knechtges, David R.; Chang, Taiping (biên tập). Ancient and Early Medieval Chinese Literature: A Reference Guide. 3. Leiden: Brill. tr. 1877–1896. ISBN 978-90-042-7216-3.
  • Nelson, Eric S. (2011). “The Yijing and Philosophy: From Leibniz to Derrida”. Journal of Chinese Philosophy. 38 (3): 377–396. doi:10.1111/j.1540-6253.2011.01661.x.
  • Ng Wai-ming (吳偉明) (2000). The I Ching in Tokugawa Thought and Culture. Honolulu: Association for Asian Studies and University of Hawaiʻi Press. ISBN 0-824-82242-0.
  • Ng Wai-ming (吳偉明) (2000). “The I Ching in Late-Choson Thought”. Korean Studies. 24 (1): 53–68. doi:10.1353/ks.2000.0013. S2CID 162334992.
  • Nielsen, Bent (2003). A Companion to Yi Jing Numerology and Cosmology: Chinese Studies of Images and Numbers from Han (202 BCE–220 CE) to Song (960–1279 CE). London: Routledge. ISBN 0-700-71608-4.
  • Nylan, Michael (2001). The Five "Confucian" Classics. New Haven, CT: Yale University Press. ISBN 0-300-13033-3.
  • Peterson, Willard J. (1982). “Making Connections: 'Commentary on the Attached Verbalizations' of the Book of Change”. Harvard Journal of Asiatic Studies. 42 (1): 67–116. JSTOR 2719121.
  • Raphals, Lisa (2013). Divination and Prediction in Early China and Ancient Greece. Cambridge University Press. ISBN 978-1-107-01075-8.
  • Redmond, Geoffrey; Hon, Tze-Ki (2014). Teaching the I Ching. Oxford University Press. ISBN 978-0-199-76681-9.
  • Redmond, Geoffrey (2021). “The Yijing in Early Postwar Counterculture in the West”. Trong Ng, Wai-ming (biên tập). The Making of the Global Yijing in the Modern World. Singapore: Springer. tr. 197–221. ISBN 978-9-813-36227-7.
  • Rutt, Richard (1996). The Book of Changes (Zhouyi): A Bronze Age Document. Richmond: Curzon. ISBN 0-700-70467-1.
  • Schuessler, Axel (2007). ABC Etymological Dictionary of Old Chinese. Honolulu: University of Hawaiʻi Press. ISBN 978-1-4356-6587-3.
  • Shaughnessy, Edward (1983). The composition of the Zhouyi (Luận văn). Stanford University.
  • Shaughnessy, Edward (1993). “I Ching 易經 (Chou I 周易)”. Trong Loewe, Michael (biên tập). Early Chinese Texts: A Bibliographical Guide. Berkeley: Society for the Study of Early China; Institute for East Asian Studies, University of California, Berkeley. tr. 216–228. ISBN 1-557-29043-1.
  • Shaughnessy, Edward (1999). “Western Zhou History”. Trong Loewe, Michael; Shaughnessy, Edward (biên tập). The Cambridge History of Ancient China: From the Origins of Civilization to 221 B.C.. Cambridge University Press. tr. 292–351. ISBN 0-521-47030-7.
  • Shaughnessy, Edward (2014). Unearthing the Changes: Recently Discovered Manuscripts of the Yi Jing (I Ching) and Related Texts. New York: Columbia University Press. ISBN 978-0-231-16184-8.
  • Shchutskii, Julian (1979). Researches on the I Ching. Princeton University Press. ISBN 0-691-09939-1.
  • Smith, Richard J. (2008). Fathoming the Cosmos and Ordering the World: the Yijing (I Ching, or Classic of Changes) and its Evolution in China. Charlottesville: University of Virginia Press. ISBN 978-0-813-92705-3.
  • Smith, Richard J. (2012). The I Ching: A Biography. Princeton University Press. ISBN 978-0-691-14509-9.
  • Yuasa, Yasuo (2008). Overcoming Modernity: Synchronicity and Image-thinking. Albany: State University of New York Press. ISBN 978-1-435-65870-7.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Kinh Dịch. Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về: Kinh Dịch, bản dịch của Ngô Tất Tố

(tiếng Việt)

  • Kinh Dịch tại Từ điển bách khoa Việt Nam

(tiếng Anh)

  • I CHING Bookmarks Lưu trữ 2005-09-13 tại Wayback Machine Bản tiếng Anh của Kinh Dịch.
  • Liên kết văn bản: Kinh Dịch Lưu trữ 2005-03-25 tại Wayback Machine Bao gồm toàn bộ bản tiếng Anh của Kinh Dịch và bình luận.
  • Kinh Dịch hay cuốn sách về các thay đổi Cung cấp thông tin về triết học và sử dụng Kinh Dịch trong thực tế.
  • x
  • t
  • s
Tác phẩm văn học cổ điển Trung Quốc nổi tiếng
Tứ thưĐại Học  · Trung Dung  · Luận ngữ  · Mạnh Tử
Ngũ kinhKinh Thi  · Kinh Thư  · Kinh Lễ  · Kinh Dịch  · Kinh Xuân Thu
Tứ sửSử ký  · Hán thư  · Hậu Hán thư  · Tam quốc chí
Tứ đại danh tácTam quốc diễn nghĩa  · Thủy hử  · Tây du ký  · Hồng lâu mộng
Tứ đại kỳ thưTam quốc diễn nghĩa  · Thủy hử  · Tây du ký  · Kim Bình Mai
Ngũ đại truyền kỳKinh thoa ký  · Bạch thố ký  · Bái nguyệt đình  · Sát cẩu ký  · Tì bà ký
Lục tài tử thưNam Hoa kinh  · Ly tao  · Thủy hử  · Sử ký  · Đỗ thi  · Tây sương ký
KhácTam tự kinh  · Nhị thập tứ sử  · Nho lâm ngoại sử  · Liêu trai chí dị

Từ khóa » Thầy Kinh Dịch Là Gì