Kinh Doanh Chăn Ga Gối đệm: Thành Công đến Từ Giấc Ngủ! - SaleKit

Chăn ga gối nệm là lĩnh vực kinh doanh tiềm năng, đóng góp vào việc chăm sóc sức khỏe của con người và có khả năng sinh lời rất cao.Tuy là một ngành hàng tiềm năng nhưng môi trường của sản phẩm này cũng cạnh tranh gay gắt không kém.

Do vậy bạn cần nắm bắt một số thông tin cơ bản về khái niệm cơ bản của kinh doanh chăn ga gối đệm? Kinh nghiệm kinh doanh chăn ga gối đệm? Nguồn hàng? Thủ tục? Chi phí? Nhân sự?...

Trong bài viết dưới đây, SaleKit sẽ chỉ ra những kinh nghiệm mở cửa hàng cũng như bí quyết để kinh doanh chăn ga gối đệm hiệu quả.

kinh doanh chăn ga gối đệm

Kinh doanh chăn ga gối đệm là gì?

Kinh doanh hay mở cửa hàng chăn ga gối đệm là hình thức mua bán các vật dụng phòng ngủ như chăn, gối, ga trải giường, nệm....Tùy vào nguồn vốn đầu tư và mô hình kinh doanh mong muốn mà bạn có thể chọn làm đại lí hoặc các cửa hàng phân phối, bán lẻ hoặc bán hàng cá nhân.

Chi phí kinh doanh chăn ga? Nguồn hàng như thế nào?

Dựa vào thị hiếu và mức độ quan tâm của khách hàng mà bạn đang định hướng bán hàng để đưa ra lựa chọn sản phẩm phù hợp. Trung bình vốn kinh doanh khởi đầu thường rơi vào tầm từ 70 triệu - 200 triệu. Tùy thuộc vào nguồn hàng bạn nhập hoặc số lượng cũng như mức chiết khấu của tùy công ty dành cho nguồn hàng sỉ, cửa hàng, đại lý....

Sản phẩm chăn ga gối có nhiều thương hiệu khác nhau đến từ trong và ngoài nước như chăn ga gối Hàn Quốc, Malaysia,... hoặc chăn ga gối nội địa như nhà phân phối chăn ga gối đệm Thanh Thủy, Thắng Lợi, Edena, Everon...Ngoài ra, bạn đừng bỏ quên thị trường online nhé! Ngoài việc mở cửa hàng bán chăn ga gối thì bạn cũng có thể đồng thời tạo ra các kênh bán hàng online để tăng thêm doanh thu và chuyên nghiệp trong bán hàng chẳng hạn như: website, Facebook, Zalo shop, các trang thương mại điện tử như Sendo, Lazada, Tiki, Shopee.... Hiện nay đã có rất nhiều phần mềm để quản lý cửa hàng tiện lợi giúp tránh được sự sai sót không đáng có.Mở cửa hàng chăn ga gối đệm

Chi phí mặt bằng khi kinh doanh chăn ga gối đệm?

Địa điểm kinh doanh cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động buôn bán của bạn như khả năng tiếp cận khách hàng. Nếu như bạn có thể thuê (mướn) cửa hàng tại 1 vị trí đẹp, giao thông thuận tiện, gần khu dân cư... sẽ là một lợi thế trong hoạt động kinh doanh của bạn. Sản phẩm của bạn sẽ dễ dàng tiếp cận được nhiều khách hàng. Ngược lại, nếu đó là một vị trí nhỏ, hẹp và khuất sẽ gây bất lực cho việc đưa sản phẩm đến gần khách hàng hơn.

Như vậy, bạn cần để ý đến địa điểm kinh doanh phù hợp để thuận lợi hơn trong việc bán hàng của mình. Trung bình giá thuê mặt tham khảo bằng tầm trên 20 triệu và phải đặt cọc trước từ 2-3 tháng. Tùy theo từng khu vực và diện tích cửa hàng mà tầm giá sẽ dao động khác nhau.

Chi phí nhân sự?

