Kinh Doanh Hộ Gia đình Có Những đặc điểm Gì? - TopLoigiai

Câu hỏi: Kinh doanh hộ gia đình có những đặc điểm gì?

Trả lời:

– Kinh doanh hộ gia đình bao gồm: sản xuất, thương mại và tổ chức các hoạt động dịch vụ.

– Kinh doanh hộ gia đình có những đặc điểm cơ bản sau:

+ Kinh doanh hộ gia đình là một loại hình kinh doanh nhỏ thuộc sở hữu tư nhân. Cá nhân (chủ gia đình) là chủ và tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh.

+ Quy mô kinh doanh nhỏ

+ Công nghệ kinh doanh đơn giản

+ Lao động thường là thân nhân trong gia đinh

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về kinh doanh hộ gia đinh nhé!

Mục lục nội dung 1. Kinh doanh hộ gia đình là gì?2. Vai trò của kinh doanh hộ gia đình3.Ưu và nhược điểm của kinh doanh hộ gia đình

1. Kinh doanh hộ gia đình là gì?

   Kinh doanh hộ gia đình là mô hình kinh doanh nhỏ thuộc sở hữu của tư nhân. Cá nhân hoặc hộ gia đình bao gồm các thành viên là công dân Việt Nam đã đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực pháp lý và các yêu cầu dân sự tự đứng lên làm chủ quản lý và vận hành mô hình kinh doanh của mình.

   Kinh doanh hộ gia đình chỉ được phép đăng ký hoạt động kinh doanh trên một địa điểm cố định duy nhất, và được sử dụng không quá mười người lao động, và phải chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình đối với những hoạt động kinh doanh.

Kinh doanh hộ gia đình có những đặc điểm gì?

2. Vai trò của kinh doanh hộ gia đình

- Kinh doanh hộ gia đình đình là một trong những mô hình phổ biến ở nước ta, kinh doanh hộ gia đình hoạt động ở nông thôn gọi là kinh doanh hộ gia đình nông thôn, kinh doanh hộ gia đình hoạt động ở thành thị thường được gọi là tiểu thương.

- Tùy theo đặc điểm, tính chất của từng khu vực, địa bàn hay vùng miền mà kinh doanh hộ gia đình phân loại theo trình độ sản xuất hàng hóa, khả năng tự chủ trong kinh doanh, mức độ đa dạng hàng hóa khác nhau.

+ Kinh doanh hộ gia đình đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của nước ta, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng ở nhiều phân khúc khác nhau.

+ Với quy mô kinh doanh nhỏ, gọn, không tốn quá nhiều chi phí để đầu tư. Vốn vận hành không cao, chủ hộ hoặc các thành viên trong gia đình có thể  thoải mái vận hành và quản lý mô hình kinh doanh dễ dàng hơn.

3.Ưu và nhược điểm của kinh doanh hộ gia đình

a. Ưu điểm của hộ kinh doanh

- Thủ tục thành lập khá đơn giản, chỉ cần nộp đủ các giấy tờ sau đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh:

+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

+ Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực;

+ Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập.

- Quy mô gọn nhẹ, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ;

- Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản;

- Không phải kê khai thuế hàng tháng, được áp dụng chế độ thuế khoán.

b. Nhược điểm của hộ kinh doanh

- Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm mà không được mở thêm chi nhánh hay văn phòng đại diện tại địa điểm khác;

- Chỉ được sử dụng tối đa 09 lao động, nếu thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên mà không thành lập doanh nghiệp thì bị phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng;

- Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu;

- Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ đối với mọi hoạt động kinh doanh;

- Không được khai, tính thuế GTGT theo phương phương pháp khấu trừ nên không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn GTGT;

- Tính chất hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ có thể sẽ ít tạo được lòng tin cho khách hàng trong những lần đầu hợp tác.

Từ khóa » Tổ Chức Vốn Kinh Doanh Hộ Gia đình Gồm Những Gì