Kinh Doanh Đại Lý Bảo Hiểm Là Gì? Điều Kiện Kinh Doanh?

Đại lý bảo hiểm là gì? Kinh doanh đại lý bảo hiểm là gì? Điều kiện đại lý bảo hiểm theo quy định pháp luật hiện hành như thế nào? Cũng như các quy định liên quan về hoạt động đại lý bảo hiểm ra sao? Dưới đây, bài viết này Luật Quốc Bảo sẽ chia sẻ một số thông tin đáng chú ý nhất dành cho Quý khách hàng. Mời Quý khách hàng cùng tham khảo.

Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.

Mục lục

  • 1 Căn cứ pháp lý
  • 2 Điều kiện đại lý bảo hiểm
    • 2.1 Điều 83. Nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm
    • 2.2 Điều 86. Đại lý bán sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP
      • 2.2.1 1. Đại lý bảo hiểm bán bảo hiểm liên kết đơn vị phải đáp ứng các điều kiện sau:
      • 2.2.2 2. Đại lý bảo hiểm bán bảo hiểm liên kết chung phải đáp ứng các điều kiện sau:
      • 2.2.3 3. Đại lý bảo hiểm bán bảo hiểm hưu trí phải đáp ứng các điều kiện sau:
      • 2.2.4 4. Đại lý bán bảo hiểm theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP phải đáp ứng các điều kiện sau:
    • 2.3 Điều 87. Cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm
      • 2.3.1 1. Cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
  • 3 Đại lý bảo hiểm là gì?
    • 3.1 Điều 84. Đại lý bảo hiểm
    • 3.2 Điều 85. Nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm
  • 4 Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm
  • 5 Các loại đại lý bảo hiểm:
    • 5.1 Đại lý bảo hiểm nhân thọ:
    • 5.2 Đại lý bảo hiểm phi nhân thọ:
      • 5.2.1 Lưu ý: Đối với đại lý bảo hiểm nhân thọ có các cách phân loại sau:
  • 6 Đại lý bảo hiểm có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
    • 6.1 – Đại lý bảo hiểm có các quyền sau:
    • 6.2 – Đại lý bảo hiểm có các nghĩa vụ sau:
  • 7 Nhiệm vụ của đại lý bảo hiểm
  • 8 Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm và đại lý bảo hiểm
    • 8.1 Theo Điều 88 Luật kinh doanh bảo hiểm:
  • 9 Quy định về đại lý bảo hiểm
  • 10 Nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm như nào?
  • 11 Hành vi nào bị nghiêm cấm đối với đại lý bảo hiểm?
  • 12 Quản lý đào tạo đại lý bảo hiểm?
  • 13 Thủ tục đăng ký hoạt động đại lý bảo hiểm
    • 13.1 6622 – 66220: Hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm
    • 13.2 Điều 83. Nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm
    • 13.3 Điều 86. Đại lý bán sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP
      • 13.3.1 1. Đại lý bảo hiểm bán bảo hiểm liên kết đơn vị phải đáp ứng các điều kiện sau:
      • 13.3.2 2. Đại lý bảo hiểm bán bảo hiểm liên kết chung phải đáp ứng các điều kiện sau:
      • 13.3.3 3. Đại lý bảo hiểm bán bảo hiểm hưu trí phải đáp ứng các điều kiện sau:
      • 13.3.4 4. Đại lý bán bảo hiểm theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP phải đáp ứng các điều kiện sau:
  • 14 Quy định của pháp luật về tiền hoa hồng đại lý bảo hiểm cụ thể như thế nào?
    • 14.1 Quyền hưởng hoa hồng của đại lý bảo hiểm
    • 14.2 Nghĩa vụ thanh toán hoa hồng cho đại lý bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm
    • 14.3 Hoa hồng đại lý bảo hiểm có được ghi trong hợp đồng đại lý bảo hiểm không?
    • 14.4 Thanh toán hoa hồng đại lý bảo hiểm cho đại lý bảo hiểm
    • 14.5 Tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa bao nhiêu?
      • 14.5.1 Tỷ lệ hoa hồng tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ:
        • 14.5.1.1 BẢO HIỂM TỰ NGUYỆN
        • 14.5.1.2 BẢO HIỂM BẮT BUỘC
      • 14.5.2 Tỷ lệ hoa hồng tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ:
      • 14.5.3 3. Bảo hiểm hỗn hợp:
    • 14.6 Cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm phải đáp ứng điều kiện gì?
      • 14.6.1 Cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm phải có hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:
    • 14.7 Quản lý chương trình tái bảo hiểm
      • 14.7.1 Điều 9 Thông tư 50/2017/TT-BTC:
        • 14.7.1.1 – Phương thức, tiêu chuẩn, quy trình lựa chọn doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, bao gồm cách thức đánh giá mức độ rủi ro và an toàn tài chính của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm;
      • 14.7.2 Tổ chức thực hiện chương trình tái bảo hiểm:
  • 15 Câu hỏi thường gặp
    • 15.1 Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có điều kiện gì?
    • 15.2 Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có điều kiện gì?
    • 15.3 Trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm thì xử lý ra sao?

