Kính Hiển Vi Quang Học Là Gì? Cấu Tạo Của Kính Hiển Vi Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Xem nhanh
- Cấu tạo của kính hiển vi quang học
- Nguyên lý hoạt động của kính hiển vi
- Gợi ý 5 mẫu kính hiển vi quang học bán chạy hiện nay
Kính hiển vi cùng các thiết bị quan sát ra đời hỗ trợ người dùng đắc lực trong việc làm rõ hình ảnh mẫu để chủ động hơn trong công việc của mình. Vậy cấu tạo các bộ phận của chiếc kính này như thế nào?
Cấu tạo của kính hiển vi quang học
Kính hiển vi quang học cấu tạo gồm 4 bộ phận chính: Hệ thống giá đỡ, hệ thống phóng đại, hệ thống chiếu sáng, hệ thống điều chỉnh. Cùng tìm hiểu chi tiết các bộ phận của kính để nắm được cấu tạo giúp cho việc sử dụng thiết bị này được tốt nhất.
Hệ thống giá đỡ
Hệ thống giá đỡ của kính hiển vi giúp người sử dụng có thể chủ động thao tác, làm việc dễ dàng. Hệ thống này gồm: Bệ, thân, mâm gắn vật kính, bàn để tiêu bản (bàn sa trượt, bàn đỡ mẫu), kẹp tiêu bản.
- Bệ đỡ: được thiết kế để đỡ hệ thống làm việc của thiết bị. Bộ phận này được thiết kế giúp người sử dụng khi thao tác có thể quan sát các vật mẫu mà không cần phải điều chỉnh nhiều lần. Bên cạnh đó, cố định thiết bị này một cách chắc chắn, không bị xê dịch.
- Thân kính: được cấu tạo dạng cong đối với dòng kính hiển vi sinh học, dạng thẳng đứng đối với kính soi nổi. Tùy theo dòng sản phẩm mà thân kính được thiết kế khác nhau, tuy nhiên, bộ phận này được thiết kế cố định và giúp kính chắc chắn hơn trong quá trình sử dụng.
- Bàn tiêu bản: là vị trí đặt vật mẫu. Vị trí này cố định giúp quá trình thực hiện theo dõi hình ảnh vật mẫu trở nên dễ dàng. Ở kính hiển vi soi nổi, bàn đặt mẫu vật là cố định, khi quan sát, người dùng điều chỉnh bộ phận phóng đại đến gần mẫu vật, khác với kính sinh học, người dùng điều chỉnh đưa bàn đặt mẫu vật lại gần thị kính để quan sát.
- Kẹp tiêu bản: giúp kẹp giữ vật mẫu hỗ trợ trong việc thao tác chủ động nhất.
Hệ thống phóng đại
Hệ thống phóng đại là một trong các bộ phận có vai trò quan trọng, bao gồm thị kính và vật kính. Khi quan sát, người sử dụng có thể chủ động điều chỉnh phù hợp để có thể thấy vật mẫu rõ ràng nhất.
- Thị kính: gồm có 2 loại ống đôi và ống đơn (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, dùng để tạo ra ảnh thật của vật cần quan sát).
- Vật kính: vị trí quay về phía có mẫu vật, có 3 độ phóng đại chính của vật kính: x10, x40, x100. (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn để quan sát ảnh thật).
Xem thêm: Cách điều chỉnh thị kính trên kính hiển vi
Hệ thống chiếu sáng
Hệ thống chiếu sáng bao gồm: Nguồn sáng, màn chắn, tụ quang. Hệ thống này bổ trợ cho việc quan sát mẫu vật được dễ dàng, khi quan sát người dùng có thể nhìn thất vật mẫu được rõ nhất.
Nguồn sáng sử dụng là gương hoặc đèn:
- Gương được trang bị ở một số kính hiển vi sinh học dành cho sinh viên. Gương phản chiếu ánh sáng hỗ trợ quá trình quan sát vật mẫu. Tuy nhiên, việc sử dụng gương mang lại nguồn ánh sáng tương đối yếu.
- Đèn Led hoặc Halogen bổ sung trực tiếp, chủ động giúp cho việc theo dõi vật mẫu được rõ ràng.
Màn chắn được đặt vào trong tụ quang kính hiển vi, dùng để điều chỉnh lượng ánh sáng. Bộ phận này dùng để tập trung những tia ánh sáng và hướng luồng ánh sáng vào tiêu bản cần quan sát. Vị trí của tụ quang nằm ở giữa gương và bàn để tiêu bản. Di chuyển lên xuống để điều chỉnh độ chiếu sáng.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn sử dụng kính hiển vi cho người mới bắt đầu
Hệ thống điều chỉnh
Hệ thống điều chỉnh được cấu tạo bởi các núm điều chỉnh linh hoạt phục vụ quá trình quan sát, làm việc với kính được diễn ra thuận tiện. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm kính hiển vi cầm tay, các núm vi chỉnh được tối giản thay vào đó là các tính năng tự động của kính giúp cho việc quan sát được tiến hành dễ dàng.
