Kinh Doanh Bất động Sản Là Gì? 4 Loại Hình Kinh Doanh BĐS

Có thể nói một trong những lĩnh vực kinh doanh đang phát triển rất mạnh trên thị trường và thu hút rất nhiều nhà đầu tư đó chính là kinh doanh bất động sản. Vậy kinh doanh bất động sản là gì? Hãy cùng Trần Đức Phú BDS theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Kinh doanh bất động sản là gì?

Kinh doanh bất động sản có thể hiểu đó là việc đầu tư một số vốn nhất định vào một bất động sản nào đó với mục đích là để sinh lợi nhuận. Các hoạt động đầu tư bất động sản nhằm sinh lời bao gồm việc mua, bán, xây dựng để cho thuê, cho thuê lại, chuyển nhượng hoặc tham gia giao dịch trên các sàn giao dịch bất động sản, thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản, dịch vụ tư vấn hoặc quản lý bất động sản.

kinh-doanh-bat-dong-san-la-gi

Một số nguyên tắc trong kinh doanh bất động sản

– Mọi hoạt động kinh doanh bất động sản đều được bình đẳng trước pháp luật; các bên được tự do thỏa thuận thông qua hợp đồng dựa trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau và không trái quy định của pháp luật.

– Bất động sản đưa vào kinh doanh phải có đủ điều kiện theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản.

– Kinh doanh bất động sản phải thực hiện công khai, minh bạch và trung thực.

– Cá nhân, tổ chức có quyền kinh doanh bất động sản ngoài phạm vi bảo vệ quốc phòng, an ninh theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Có thể bạn quan tâm: Luật kinh doanh bất động sản mới nhất | Tóm lược

Loại bất động sản nào được đưa vào kinh doanh?

Theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản, các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh bao gồm:

– Nhà, công trình xây dựng đã được xây dựng sẵn của các tổ chức, cá nhân;

– Nhà, công trình của các tổ chức, cá nhân đang được xây dựng hình thành trong tương lai;

– Nhà, công trình xây dựng là tài sản công được phép đưa vào kinh doanh khi có sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Theo quy định của pháp luật về đất đai, các loại đất được phép mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất.

Điều kiện của bất động sản khi đưa vào kinh doanh

Điều kiện được phép kinh doanh nhà, công trình xây dựng

– Nhà đưa vào kinh doanh phải có đăng ký quyền sở hữu nhà; Công trình xây dựng phải gắn liền với đất trong giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Đối với nhà, công trình xây dựng có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì theo quy định của pháp luật về đất đai chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất;

– Không có bất cứ tranh chấp nào về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gắn liền với đất;

– Nhà, công trình xây dựng không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

Điều kiện được phép kinh doanh các loại đất

– Theo quy định của pháp luật về đất đai thì các loại đất khi đưa vào kinh doanh phải có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất;

– Không có bất cứ tranh chấp nào về quyền sử dụng đất;

– Không bị kê biên quyền sử dụng đất để bảo đảm thi hành án;

– Vẫn còn thời hạn sử dụng đất.

Khi kinh doanh bất động sản hành vi nào sẽ bị cấm?

– Kinh doanh bất động sản không đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản.

– Quyết định việc đầu tư dự án bất động sản không phù hợp với kế hoạch cũng như quy hoạch chung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Không công khai thông tin hoặc công khai không đầy đủ, thiếu trung thực về bất động sản.

– Gian dối trong kinh doanh bất động sản.

– Huy động vốn hoặc chiếm dụng vốn trái phép; sử dụng vốn huy động không đúng mục đích theo cam kết của các tổ chức, cá nhân hoặc tiền ứng trước của bên mua, bên thuê, bên thuê mua BĐS hình thành trong tương lai.

– Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

– Cấp và sử dụng chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS không đúng quy định.

– Thu phí, lệ phí và các khoản tiền liên quan đến kinh doanh BĐS không đúng theo quy định của pháp luật.

Mức xử phạt khi kinh doanh bất động sản không đủ điều kiện

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật Kinh doanh bất động sản, Kinh doanh bất động sản không đủ điều kiện theo quy định của Luật này là một hành vi bị cấm thực hiện. Do đó, nếu tổ chức, cá nhân cố tình kinh doanh bất động sản khi không đảm bảo đầy đủ các điều kiện sẽ bị coi là vi phạm pháp luật và phải chịu mức xử phạt áp dụng cho hành vi đó.

Cụ thể, mức phạt đối với vi phạm về kinh doanh bất động mà bất động sản đưa vào kinh doanh không đảm bảo đầy đủ các điều kiện được quy định rõ tại Điểm a Khoản 3 Điều 57 Nghị định 139/2017/NĐ-CP với mức Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.

