Kinh Doanh Thời Trang Cần Biết: 5 Nguyên Tắc Vàng Trong Visual ...

Kinh doanh thời trang cần biết: 5 nguyên tắc vàng trong Visual Merchandising

Ngày đăng: 19/08/20

Khi nghe đến “Bán hàng trực quan” (Visual Merchandising), chúng ta thường có cảm giác khó hiểu và bối rối. Mặc dù là một lĩnh vực vô cùng quan trọng trong ngành bán lẻ, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ đó là gì và làm thế nào để thực hiện hiệu quả.

Tóm tắt nội dung

Toggle
  • Màu sắc luôn là yếu tố mang tính quyết định
  • Tạo nên điểm nhấn
  • Cách bày trí phải kể được câu chuyện đằng sau sản phẩm
  • Tối đa hóa không gian trưng bày
  • Tận dụng không gian trống một cách khôn ngoan

Nếu bạn không có một nền tảng mỹ thuật tốt, hay đang thiếu thốn về mặt tài chính, việc thực hiện Visual Merchandising có thể sẽ khá khó khăn. Nhưng đây là 5 yếu tố quan trọng nhất trong việc bán hàng trực quan dễ thực hiện mà không đòi hỏi quá nhiều lên ngân sách. Và quan trọng nhất là giúp những ai kinh doanh thời trang gia tăng doanh số bán hàng.

Thực hiện “Bán hàng trực quan” tốt có tác động rất lớn đến trải nghiệm của khách hàng tại cửa hàng của bạn.

Màu sắc luôn là yếu tố mang tính quyết định

Màu sắc có thể tạo ra hoặc phá hủy không gian trưng bày của bạn. Một cửa hàng có thể có nhiều dòng sản phẩm khác nhau, nhưng nếu phối hợp màu sắc tốt, không gian trưng bày vẫn có thể đạt được hiệu quả mà bạn mong đợi. Hãy cân nhắc việc sử dụng các màu tương phản như trắng-đen, các màu đơn sắc, cả hai đều có thể tạo ra những không gian hấp dẫn và bắt mắt.

Nếu bạn có một chiếc ghế sofa màu xám hoặc nâu thì việc đặt thêm một vài chiếc gối có màu sắc nổi bật là một ví dụ. Nơi nào mắt bị thu hút, đôi chân sẽ bước đến đó. Vì vậy, bạn cần sử dụng màu sắc để thu hút ánh nhìn của khách hàng và khiến họ bước vào cửa hàng.

Tạo nên điểm nhấn

Mắt người xem sẽ tập trung vào điểm nào trong không gian trưng bày của bạn? Mắt họ sẽ di chuyển từ đâu đến đâu? Họ có bối rối khi cố tìm một điểm để nhìn trong phần trưng bày hay không? Hãy tạo nên điểm nhấn cho không gian trưng bày sản phẩm; bởi nó có thể đẩy doanh số bán hàng lên gấp nhiều lần.

Hãy kiểm tra lại phần trưng bày với vị trí của một khách hàng. Thường thì điểm nhấn sẽ được đặt ở nơi đủ cao để khách hàng nhìn thấy. Bạn cần phải kiểm tra xem liệu khách hàng có dễ dàng xem các sản phẩm chính hay không và có những điều chỉnh phù hợp.

Thêm một lưu ý, điểm nhấn nên là sản phẩm mà bạn muốn khách hàng chú ý. Ví dụ như khi bạn tạo nên một bãi cát với vỏ sò, sao biển đáng yêu để làm nền cho bộ sưu tập giày sandal, thì hãy bảo đảm đôi giày là tâm điểm, chứ không phải cát.

Cách bày trí phải kể được câu chuyện đằng sau sản phẩm

Sản phẩm mang lại cho khách hàng những gì? Hãy nói với họ. Việc sử dụng các bảng quảng cáo, hỗ trợ bán hàng để giới thiệu những ưu điểm của sản phẩm là hết sức quan trọng. Hãy liệt kê những gạch đầu dòng để cho khách hàng biết lý do tại sao họ cần sản phẩm hoặc làm cách nào sản phẩm giúp cuộc sống của họ trở nên tốt hơn. Hãy nhớ rằng, bạn không phải đang viết một bài tiểu luận dài lê thê để kể lể, các gạch đầu dòng ngắn gọn và súc tích mới là điều cần thiết. Bằng cách kể một câu chuyện, bạn giúp khách hàng hiểu rõ hơn sản phẩm và đưa ra quyết định mua hàng.

Không gian không nhất thiết phải có đầy đủ các logo, ký hiệu của thương hiệu. Điều đó hoàn toàn bình thường; miễn là phần trưng bày vẫn có một thông điệp, tất cả những gì bạn đặt vào sẽ nói lên câu chuyện. Các hiệu ứng đồ họa cũng là một gợi ý hay và phổ biến trong việc kể câu chuyện. Không cần đến ngôn ngữ, hãy để chính hình ảnh lên tiếng.

Tối đa hóa không gian trưng bày

Một cửa hàng được bày trí tốt và hiệu quả sẽ giúp khách hàng tiếp cận được nhiều sản phẩm nhất có thể, đồng thời giúp thương hiệu tránh tính trạng lộn xộn, cẩu thả. Càng nhiều sản phẩm được khách hàng xem và trải nghiệm, họ càng mua nhiều hơn.

