Kinh Doanh Vật Liệu Xây Dựng, Kinh Nghiệm Cho Người Mới Bắt đầu
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay vơi tốc độ đô thị hóa khá nhanh nên nhu cầu xây dựng các công trình tòa nhà cao ốc, căn hộ, nhà phố, nhà công nghiệp, cầu đường bộ… ngày càng nhiều. Nên nhiều bạn có ý tưởng mở của hàng kinh doanh vật liệu xây dựng.
Kinh doanh vật liệu xây dựng có khá nhiều thuận lợi song cũng gặp không ít khó khăn. Để đảm bảo hiệu quả khi kinh doanh vật liệu xây dựng mọi người nên nắm bắt một số kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng dưới đây.
Vật liệu xây dựng là gì?
Vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng là bất kỳ vật liệu được sử dụng cho mục đích xây dựng. Nhiều chất hiện diện trong tự nhiên, chẳng hạn như đất sét, đá, cát, và gỗ, thậm chí cành cây và lá, đã được sử dụng để xây dựng các tòa nhà. Ngoài các vật liệu tự nhiên, nhiều sản phẩm nhân tạo được sử dụng, một số tổng hợp ít hoặc nhiều. Sản xuất các vật liệu xây dựng là một ngành công nghiệp được thiết lập ở nhiều nước và việc sử dụng các vật liệu này thường được tách ra thành các ngành nghề chuyên môn cụ thể, chẳng hạn như nghề mộc, cách nhiệt, hệ thống ống nước, và công việc lợp mái. Chúng cung cấp thành phần của nơi sinh hoạt và các cấu trúc bao gồm cả nhà.
Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng
1. Hoàn tất thủ tục pháp lý mở công ty kinh doanh vật liệu xây dựng
Các ngành nghề đăng ký kinh doanh:
• Mã ngành 4663: Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
Nhóm này gồm:
- Bán buôn gỗ cây, tre, nứa; - Bán buôn sản phẩm gỗ sơ chế; - Bán buôn sơn và véc ni; - Bán buôn vật liệu xây dựng như: cát, sỏi; - Bán buôn giấy dán tường và phủ sàn; - Bán buôn kính phẳng; - Bán buôn đồ ngũ kim và khoá; - Bán buôn ống nối, khớp nối và chi tiết lắp ghép khác; - Bán buôn bình đun nước nóng; > - Bán buôn thiết bị vệ sinh như: bồn tắm, chậu rửa, bệ xí, đồ sứ vệ sinh khác; - Bán buôn thiết bị lắp đặt vệ sinh như: ống, ống dẫn, khớp nối, vòi, cút chữ T, ống cao su,...; - Bán buôn dụng cụ cầm tay: búa, cưa, tua vít, dụng cụ cầm tay khác.
• Mã ngành 4752: Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh.
Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:
- Đồ ngũ kim; - Sơn, véc ni và sơn bóng; - Kính phẳng; - Vật liệu xây dựng khác như gạch, ngói, gỗ, thiết bị vệ sinh; - Thiết bị và vật liệu để tự làm. Nhóm này cũng gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng: - Máy cắt cỏ; - Phòng tắm hơi.
• Mã ngành 47524: Bán lẻ xi măng, gach xây, ngói, đá, cát sỏi và vật liệu xây dựng khác trong các cửa hàng chuyên doanh.
Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:
- Bán lẻ xi măng, gạch xây, ngói lợp mái; - Bán lẻ đá, cát, sỏi; - Bán lẻ vật liệu xây dựng khác.
Ngoài các ngành nghề trên bạn có thể đăng ký thêm các ngành nghề khác mà doanh nghiệp kinh doanh hoặc dự kiến kinh doanh trong tương lai.
Các bước thủ tục thành lập công ty kinh doanh vật liệu xây dựng
Bước 1: Hoàn tất thủ tục xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh tại sở KHĐT
Bước 2: Đăng ký mẫu dấu và thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia
Bước 3: Công bố thành lập mới trên cổng thông tin quốc gia
Bước 4: Hoàn tất thủ tục khai thuế ban đầu tại chi cục thuế
Bước 5: Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng lên sở kế hoạch đầ
Bước 6: Doanh nghiệp đăng ky chữ ký số khai thuế qua mạng
Bước 7: Nộp tiền thuế môn bài thông qua tài khoản ngân hàng và chữ ký số
Bước 8: Hoàn tất thủ tục đặt in và phát hành hóa đơn GTGT
>>> Xem ngay thủ tục thành lập công ty mới này đi, giúp bạn tránh được rủi ro khi làm thủ tục và trong quá trình hoạt động kinh doanh đấy!