Chắc chắn không thể nào bỏ qua khoảng phí này trong quá trình bắt đầu kinh doanh chăn ga gối đệm?! Bạn cần có nhân viên để bán hàng, sắp xếp hàng hóa, và giao hàng. Tùy theo mô hình kinh doanh của bạn để tuyển số lượng nhân viên thích hợp. Tầm nhân viên bán hàng nhỏ và vừa cho cửa hàng là từ 1-2 người, cửa hàng lớn hơn có thể đến 3-4 người để phục vụ khách hàng trực tiếp mua hàng và khách hàng online.

Những yếu tố trên chỉ là một phần trong quá trình bạn kinh doanh chăn ga gối! Còn rất nhiều chi phí khác để duy trì hoạt của cửa hàng online và offline. Bạn cần có những kế hoạch và những kinh nghiệm hữu ích từ những người kinh doanh trước. Tổng hợp lại những thông tin thì trung bình kinh doanh chăn ga gối cần vốn khoảng 200 triệu. Tùy theo thị trường và mức dao động nên số vốn có thể thay đổi.

Bí quyết kinh doanh chăn ga gối đệm cho người mới bắt đầu

Kinh nghiệm kinh doanh chăn ga gối đệm hiệu quả

Kỹ năng bán hàng cực kỳ quan trong trong kinh doanh sản phẩm chăn ga gội đệm nói riêng, cũng như mọi sản phẩm nói chung. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số kinh doanh của cửa hàng, và trong lĩnh vực này kinh nghiệm chính là yếu tố quyết định sự thành công của 1 nhân viên bán hàng đảng cấp. Nhưng không phải ai cũng có kinh nghiệm bán hàng ngay từ đầu, vấn đề này phải được học hỏi đúc kết theo thời gian, có thể vài ba tháng nhưng cũng có thể vài ba năm hay thậm chí phải thay đổi tư duy bán hàng theo từng thời điểm nhất định có khi theo ta suốt cả cuộc đời.

Tuy vậy cũng có nhiều cách giúp chúng ta rút ngắn thời gian tích lũy kinh nghiệm và trao dồi kiến thức luôn nhanh đó là học và hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. Sau đây là 8 kỹ năng bán hàng kinh nghiệm đã được đúc kết từ những người đi trước, chúng ta không chỉ áp dụng vào việc bán hàng chăn ga gối đệm mà còn có thế áp dụng cho các dòng sản phẩm khác.

Đọc thêm những bài học về kinh doanh: Bán Hàng Tại Cửa Hàng.

1. Kiến thức về sản phẩm mình bán chăn ga gối đệm

“Bán hàng mà không hiểu về sản phẩm không phải bán hàng” - dù bạn bán sản phẩm hay dịch vụ gì thì hiểu sản phẩm là điều bắt buộc và muốn bán hàng tốt thì kiến thức về sản phẩm của bạn phải đủ sâu rộng.

Bạn không những cần hiểu rõ tường tận về đặc tính của sản phẩm mình đang bán mà còn cần nắm rõ ưu điểm, nhược điểm của nó là gì và giá trị sử dụng của sản phẩm đối với từng đối tượng khách hàng ra sao. Hơn nữa, không chỉ dừng lại ở mức độ hiểu rõ sản phẩm của mình, người bán hàng còn phải tìm hiểu cả thông tin sản phẩm của đối thủ nhằm đánh giá được tính chất gì của mình hơn đối thủ, tính chất gì của mình hạn chế hơn đối thủ để dễ dàng trong quá trình tư vấn bán hàng.

2. Phong thái tư vấn chuyên nghiệp khi bán chăn ga gối đệm

Khách hàng luôn có ấn tượng tốt với những cửa hàng có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Do vậy, phong thái chuyên nghiệp trong tư vấn bán hàng đóng vai trò rất quan trọng giúp khẳng định cái tầm của cửa hàng và sự hài lòng của khách hàng. Khi tư vấn về sản phẩm, người bán hàng thông minh sẽ không bao giờ tung sản phẩm mình lên tận trời xanh vì nó gây phản cảm và sự hoài nghi nơi khách hàng. Bạn chỉ cần cho họ thấy: với mức giá đó thì sản phẩm của bạn là phù hợp nhất đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng.