Căn cứ pháp lý

– Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi

– Nghị định 151/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính

Điều kiện đại lý bảo hiểm

Điều 83. Nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm

  1. Tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ điều kiện hoạt động đại lý theo quy định tại Điều 86 Luật kinh doanh bảo hiểm và phải ký hợp đồng đại lý bảo hiểm theo quy định tại Điều 87 Luật kinh doanh bảo hiểm.

Điều 86. Đại lý bán sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP

1. Đại lý bảo hiểm bán bảo hiểm liên kết đơn vị phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Không vi phạm quy định pháp luật về hoạt động đại lý bảo hiểm và quy tắc đạo đức nghề nghiệp đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm;

b) Được doanh nghiệp bảo hiểm đào tạo và chứng nhận hoàn thành khóa học về sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị;

c) Đáp ứng một trong các điều kiện kinh nghiệm sau:

– Là đại lý bảo hiểm và có ít nhất 01 năm kinh nghiệm hoạt động đại lý bảo hiểm liên tục;

– Là đại lý bảo hiểm, có ít nhất 06 tháng kinh nghiệm làm việc liên tục trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và có chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán do Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp;

– Là đại lý bảo hiểm, có ít nhất 06 tháng kinh nghiệm hoạt động đại lý bảo hiểm liên tục và có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.

2. Đại lý bảo hiểm bán bảo hiểm liên kết chung phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Không vi phạm quy định pháp luật về hoạt động đại lý bảo hiểm và quy tắc đạo đức nghề nghiệp đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm;

b) Được doanh nghiệp bảo hiểm đào tạo và chứng nhận hoàn thành khóa học về sản phẩm bảo hiểm liên kết chung;

c) Có ít nhất 03 tháng kinh nghiệm hoạt động đại lý bảo hiểm hoặc đã có ít nhất 01 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm hoặc đã tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.

3. Đại lý bảo hiểm bán bảo hiểm hưu trí phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có chứng chỉ đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ Tài chính chấp thuận cấp;

b) Không vi phạm quy định pháp luật về hoạt động đại lý bảo hiểm và quy tắc đạo đức nghề nghiệp đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm;

c) Được doanh nghiệp bảo hiểm đào tạo và chứng nhận hoàn thành khóa học về sản phẩm bảo hiểm hưu trí.

4. Đại lý bán bảo hiểm theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có ít nhất 03 tháng kinh nghiệm hoạt động đại lý bảo hiểm;

b) Không vi phạm quy định pháp luật về hoạt động đại lý bảo hiểm và quy tắc đạo đức nghề nghiệp đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm;

c) Được doanh nghiệp bảo hiểm đào tạo tối thiểu 16 giờ về bảo hiểm theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP và cấp chứng nhận hoàn thành khóa học.

Đại lý bảo hiểm
Đại lý bảo hiểm

Điều 87. Cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm

1. Cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có chương trình đào tạo quy định tại Điều 88 Nghị định này;

b) Cán bộ đào tạo đại lý bảo hiểm phải có kiến thức chuyên môn về bảo hiểm, kiến thức pháp luật và kỹ năng sư phạm;

c) Có đủ cơ sở vật chất để bảo đảm cho việc đào tạo.

Đại lý bảo hiểm là gì?

