Kinh Doanh Dược Phẩm Lãi Lớn Ra Sao?

Báo cáo của Công ty Chứng khoán Đông Á về ngành dược công bố cuối năm 2018 cho hay người Việt đang dành ngày càng nhiều tiền cho các chi tiêu về nhu cầu sức khỏe.

Năm 2005, chi tiêu cho thuốc bình quân đầu người trong nước mới đạt 9,85 USD. Con số này đã tăng lên 22,25 USD vào năm 2010 và đến năm 2015 là 37,97 USD. Mức tăng trưởng trung bình giai đoạn 2010 - 2015 là 14,6%.

Theo dự báo từ công ty này, chi tiêu cho thuốc của người Việt sẽ duy trì mức tăng trưởng bình quân ít nhất 14% đến năm 2025, và đạt mức 85 USD vào 2020; 163 USD vào năm 2025.

Thị trường béo bởTheo Business Monitor International (BMI), tính đến hết 2017, doanh thu thị trường dược phẩm Việt Nam đạt khoảng 5,2 tỷ USD, tăng 10% so với 2016. Đơn vị này cũng đưa ra dự báo, với mức chi tiêu dược phẩm bình quân đầu người ở mức 14%/năm, Việt Nam sẽ là thị trường dược phẩm đứng thứ 13 trên thế giới về tốc độ tăng trưởng.

Cũng theo công ty nghiên cứu này, các doanh nghiệp dược phẩm trong nước hiện chia ra hai nhóm. Một là, nhóm thuốc tân dược gồm các công ty lớn như Imexpharm, Pymepharco (sản xuất nhóm thuốc kháng sinh - đặc trị); Dược Hậu Giang, Dược Bình Định, Mekorphar, Domesco (tập trung vào thị trường thuốc không kê toa OTC); Dược Bến Tre, Dược Cửu Long, Dược Hà Tây… là các doanh nghiệp tham gia kênh OTC và ETC ở các tỉnh lẻ.

Trong khi đó, các doanh nghiệp như Trapharco, Dược phẩm OPC… là nhóm doanh nghiệp sản xuất đông dược.

{keywords}
Phân phối dược phẩm là thị trường béo bở với tốc độ tăng trưởng 14%/năm tại Việt Nam. Ảnh: Pharmacity.

Về thị phần phân phối thuốc, hiện nay phân phối qua kênh ETC (đấu thầu thuốc bán cho bệnh viện) đang chiếm khoảng 70% thị trường thuốc.

Theo Chứng khoán Đông Á, đây là thị trường các nhà sản xuất thuốc hướng đến bởi nếu thành công, các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí bán hàng, quản lý. Kênh phân phối này chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM là những khu vực có nhiều bệnh viện với nhu cầu thuốc men cao.

Tuy vậy, thị phần ở kênh này chủ yếu vẫn đến từ thuốc nhập khẩu. Hiện nay, có một vài doanh nghiệp dược trong nước chiếm thị phần nhỏ kênh phân phối này. Hai doanh nghiệp dẫn đầu là Imexpharm, Pymepharco. Ngoài ra Dược Bình Định, Dược Hậu Giang, Domesco, Mekorphar, Dược Cửu Long, Dược Bến Tre cũng chiếm một phần tại đây.

Với kênh OTC (thuốc không kê toa - phân phối qua các hiệu thuốc) chiếm khoảng 30% thị phần phân phối thuốc trong nước, tương đương khoảng 1,6 tỷ USD.

Ước tính, hiện có 57.000 cửa hiệu thuốc trên cả nước, trong đó rất nhiều thuốc nhập khẩu đến từ các nước trong khu vực. Việt Nam cũng là quốc gia có mật độ nhà thuốc thuộc hàng cao nhất trên thế giới.

Các doanh nghiệp đang chiếm lĩnh thị phần lớn kênh phân phối này bao gồm Dược Hậu Giang, Domesco…

Tỷ suất lãi gộp caoDoanh nghiệp dược phẩm có doanh thu lớn nhất Việt Nam hiện nay là Tổng công ty Dược Việt Nam (Bộ Y tế sở hữu 65% vốn) với hơn 6.000 tỷ đồng năm 2018. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của công ty này lại thuộc hàng thấp trong ngành.