Ngoài ra, còn có hình thức xử phạt bổ sung áp dụng tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm đó là: Đình chỉ hoạt động kinh doanh BĐS đến 12 tháng.

Chúng ta có thể kinh doanh những loại bất động sản nào?

Dưới đây là một số loại bất động sản bạn có thể xem xét, lựa chọn để đầu tư nếu bạn đang có dự định kinh doanh bất động sản.

Đất

Việc kinh doanh bất động sản đất nền vẫn đang được xem là kênh đầu tư tiềm năng và an toàn nhất hiện nay. Dù bạn kinh doanh đất thuộc nhóm đất đang phát triển, chưa phát triển, đất lô phân khu, đất tái định cư, đất tái sử dụng… thì đều được coi là đầu tư đất đai. Hiện nay, hầu hết những người làm trong ngành bất động sản đều đang đầu tư và kinh doanh đất đai.

Việc phân lô bán nền hầu như đã quá quen thuộc với người kinh doanh bất động sản vì trong các loại hình kinh doanh bất động sản thì đây là loại hình dễ làm nhất, ít thủ tục hơn và chịu vốn ít hơn. Thường các công ty bất động sản nhỏ và vừa hay kể cả một nhóm cá nhân sẽ mua đất vùng ven, gần các thành phố lớn để xin thủ tục cấp phép lên đất thổ cư, sau đó xin phân lô và bán cho các cá nhân có nhu cầu.

Có thể các công ty lớn bài bản hơn có thể mua khu đất quy mô lớn rồi xin lập dự án, làm quy hoạch 1/2000, đi hạ tầng, điện nước và tổ chức các sự kiện mở bán.

thủ tục pháp lý khi mua đất dự án

Có thể bạn quan tâm: Mua đất cần chú ý điều gì? Chia sẻ kinh nghiệm mua đất

Bất động sản nhà ở

Đây là loại bất động sản có thể kinh doanh cũng khá phổ biến hiện nay. Kinh doanh bất động sản nhà ở bao gồm nhà xây mới, nhà cải tạo, nhà tái sử dụng… Chiếm ưu thế nhất là dạng nhà ở thông thường, căn hộ, chung cư hoặc dạng nhà cho thuê, nhà nghỉ…

Có lẽ mãng được yêu thích nhất trong mảng kinh doanh bất động sản nhà ở là: Căn hộ chung cư, khu nhà ở xây sẵn. Các chủ đầu tư liên tục ra các dự ăn căn hộ chung cư và các khu nhà ở liền kề tại các thành phố lớn như TP. HCM, Hà Nội nhưng liên tục cháy hàng.

Bất động sản thương mại – dịch vụ

Bất động sản thương mại, dịch vụ là các loại bất động sản phát triển cho mục đích thương mại, cho thuê kinh doanh, làm việc và các dịch vụ tiện ích phục vụ các nhu cầu giải trí khác của cộng đồng như: văn phòng, trung tâm thương mại, resort, khách sạn, Condotel, Shophouse, Shoptel……

Các chủ đầu tư lớn thì thường kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng. Thường các chủ đầu tư sẽ xây dựng các khu nghĩ dưỡng, các dự án Condotel và cam kết sẽ vận hành và trả lời nhuận cho khách hàng từ 8 – 10% tỏng một khoảng thời gian. Ví dự: Dự án Ana Mandara Cam Ranh kết lợi nhuận lên đến 10% với thời gian lên đến 20 năm.

Hoặc kinh doanh bất động sản mảng: văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại cũng thu hút nhiều nhà đầu tư. Nhưng yêu cầu việc quản lý vận hành phải chuyên nghiệp.

Bất động sản công nghiệp

Bất động sản công nghiệp vẫn đang được xem là phân khúc có sức nóng trên thị trường bất động sản trong thời điểm hiện nay. Bất động sản công nghiệp bao gồm các dự án xây dựng khu công nghiệp (KCN), xây dựng nhà xưởng cho thuê, kho bãi, hoặc các dự án đầu tư mặt bằng phục vụ sản xuất công nghiệp… Mặc dù hiện nay đã phát triển nhiều KCN nhưng khả năng đáp ứng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Phân khúc thị trường bất động sản công nghiệp vẫn đang trong tình trạng khan hiếm, cung chưa đủ cầu.

Trên đây là khái niệm cũng như một số quy định về việc kinh doanh bất động sản là gì và một số loại hình kinh doanh bất động sản chúng ta có thể đầu tư. Hy vọng qua bài viết đã cung cấp cho bạn một số thông tin thật sự hữu ích.

Xem thêm: Đầu tư bất động sản là gì? Chiến lược đầu tư BĐS cho người ít vốn

Từ khóa » Tìm Hiểu Về Kinh Doanh Bds