“Hoạt động đại lý bảo hiểm là hoạt động giới thiệu, chào bán bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm và các công việc khác nhằm thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm” đây là khái niệm được quy định tại khoản 3 điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm hợp nhất 12/VBHN-VPQH ngày 23/07/2013. Điều này được giải thích rõ hơn tại điều 84, 85 của luật này như sau:

Điều 84. Đại lý bảo hiểm

Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 85. Nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm

Đại lý bảo hiểm có thể được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền tiến hành các hoạt động sau đây:

  1. Giới thiệu, chào bán bảo hiểm.
  2. Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm.
  3. Thu phí bảo hiểm.
  4. Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
  5. Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm

Đối với cá nhân:  phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có Chứng chỉ đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ Tài chính chấp thuận cấp. (Chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng, không phải làm thủ tục chuyển đổi thành Chứng chỉ đại lý bảo hiểm)

Đối với tổ chức: Cần được đăng ký hoạt động hợp pháp và có nhân viên có đủ điều kiện như trên

Lưu ý: Cá nhân đã được cấp chứng chỉ đại lý nhưng không hoạt động đại lý trong thời hạn 03 năm liên tục phải thực hiện thi lấy chứng chỉ đại lý mới trước khi hoạt động đại lý. Không hoạt động đại lý là việc cá nhân không ký hợp đồng làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoặc không làm việc trong tổ chức là đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.

Các loại đại lý bảo hiểm:

Có thể phân loại đại lý bảo hiểm theo các tiêu chuẩn sau:

– Phân loại theo tư cách pháp lý có đại lý cá nhân và đại lý tổ chức

– Phân loại theo loại hình bảo hiểm và tính chất rủi ro có:

Đại lý bảo hiểm nhân thọ:

Là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ uỷ quyền thực hiện các hoạt động liên quan đến công việc khai thác bảo hiểm nhân thọ.

Đại lý bảo hiểm phi nhân thọ:

Là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ uỷ quyền thực hiện các hoạt động liên quan đến công việc khai thác bảo hiểm phi nhân thọ.

– Phân loại theo thư bổ nhiệm có đại lý giới thiệu dịch vụ và đại lý thu phí.

– Phân loại theo trình độ chuyên môn có đại lý học việc và đại lý chính thức.

– Phân loại theo phạm vi hoạt động của đại lý, có đại lý phụ thuộc và đại lý độc lập…

Lưu ý: Đối với đại lý bảo hiểm nhân thọ có các cách phân loại sau:

Phân loại theo phạm vi quyền hạn, có đại lý toàn quyền, tổng đại lý và đại lý uỷ quyền.

Phân loại theo thời gian hoạt động, có đại lý chuyên nghiệp và đại lý bán chuyên nghiệp.

Phân loại theo nhiệm vụ chủ yếu, có đại lý chuyên khai thác và đại lý chuyên thu…

Đại lý bảo hiểm có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Quyền và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm được quy định tại Điều 85 Nghị định 73/2016/NĐ-CP như sau:

– Đại lý bảo hiểm có các quyền sau:

+ Lựa chọn và ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài theo đúng quy định pháp luật;

+ Tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tổ chức;

+ Được cung cấp thông tin cần thiết cho các hoạt động của mình và các điều kiện khác để thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm;

+ Hưởng hoa hồng và các quyền, lợi ích hợp pháp khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm;

+ Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoàn trả tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.

– Đại lý bảo hiểm có các nghĩa vụ sau:

+ Thực hiện cam kết trong hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;

+ Ký quỹ hoặc thế chấp tài sản cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nếu có thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;

+ Giới thiệu, mời chào, bán bảo hiểm; cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác cho bên mua bảo hiểm; thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo phạm vi được ủy quyền trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;

+ Tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ do các cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm tổ chức;

+ Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật.

Nhiệm vụ của đại lý bảo hiểm

Theo Điều 85 Luật kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm có thể được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền tiến hành các hoạt động sau đây:

  1. Giới thiệu, chào bán bảo hiểm;
  2. Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm;
  3. Thu phí bảo hiểm;
  4. Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
  5. Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

Có thể thấy, đại lý bảo hiểm hoạt động nhân danh doanh nghiệp bảo hiểm và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp bảo hiểm nhưng chỉ được phép làm những công việc mà doanh nghiệp bảo hiểm cho phép đã được nêu trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.

Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm và đại lý bảo hiểm

Đại lý bảo hiểm hoạt động theo sự ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm. Vì vậy hành vi của đại lý gây thiệt hại đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp của khách hàng tham gia bảo hiểm vẫn thuộc về trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên, sau đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có biện pháp xử lý thích hợp với đại lý vi phạm.