2. Huy động nguồn vốn
Để mở cửa hàng vật liệu xây dựng đòi hỏi bạn phải chuẩn bị một số vốn không hề nhỏ chút nào. Nó phụ thuộc vào quy mô cửa hàng kinh doanh của bạn nhưng thông thường số tiền cũng lên tới hàng trăm triệu đồng.
Phần lớn mọi người đều không có đủ số tiền cần thiết để bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực này nên nếu bạn chưa thể đáp ứng được sốvốn này, chúng tôi gợi ý 3 nguồn huy động vốn mở cửa hàng vật liệu xây dựng sau đây:
• Từ người thân, họ hàng: ưu điểm của phương án này là bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho các thủ tục giấy tờ, cộng thêm chi phí lãi xuất chắc chắn sẽ ưu đãi hơn khi vay ngân hàng rồi phải không nào. Nhưng cũng cần lưu ý mặc dù là người thân họ hàng, bạn cũng phải tạo sự tin tưởng bằng một số các giấy tờ đảm bảo cần thiết để họ có thể an tâm giao tiền cho bạn.
• Kết hợp kinh doanh với người khác: nếu nói đây là hình thức huy động vốn thì cũng chưa thực sự chính xác. Bởi khi bắt đầu hợp tác kinh doanh, cả hai bên đều có trách nhiệm, nhiệm vụ cống hiến xây dựng hoạt động kinh doanh để đảm bảo sinh lãi từ số vốn đầu tư của mình. Số lượng công việc của bạn cũng được giảm tải đáng kể, vì không ai có thể giải quyết tất cả mọi việc được
• Vay vốn ngân hàng: với chính sách hỗ trợ từ nhà nước và các ngân hàng, quy trình thủ tục vay vốn cho các cửa hàng bán vật liệu xây dựng diễn ra khá nhanh nhưng lãi suất tương đối cao. Vì vậy, bạn nên cân nhắc thật kĩ càng trước khi vay vốn bằng hình thức này. Đây nên là sự lựa chọn cuối cùng nếu bạn không thể lấy vốn từ các phương án trên.
3. Tham khảo thị trường vật liệu xây dựng tại khu vực
Trước khi tiến hành kinh doanh bất cứ mặt hàng gì,khảo sát thị trường là một yếu tố gần như là bắt buộc giúp bạn có cái nhìn tổng quát. Chúng tôi cho rằng bạn nên sử dụng vài tuần đầu để đi tới các trung tâm, cửa hàng bán vật liệu xây dựng tại địa phương cũng như một số địa điểm tại các khu vực nội thành với tư cách là một người mua hàng.
Thứ nhất, bạn sẽ nắm được có bao nhiêu cửa hàng đang kinh doanh vật liệu xây dựng giống như bạn, họ đã kinh doanh lâu chưa?, vị trí địa lý, lưu lượng khách hàng như thế nào?, cách bài trí, bố trí cửa hàng, biển hiệu ra sao… Và liệu rằng số lượng cửa hàng vật liệu xây dựng đã bão hòa? Chúng ta có nên mở
Thứ hai, yếu tố quan trọng nhất bạn phải biết là cách kinh doanh vật liệu xây dựng của đối thủ, họ đang kinh doanh loại vật liệu xây dựng nào, đâu là sản phẩm chủ lực, bán chạy , mức giá giao động là bao nhiêu… Từ đó, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp với thị yếu, nhu cầu của khu vực.
4. Lựa chọn nhà cung cấp vật liệu xây dựng
Nhà cung cấp vật liệu xây dựng
Tìm được nguồn hàng tốt và ổn định sẽ là tiền đề cho hoạt động hiệu quả và bền vững lâu dài. Các chủ cửa hàng vật liệu xây dựng có thể chủ động tìm kiếm nguồn hàng từ các nguồn tin cậy sau:
• Nhập hàng trực tiếp từ các công ty
Lấy hàng trực tiếp từ các công ty là một trong những cách mà các chủ cửa hàng vật liệu xây dựng thường hay nhập. Lúc này, họ sẽ là nhà đại lý cửa hàng vật liệu. Các công ty vật liệu xây dựng là nguồn hàng nhập có nhiều ưu thế với giá cả cạnh tranh nhất. Hầu hết các công ty sẽ ra giá bán lẻ, sau đó có chiết khấu hoa hồng cho các đại lý. Cửa hàng sẽ không phải định giá bán cho các mặt hàng mà sẽ dựa vào mức giá của công ty. Vì vậy, khi kinh doanh vật liệu xây dựng, các cửa hàng sẽ phải phụ thuộc vào việc mua nhiều hay ít, thanh toán nhanh hay chậm, bán cho nhà tư nhân hay nhà thầu, mỗi đối tượng sẽ có một đối sách để cửa hàng đưa ra những mức giá khác nhau từ những yêu cầu của bên công ty vật liệu xây dựng.