Cụ thể, ghi nhận hơn 6.000 tỷ đồng doanh thu nhưng lãi gộp cùng năm Tổng công ty Dược Việt Nam thu về chỉ đạt 515 tỷ đồng, tương đương biên lãi gộp ở mức 9%. Số này thấp hơn nhiều so với nhóm doanh nghiệp dược tư nhân, hoặc đã cổ phần hóa. Trong những năm trước đó, biên lãi gộp mà Tổng công ty Dược Việt Nam ghi nhận được cũng đều dưới 10%.

{keywords}
 

Ngoài ra, Tổng công ty Dược Việt Nam còn đang sở hữu vốn cổ phần chi phối tại nhiều doanh nghiệp dược lớn khác như Công ty CP Dược phẩm Trung ương Codupha; Công ty CP Dược phẩm Trung ương CPCI; Công ty CP Dược Trung ương 3. Tuy nhiên, đặc điểm chung của nhóm công ty này là doanh thu cao (1.000-4.000 tỷ đồng) nhưng biên lãi gộp thấp, dao động trên dưới 10%.

Trong khi đó, nhóm công ty dược tư nhân hoặc đã cổ phần hóa, biên lãi gộp đều dao động trong ngưỡng 30-50%. Thậm chí, tại Công ty CP Traphaco, 3 năm gần nhất biên lãi gộp đều trên 50%.

Trong số doanh nghiệp dược không có cổ phần Nhà nước chi phối, Dược Hậu Giang đang là đơn vị lớn nhất với doanh thu trên 4.400 tỷ đồng năm 2018. Sau nhiều lần cổ đông Nhà nước thoái vốn, hiện chủ sở hữu lớn nhất tại đây là Tập đoàn dược Taisho Pharmaceutical của Nhật Bản (51,01%).

Giai đoạn 2013-2018, doanh thu của Dược Hậu Giang đều đạt trên 4.000 tỷ đồng và biên lãi gộp xấp xỉ 40%, mức cao so với trung bình trung toàn ngành. Nhờ vậy, hàng năm Dược Hậu Giang đều thu về không dưới 700 tỷ đồng lãi trước thuế, thuộc nhóm công ty dược có lợi nhuận tốt nhất cả nước. Nửa đầu năm 2019, công ty này cũng đã ghi nhận 1.966 tỷ đồng doanh thu và lãi thêm 344 tỷ đồng trước thuế.

{keywords}
 

Sở hữu doanh thu thấp hơn nhưng Traphaco lại là doanh nghiệp dược có biên lợi nhuận gộp cao nhất, trên 50% trong 3 năm gần đây. Với doanh thu xấp xỉ 2.000 tỷ đồng/năm, mảng kinh doanh dược phẩm đều đặn mang về cho công ty trên dưới 1.000 tỷ đồng lãi gộp mỗi năm.

Sau khi trừ các khoản chi phí liên quan, lợi nhuận công ty này thu về năm 2018 là trên 216 tỷ đồng trước thuế. Nửa đầu năm qua, Traphaco cũng thu về thêm 91 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 18% so với cùng kỳ.

Ngoài ra, những doanh nghiệp như Pymepharco, Dược thiết bị y tế Bình Định, Dược Imexpharm, Dược phẩm OPC… đều là những doanh nghiệp lớn trong ngành với doanh thu trên 1.000 tỷ đồng, và biên lãi gộp trên 30%. Kinh doanh trong lĩnh vực có biên lãi gộp cao giúp ông chủ các doanh nghiệp này thu về hàng trăm tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm.

Sức hấp dẫn của ngành dược Việt Nam còn thể hiện ở việc các doanh nghiệp nước ngoài đang đua nhau đầu tư vào doanh nghiệp trong nước như Taisho Pharmaceutical (Nhật Bản) đầu tư vào Dược Hậu Giang; Abbott Laboratories (Chile) Holdco SpA - công ty con của Abbott Mỹ đầu tư vào Domesco, Stada Service Holding B.V (Hà Lan) - công ty con của hãng dược phẩm Stada (Đức) đầu tư vào Pymepharco…

(Theo Zing)

Từ khóa » Gộp Mảng Js