Theo Điều 88 Luật kinh doanh bảo hiểm:

Trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết.

Đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm.

Như vậy, đại lý do vô tình hay hữu ý gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của khách hàng thì người chịu trách nhiệm vẫn là doanh nghiệp bảo hiểm.

Quy định về đại lý bảo hiểm

Điều kiện hoạt động đại lý bán bảo hiểm

Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm được quy định rất rõ tại Điều 86 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000. Theo đó cá nhân, tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải đáp ứng được các điều kiện sau:

– Với cá nhân:

Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;

Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

Có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ tài chính chấp thuận cấp. Bộ tài chính quy định về chương trình, nội dung, hình thức đào tạo, việc cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm. Xem thêm chứng chỉ bảo hiểm nhân thọ được cấp như thế nào?

– Với tổ chức:

Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp;

Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

Lưu ý: Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án tước quyền hành nghề vì phạm các tội theo quy định của pháp luật không được ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm.

Nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm như nào?

Theo Nghị định 45/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm thì:

  1. Tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ điều kiện hoạt động đại lý theo quy định tại Điều 86 của Luật Kinh doanh bảo hiểm và phải ký hợp đồng đại lý bảo hiểm theo quy định tại Điều 87 của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
  2. Cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm không được làm đại lý bảo hiểm cho chính doanh nghiệp bảo hiểm đó.
  3. Tổ chức, cá nhân không được đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm mà mình đang làm đại lý.
  4. Đại lý bảo hiểm không được xúi giục khách hàng huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực dưới mọi hình thức.

Hành vi nào bị nghiêm cấm đối với đại lý bảo hiểm?

Theo Điểm 3, Mục V về Đại lý bảo hiểm trong Thông tư 98/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 19/10/2004 nghiêm cấm đại lý bảo hiểm có các hành vi sau:

– Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm; điều kiện và điều khoản bảo hiểm làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;

– Ngăn cản bên mua bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm;

– Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác;

– Khuyến mại khách hàng dưới hình thức bất hợp pháp như hứa hẹn giảm phí bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm hoặc các quyền lợi khác mà doanh nghiệp bảo hiểm không cung cấp cho khách hàng.

– Xúi giục bên mua bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm hiện có để mua hợp đồng bảo hiểm mới.

Quản lý đào tạo đại lý bảo hiểm?

Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra giám sát, cấp phép, thu hồi giấy phép đào tạo đại lý bảo hiểm theo quy định. Điều 33 Nghị định 45/2007/NĐ-CP quy định về quản lý đào tạo đại lý bảo hiểm như sau:

“1. Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra giám sát hoạt động đào tạo đại lý bảo hiểm. Trường hợp tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm không đáp ứng đủ các điều kiện đào tạo đại lý bảo hiểm quy định tại Điều 32 Nghị định này, Bộ Tài chính sẽ đình chỉ hoạt động của tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm.

2. Hàng năm, tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm phải báo cáo Bộ Tài chính về số lượng khóa đào tạo đã tổ chức, số lượng đại lý đã đào tạo, số lượng chứng chỉ đã cấp trong năm.”

Thu nhập của các đại lý bảo hiểm chủ yếu từ hoa hồng bán bảo hiểm. Vậy với nguồn thu nhập đó thì thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của đại lý bảo hiểm được tính như thế nào?

Như vậy, đại lý bảo hiểm là lực lượng giới thiệu và quảng bá sản phẩm hiệu quả giúp doanh nghiệp bán được sản phẩm và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Thông qua các cuộc tư vấn, đại lý bảo hiểm sẽ giải thích cho khách về sản phẩm, dịch vụ mà công ty bảo hiểm cung cấp để hướng đến mục đích tất cả mọi người đều sở hữu hợp đồng bảo hiểm.

Thủ tục đăng ký hoạt động đại lý bảo hiểm

Bước 1: Tiến hành lập công ty có đăng ký ngành nghề hoạt động đại lý bảo hiểm  theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg về đăng ký mã ngành kinh doanh với mã ngành sau:

6622 – 66220: Hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm

Nhóm này gồm: Hoạt động của các đại lý và môi giới (trung gian bảo hiểm) bảo hiểm trong việc bán, thương lượng hoặc tư vấn về chính sách bảo hiểm.