Sắp xếp cửa hàng theo hình tròn là cách thức mà nhiều nhà bán lẻ sử dụng. Hãy để ý mỗi khi bạn bước vào một trung tâm thương mại hay một cửa hàng lớn, các kệ và sản phẩm được trưng bày dọc theo một lối đi hình tròn với một quầy trưng bày ở trung tâm và bạn có thể đi qua tất cả sản phẩm được trưng bày. Cách làm này giúp khách hàng tiếp cận sản phẩm nhiều hơn so với kiểu sắp xếp truyền thống (theo dãy).

Tuy nhiên, hãy giữ cho mọi thứ sạch sẽ và sắc nét, đồng thời đảm bảo lối đi đủ rộng rãi và không có vật cản trở quá trình trải nghiệm và mua sắm của khách hàng.

Tận dụng không gian trống một cách khôn ngoan

Một trong những không gian ít được sử dụng nhất trong các cửa hàng bán lẻ chính là khoảng không giữa trần nhà và kệ trưng bày. Nếu không gian này trong cửa hàng của bạn vẫn còn trống, hãy tận dụng nó.

Bạn có thể sử dụng khoảng trống này cho nhiều việc khác nhau, như bảng hướng dẫn giúp cung cấp thông tin về sản phẩm hoặc thương hiệu. Bạn cũng có thể giới thiệu về hình ảnh và hồ sơ của đội ngũ thiết kế hoặc điều hành thương hiệu.

Hoặc bạn cũng có thể đặt vào đấy những hình ảnh miêu tả cách mà sản phẩm bước vào đời sống. Đối với một cửa hàng chuyên về trang sức, hình ảnh một phụ nữ ngồi dùng bữa trong nhà hàng sang trọng với đôi hoa tai, ngón tay đeo nhẫn hay vòng tay nhẹ nhàng cầm nĩa tạo nên sự liên tưởng về một lối sống sang trọng, thể hiện phong cách mà thương hiệu hướng đến. Hay với một thương hiệu đầm hoa hay váy xòe từ vải sợi tự nhiên, hình ảnh đồng cỏ với những tấm vải đung đưa trong gió sẽ vô cùng phù hợp.

“Bán hàng trực quan” mang đến nhiều lợi ích cho các thương hiệu khi có thể tối ưu hóa không gian và gia tăng sự hấp dẫn của sản phẩm. Dù còn mới mẻ ở Việt Nam nhưng Visual Merchandising là yếu tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh thời trang của các thương hiệu thời trang lớn. Visual Merchandising không chỉ là trưng bày sản phẩm mà đây còn là một bộ môn khoa học sử dụng các yếu tố khoa học lẫn tâm lý học để thấu hiểu tâm lý khách hàng, truyền tải hình ảnh và thông điệp thương hiệu một cách khéo léo.

Khóa học Khoá học kinh doanh thời trang: Fashion Visual Merchandising – Chiến thuật bán hàng trực quan được mang lại từ chính platform duy nhất về giám tuyển thương hiệu và kinh doanh thời trang tại Việt nam – Style-Republik.

Thực hiện: Hiếu Lê Theo Small Business

Tags:

bán hàng trực quankinh doanh thời trangVisual Merchandising

BÀI VIẾT HAY CHO BẠN

14/11/2023
Vai trò thực sự của Giám đốc sáng tạo giữa guồng quay của thời trang ngày nay là gì?

Khi vị trí cao nhất tại các nhà mốt thời trang đang đối mặt với sự thay đổi khó lường, công chúng cũng dần tỏ...

18/10/2023
Những chiến lược cạnh tranh hiệu quả đằng sau sự phát triển của chuỗi thời trang K&K Fashion

Cùng tìm hiểu cách mà thương hiệu thời trang K&K Fashion đã giữ vững chuỗi cửa hàng, duy trì được nhận diện thương hiệu và...

11/10/2023
Khi các thương hiệu thời trang Việt tìm cách bứt phá tại thị trường Việt Nam 

Theo Báo cáo thị trường Thời trang Việt Nam 2022 của công ty nghiên cứu thị trường Q&Me, thị trường thời trang Việt Nam đã...

Post navigation

Previous post:

Trò chuyện cùng Emmi Hoàng – CEO/Founder của Happy Skin Medical Clinic & Spa/ Beauty Vlogger

Next post:

[SR’s Beauty Vault] NARS – Hiện đại. Táo bạo. Biểu tượng

Bài viết mới nhất

24/11/2024
Local brand Lep’ đóng cửa và nốt trầm trong câu chuyện thời trang Việt: Liệu con thuyền có vượt qua sóng lớn?

Thông báo đóng cửa toàn bộ cửa hàng, Lep’ – thương hiệu thời trang dành cho phái nữ từng nổi tiếng 1 thời nay quyết...

22/11/2024
Đừng để phạm sai lầm khi lên chiến lược kinh doanh Black Friday

Black Friday dường như đã trở thành cuộc đua giảm giá với các thương hiệu thời trang. Tuy nhiên, nếu không muốn nhìn lợi nhuận...

23/11/2024
Từ những nhiệm kì ngắn ngủi của các giám đốc sáng tạo, chúng ta học được gì?

Tại sao các giám đốc sáng tạo lại rời đi và người kế nhiệm lại được bổ nhiệm với tốc độ nhanh như vậy và...

20/11/2024
Năm 2025, Gucci thông báo chỉ tổ chức 3 show diễn

Sáng ngày 19/11, Gucci chính thức thông báo sẽ không còn tổ chức các sàn diễn riêng biệt cho thời trang nam và nữ. Thay...

Từ khóa » Cách Vm Cửa Hàng