• Mua hàng qua các tổng đại lý khu vực
Nhiều chủ cửa hàng vật liệu xây dựng lựa chọn mua hàng qua các tổng đại lý của khu vực. Tại đây, giá bán lẻ tất cả các sản phẩm đều được niêm yết rõ ràng. Tất cả thông tin sản phẩm như quy cách kỹ thuật, xuất xứ, hướng dẫn lắp đặt, sử dụng, bảo trì, hậu mãi đều được ghi chú kèm theo, cung cấp một cách công khai. Do vậy, các cửa hàng sẽ cảm thấy hoàn toàn an tâm vào chất lượng quy cách, mẫu mã cũng như giá cả vật liệu.
• Nhập hàng từ nước ngoài
Nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng được nhập từ nước ngoài vẫn khá cao, một số bộ phận người tiêu dùng vẫn ưa chuộng hàng nhập khẩu nên các cửa hàng vật liệu xây dựng có thêm một kênh tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Đối với hàng nhập khẩu, chủ cửa hàng nên tìm hiểu kỹ nhu cầu của khách hàng trước khi quyết định nhập hàng, tránh tình trạng nhập quá nhiều, tồn kho, gây ảnh hướng đến quay vòng vốn.
5. Định giá vật liệu xây dựng
Theo kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng, giá vật liệu xây dựng hiện nay thay đổi một cách chóng mặt và có sự khác nhau giữa các công ty sản xuất vật liệu xây dựng.
Vì vậy, bạn phải cập nhật thường xuyên mức giá trung bình trên thị trường để có giá bán phù hợp so với các đối thủ cạnh tranh. Chỉ cần chênh giá cao hơn một chút so với mặt bằng, bạn sẽ mất khách.
Ngoài ra cần lưu ý thêm về cách kinh doanh vật liệu xây dựng, giá bán còn phụ thuộc vào số lượng mua hàng nhiều ít, thanh toán nhanh hay chậm, đối tượng mua hàng …
6. Xác định mặt hàng chủ lực kinh doanh vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng có rất nhiều sản phẩm như: gạch, tôn, xi măng, đá, cát, gạch lát nền, đồ trang trí nội thất… bạn không thể nào ôm đồm và kinh doanh tất cả các mặt hàng trên được. Hãy tập trung vào một mặt hàng cụ thể là vật liệu thô hay vật liệu hoàn thiện.
Với vật liệu thô sẽ có: gạch tuynel, gạch ống, cát, đá xây dựng, sắt thép… Còn với vật liệu hoàn thiện bao gồm gạch men, bồn cầu, vòi tắm, đá trang trí, sơn chống thấm…
Bạn nên cân nhắc số vốn đầu tư và tình hình khu vực xung quanh cửa hàng để đưa ra được quyết định phù hợp mặt hàng nào nên được đầu tư.
Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng
>>> Xem thêm kinh nghiệm mở công ty xây dựng
Từ khóa » Hình ảnh Kinh Doanh Vật Liệu Xây Dựng
-
TOP 10 MẪU THiẾT KẾ SHOWROOM VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐẸP
-
Hình ảnh Vật Liệu Xây Dựng PNG Và Vector, Tải Xuống Miễn Phí
-
Kinh Nghiệm Kinh Doanh Vật Liệu Xây Dựng - VnBiz
-
Danh Sách 10 MẪU THiẾT KẾ SHOWROOM VẬT LIỆU XÂY DỰNG ...
-
Kinh Nghiệm Kinh Doanh Vật Liệu Xây Dựng Tôi Rút Ra Sau Thất Bại - Sapo
-
7 Kinh Nghiệm Kinh Doanh Vật Liệu Xây Dựng Cần Biết để Thành Công
-
Kinh Nghiệm Kinh Doanh Vật Liệu Xây Dựng Cho Người Mới Bắt đầu
-
Vật Liệu Xây Dựng ý Tưởng Về Kinh Doanh Vật Liệu Xây Dựng Hiện Nay
-
Mở Cửa Hàng Kinh Doanh Vật Liệu Xây Dựng Cần Chuẩn Bị Những Gì?
-
Vật Liệu Xây Dựng Sắt Thép Trong Công Trường Bức ảnh Sẵn Có - IStock
-
Kinh Nghiệm Kinh Doanh Vật Liệu Xây Dựng
-
Doanh Nghiệp Vật Liệu Xây Dựng Loay Hoay “thoát Hiểm" Mùa Dịch
-
Kinh Doanh Vật Liệu Xây Dựng Cần Yếu Tố Gì?