Bước 2: Chuẩn bị chứng chỉ đại lý bảo hiểm cho nhân viên đại lý bảo hiểm theo quy định và ký hợp đồng đại lý bảo hiểm với các đơn vị kinh doanh bảo hiểm

Sau khi hoàn thành các bước trên là doanh nghiệp kinh doanh đại lý bảo hiểm có thể hoạt động theo quy định của luật kinh doanh bảo hiểm và nghị định 73/2016/NĐ-CP. Đại lý bảo hiểm cần chú ý một số quy định sau:

Điều 83. Nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm

  1. Đại lý bảo hiểm không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, điều kiện và điều khoản bảo hiểm làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;

b) Ngăn cản bên mua bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm;

c) Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác;

d) Xúi giục khách hàng hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực dưới mọi hình thức.

Điều 86. Đại lý bán sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP

1. Đại lý bảo hiểm bán bảo hiểm liên kết đơn vị phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Không vi phạm quy định pháp luật về hoạt động đại lý bảo hiểm và quy tắc đạo đức nghề nghiệp đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm;

b) Được doanh nghiệp bảo hiểm đào tạo và chứng nhận hoàn thành khóa học về sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị;

c) Đáp ứng một trong các điều kiện kinh nghiệm sau:

– Là đại lý bảo hiểm và có ít nhất 01 năm kinh nghiệm hoạt động đại lý bảo hiểm liên tục;

– Là đại lý bảo hiểm, có ít nhất 06 tháng kinh nghiệm làm việc liên tục trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và có chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán do Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp;

– Là đại lý bảo hiểm, có ít nhất 06 tháng kinh nghiệm hoạt động đại lý bảo hiểm liên tục và có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.

2. Đại lý bảo hiểm bán bảo hiểm liên kết chung phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Không vi phạm quy định pháp luật về hoạt động đại lý bảo hiểm và quy tắc đạo đức nghề nghiệp đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm;

b) Được doanh nghiệp bảo hiểm đào tạo và chứng nhận hoàn thành khóa học về sản phẩm bảo hiểm liên kết chung;

c) Có ít nhất 03 tháng kinh nghiệm hoạt động đại lý bảo hiểm hoặc đã có ít nhất 01 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm hoặc đã tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.

3. Đại lý bảo hiểm bán bảo hiểm hưu trí phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có chứng chỉ đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ Tài chính chấp thuận cấp;

b) Không vi phạm quy định pháp luật về hoạt động đại lý bảo hiểm và quy tắc đạo đức nghề nghiệp đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm;

c) Được doanh nghiệp bảo hiểm đào tạo và chứng nhận hoàn thành khóa học về sản phẩm bảo hiểm hưu trí.

4. Đại lý bán bảo hiểm theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có ít nhất 03 tháng kinh nghiệm hoạt động đại lý bảo hiểm;

b) Không vi phạm quy định pháp luật về hoạt động đại lý bảo hiểm và quy tắc đạo đức nghề nghiệp đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm;

c) Được doanh nghiệp bảo hiểm đào tạo tối thiểu 16 giờ về bảo hiểm theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP và cấp chứng nhận hoàn thành khóa học.

Quy định của pháp luật về tiền hoa hồng đại lý bảo hiểm cụ thể như thế nào?

Quyền hưởng hoa hồng của đại lý bảo hiểm

Điểm d, Khoản 1 Điều 85 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định:

Đại lý bảo hiểm có các quyền sau:…

d) Hưởng hoa hồng và các quyền, lợi ích hợp pháp khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm;

Như vậy, hưởng hoa hồng là một trong các quyền của đại lý bảo hiểm.

Nghĩa vụ thanh toán hoa hồng cho đại lý bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm

Đểm d, khoản 2 Điều 84 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định:

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có nghĩa vụ: …

d) Thanh toán hoa hồng theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;

Như vậy, theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có nghĩa vụ thanh toán hoa hồng theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.

Hoa hồng đại lý bảo hiểm có được ghi trong hợp đồng đại lý bảo hiểm không?

Điểm 5, điều 87 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, bổ sung năm 2010) quy định:

Điều 87. Nội dung hợp đồng đại lý bảo hiểm

Hợp đồng đại lý bảo hiểm phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

  1. Tên, địa chỉ của đại lý bảo hiểm;

  2. Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm;

  3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm;

  4. Nội dung và phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm;

  5. Hoa hồng đại lý bảo hiểm;

  6. Thời hạn hợp đồng;

  7. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp.