Kinh nghiệm kinh doanh chăn ga gối đệm

3. Bán thứ khách hàng cần

Quay trở lại nguyên lý của kinh doanh: "bán hàng không phải là bán sản phẩm mà là bán giá trị sử dụng cho người mua". Chính vì thế, muốn bán được hàng bạn cần tìm hiểu nhu cầu thực sự của khách để đáp ứng nhu cầu đó cho họ.

Một sai lầm thường gặp trong kinh doanh cửa hàng bán lẻ đó là nhiều cửa hàng vẫn đi theo lối mòn cũ: "bán thứ mình có". Ví dụ: một chị khách đến hỏi mua bộ chăn ga dành cho mùa hè để nằm cho đỡ nóng nhưng cửa hàng của bạn đang tạm hết size theo giường của chị khách đó. Bạn sẽ xử lý như thế nào?

- Tư vấn dòng sản phẩm “không dùng cho mua hè” nhưng lại chém gió là nằm mát lạnh, không sợ nóng. Nếu bạn làm vậy, khách hàng có thể bị lừa lần đầu nhưng sẽ chẳng bao giờ quay lại lần sau nữa đâu. Hơn nữa, nếu xử lý như vậy chắc chắn uy tín của cửa hàng sẽ chẳng còn nữa.

- Bạn có thể mời khách chọn theo đúng màu sắc ưa thích và hẹn sẽ gửi vận chuyển đến tận nhà khách hàng ngay khi có hàng chuẩn size về. Hãy nhớ rằng: khách hàng sẽ chỉ cảm thấy hài lòng khi sản phẩm của bạn đáp ứng tốt nhu cầu của họ.

4. Không nên dìm đối thủ cạnh tranh vì đó sẽ là con dao 2 lưỡi

Chiêu bài lấy đối thủ để so sánh là một trong những chiêu bán hàng phát huy hiệu quả từ nhiều năm trước đây. Tuy nhiên, hiện tại nếu bạn vẫn còn áp dụng chiêu này mà lại còn không khéo léo có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh cửa hàng.Dìm đối thủ đôi khi lại dìm chính mình. Thay vì phải vất vả so sánh sản phẩm của đối thủ với của mình hãy tập trung khai thác những tính năng nổi bật khi sử dụng sản phẩm của mình để thu hút sự chú ý của khách hàng.

5. Hãy chăm sóc khác hàng cũ và mới thường xuyên

“Đừng bao giờ bỏ quên khách hàng của mình!” Bạn biết không, chăm sóc khách hàng đóng vai trò rất quan trọng trong bán hàng. Nó quyết định việc khách hàng có quay trở lại mua hàng của bạn lần thứ 2, thứ 3 hay thứ n hay không. Thực tế, rất nhiều cửa hàng mắc sai lầm khi bỏ mặc khách hàng vào chọn, mua rồi thanh toán mà thiếu đi sự tương tác, chăm sóc khách hàng khiến họ cảm thấy bị hụt hẫng.

Bán nhiều lần cho một khách hàng là cách mà các cửa hàng chăn ga gối đệm luôn tấp nập người mua. Đôi khi khách chỉ đến xem có mẫu gì mới, có khuyến mại gì không và thường xuyên ghé thăm cửa hàng như nhà người quen vậy.

Vẫn biết rằng con đường kinh doanh chưa bao giờ trải đầy hoa hồng nhưng nếu bạn là một người đam mê với lĩnh vực bán hàng này thì "ngại gì không thử" đúng không. Trên đây là tổng hợp các bí quyết để kinh doanh cửa hàng chăn ga gối đệm hiệu quả cho người mới bắt đầu.

Salekit chúc bạn kinh doanh chăn ga gối đệm thành công!

Từ khóa » Cách Buôn Bán Chăn Ga Gối đệm