Theo quy định trên thì điều khoản về hoa hồng đại lý bảo hiểm là bắt buộc phải có trong hợp đồng đại lý bảo hiểm. 

Đại lý bảo hiểm
Đại lý bảo hiểm

Thanh toán hoa hồng đại lý bảo hiểm cho đại lý bảo hiểm

– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trả hoa hồng cho đại lý bảo hiểm sau khi đại lý bảo hiểm thực hiện một hoặc một số nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định tại Điều 85 Luật Kinh doanh bảo hiểm để mang lại dịch vụ cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.

– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài căn cứ vào quy định của pháp luật về tỷ lệ hoa hồng tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ, điều kiện và đặc điểm cụ thể của mình để xây dựng quy chế chi hoa hồng đại lý bảo hiểm áp dụng thống nhất và công khai trong doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.

Tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa bao nhiêu?

Tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa được trả trên phí bảo hiểm thực tế thu được của từng hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trả cho đại lý bảo hiểm được thực hiện theo quy định sau:

Tỷ lệ hoa hồng tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ:

STTNghiệp vụ bảo hiểmTỷ lệ hoa hồng tối đa (%)
I
BẢO HIỂM TỰ NGUYỆN
1Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại5
2Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không10
3Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với tàu biển5
4Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu (trừ tàu biển)15
5Bảo hiểm trách nhiệm5
6Bảo hiểm hàng không0,5
7Bảo hiểm vật chất xe cơ giới10
8Bảo hiểm cháy, nổ tự nguyện10
9Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính10
10Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh10
11Bảo hiểm nông nghiệp20
12Bảo hiểm bảo lãnh10
II
BẢO HIỂM BẮT BUỘC
1Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô5
2Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe máy20
3Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật5
4Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm5
5Bảo hiểm cháy, nổ5
6Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng5
7Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng5
8Bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường5

– Hoa hồng đại lý bảo hiểm đối với các hợp đồng bảo hiểm trọn gói được tính bằng tổng số hoa hồng của từng nghiệp vụ được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trọn gói.

Tỷ lệ hoa hồng tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ:

a) Đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân:

Tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm tối đa được áp dụng đối với các nghiệp vụ bảo hiểm theo bảng sau:

Nghiệp vụ bảo hiểmTỷ lệ hoa hồng tối đa (%)
Phương thức nộp phí định kỳPhương thức nộp phí 1 lần
Năm hợp đồng thứ nhấtNăm hợp đồng thứ haiCác năm hợp đồng tiếp theo
1. Bảo hiểm tử kỳ40201515
2. Bảo hiểm sinh kỳ

– Thời hạn bảo hiểm từ 10 năm trở xuống

– Thời hạn bảo hiểm trên 10 năm

15

20

10

10

5

5

5

5

3. Bảo hiểm hỗn hợp:

– Thời hạn bảo hiểm từ 10 năm trở xuống

– Thời hạn bảo hiểm trên 10 năm

25

40

7

10

5

10

5

7

4. Bảo hiểm trọn đời30201510
5. Bảo hiểm trả tiền định kỳ251077

b) Đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nhóm: Tỷ lệ hoa hồng tối đa bằng 50% các tỷ lệ tương ứng áp dụng cho các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân cùng loại;

c) Trường hợp kết hợp các nghiệp vụ bảo hiểm riêng biệt: Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chủ động tính toán hoa hồng bảo hiểm trên cơ sở tổng số hoa hồng của các nghiệp vụ bảo hiểm riêng biệt hoặc theo nghiệp vụ bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm chính.

Tỷ lệ hoa hồng tối đa đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe là 20%.

Đối với các sản phẩm bảo hiểm khác ngoài các nghiệp vụ quy định trên, có văn bản hướng dẫn riêng thì thực hiện theo văn bản hướng dẫn riêng đó.

Cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm phải đáp ứng điều kiện gì?

Cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có chương trình đào tạo quy định tại Điều 88 Nghị định này;

b) Cán bộ đào tạo đại lý bảo hiểm phải có kiến thức chuyên môn về bảo hiểm, kiến thức pháp luật và kỹ năng sư phạm;

c) Có đủ cơ sở vật chất để bảo đảm cho việc đào tạo.

Cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm phải có hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:

a) Văn bản đề nghị theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;

b) Tài liệu giải trình về kiến thức của cán bộ đào tạo đại lý bảo hiểm bảo đảm cho việc đào tạo.

Trong thời hạn 14 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích lý do.

Quản lý chương trình tái bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có thể chuyển một phần nhưng không được nhượng toàn bộ trách nhiệm đã nhận bảo hiểm trong một hợp đồng bảo hiểm cho một hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước, chi nhánh nước ngoài khác.

Điều 9 Thông tư 50/2017/TT-BTC:

Phê duyệt chương trình tái bảo hiểm:

a) Để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm, Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty) hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm, Giám đốc chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm phê duyệt chương trình tái bảo hiểm phù hợp với năng lực tài chính, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, chi nhánh và các quy định pháp luật hiện hành; xem xét, đánh giá, điều chỉnh chương trình tái bảo hiểm theo định kỳ hàng năm hoặc khi tình hình thị trường có sự thay đổi;

b) Chương trình tái bảo hiểm bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

– Xác định khả năng chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;

– Xác định mức giữ lại phù hợp với rủi ro bảo hiểm được chấp nhận, những giới hạn về mức giữ lại trên một đơn vị rủi ro và mức bảo vệ tối đa từ doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm;

– Xác định các loại hình và phương thức tái bảo hiểm phù hợp nhất với việc quản lý các rủi ro được chấp nhận;

– Phương thức, tiêu chuẩn, quy trình lựa chọn doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, bao gồm cách thức đánh giá mức độ rủi ro và an toàn tài chính của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm;

– Danh sách các doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm dự kiến sẽ nhận tái bảo hiểm, lưu ý đến sự đa dạng hóa và xếp hạng các nhà nhận tái bảo hiểm;

– Phương thức sử dụng khoản tiền đặt cọc của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm (nếu có);

– Quản lý rủi ro tích tụ đối với những lĩnh vực, vùng địa lý và các loại sản phẩm đặc thù;

– Cách thức kiểm soát chương trình tái bảo hiểm, bao gồm hệ thống báo cáo và kiểm soát nội bộ.

Tổ chức thực hiện chương trình tái bảo hiểm:

Trên cơ sở chương trình tái bảo hiểm đã được phê duyệt, Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp bảo hiểm, Giám đốc chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm ban hành quy trình, hướng dẫn nội bộ về hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm, bao gồm:

a) Xác định giới hạn trách nhiệm tự động được bảo hiểm theo hợp đồng tái bảo hiểm cố định đối với mỗi loại hình bảo hiểm;

b) Xây dựng tiêu chuẩn đối với các hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời;

c) Đối chiếu các quy tắc, điều khoản của hợp đồng bảo hiểm gốc với điều khoản của hợp đồng tái bảo hiểm để đảm bảo mỗi rủi ro đều được tái bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm cập nhật thường xuyên danh sách các doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, kèm theo các thông tin về mức độ rủi ro, khả năng, mức độ sẵn sàng chi trả bồi thường tương ứng với trách nhiệm đã nhận tái bảo hiểm; yêu cầu đặt cọc tương ứng với mức độ rủi ro và hệ số tín nhiệm của từng doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm (nếu có).

Câu hỏi thường gặp

Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có điều kiện gì?

Trả lời: Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;

b) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

c) Có Chứng chỉ đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ Tài chính chấp thuận cấp.

Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có điều kiện gì?

Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp;

– Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau:

+ Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;

+ Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Có Chứng chỉ đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ Tài chính chấp thuận cấp.

Trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm thì xử lý ra sao?

Trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết; đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm.

Trên đây là thông tin về Kinh doanh đại lý bảo hiểm. Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.

5/5 - (1 bình chọn) Xem thêm:
  • 外國人在越南開設公司
  • Kinh doanh hộ cá thể năm 2022
  • Quy trình khai báo hải quan hàng xuất khẩu
  • Những quán ăn đường Dương Đình Hội, Quận 9, Hồ Chí Minh
  • 베트남 한인 커뮤니티 – 베트남에서 한국인이 많이 사는 곳

Từ khóa » đại Lý Bảo Hiểm Có Thể Lựa Chọn Và Ký Kết Hợp đồng đại Lý Bảo Hiểm Với