- Núm chỉnh tinh gồm ốc vi cấp, núm chỉnh thô gồm ốc vĩ cấp. Núm chỉnh được cấu tạo giúp người sử dụng chủ động điều chỉnh khi quan sát.
- Núm điều chỉnh tụ quang lên xuống và núm điều chỉnh độ tập trung ánh sáng phục vụ kính làm việc được tốt nhất.
- Núm điều chỉnh màn chắn sáng cho phép tăng hoặc giảm độ sáng trong khi tiến hành thao tác.
- Núm di chuyển bàn sa trượt (trước, sau, trái, phải) hỗ trợ quan sát dễ dàng, chủ động nhất.
Trên đây là cấu tạo chung nhất về tất cả các dòng kính hiển vi trên thị trường. Hiện nay thiết bị được ưa chuộng nhất có lẽ là kính hiển vi 1 mắt, còn gọi là kính hiển vi đơn - thiết kế đơn giản với một ống kính duy nhất để tạo ra hình ảnh phóng đại của mẫu. Nếu bạn chỉ có những nhu cầu cơ bản, có lẽ dòng kính này sẽ phù hợp hơn cả về cả cấu tạo, chức năng lẫn giá thành. Các sản phẩm nổi bật nhất trên thị trường hiện nay là: Kính hiển vi sinh học 1 mắt XSP-116ML, kính hiển vi sinh học 1 mắt Optika B-65, kính hiển vi sinh học một mắt XSP-104,...
Cấu tạo của kính hiển vi 1 mắt bao gồm các thành phần chính sau:
- Thân kính: Là phần cơ bản của kính hiển vi, bao gồm một ống dài và mỏng có thể điều chỉnh được chiều dài. Thân kính thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có độ bền cao.
- Hệ thống ống kính: Gồm một ống kính đơn để tập trung ánh sáng và tạo ra hình ảnh phóng đại của mẫu. Thường có độ phóng đại tối đa từ 40-100 lần.
- Ngàm mẫu: Là nơi đặt mẫu để quan sát. Ngàm mẫu thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa và được thiết kế để giữ mẫu ổn định trong suốt quá trình quan sát.
- Nút điều chỉnh: Là phần có thể điều chỉnh được trên thân kính để tăng giảm độ phóng đại và lấy nét hình ảnh.
- Nguồn sáng: Để quan sát mẫu, cần có nguồn sáng để chiếu sáng lên mẫu và tạo ra hình ảnh phóng đại. Nguồn sáng thường được đặt phía dưới ngàm mẫu và có thể điều chỉnh độ sáng.
- Tròng lồng ngắm: Là một tròng kính có đường kính nhỏ được đặt ở đầu thân kính để tập trung ánh sáng và tạo ra hình ảnh phóng đại. Tròng lồng ngắm giúp người sử dụng có thể nhìn vào thân kính một cách dễ dàng và thoải mái.
Nguyên lý hoạt động của kính hiển vi
Kính hiển vi quang học là một thiết bị quan trọng trong khoa học và y học, được sử dụng để quan sát các cấu trúc và tế bào nhỏ với độ phóng đại cao. Nguyên lý hoạt động của kính hiển vi quang học dựa trên sự tập trung ánh sáng để tạo ra hình ảnh phóng đại của mẫu.
Thiết bị này có hai ống kính chính: ống kính vật thể và ống kính hiển vi. Ánh sáng từ nguồn sáng được tập trung vào mẫu bằng ống kính vật thể và được phản chiếu hoặc phân tán bởi mẫu. Sự phản xạ hoặc phân tán của ánh sáng này được thu thập và tập trung lại vào ống kính hiển vi để tạo thành hình ảnh phóng đại của mẫu. Ánh sáng sẽ đi qua một lăng kính thấu kính (hay thấu kính khúc xạ) để tập trung và đi qua mẫu. Sau đó, ánh sáng sẽ đi qua ống kính vật thể và tiếp tục đi qua hệ thống ống kính hiển vi. Tại đây, hình ảnh phóng đại của mẫu được tạo thành trên một tấm phim hay một máy ảnh kỹ thuật số. Độ phóng đại của kính được xác định bởi tỉ lệ giữa kích thước ảnh của mẫu và kích thước thực tế của mẫu. Ánh sáng đi qua mẫu sẽ bị giảm độ sáng, vì vậy thường cần có một nguồn sáng cung cấp ánh sáng đủ mạnh để quan sát.
Gợi ý 5 mẫu kính hiển vi quang học bán chạy hiện nay
Kính hiển vi sinh học 2 mắt SME-F6D
Giá bán:5.200.000 đ (giá thực tế có thể biến động theo thời gian)
SME-F6D có thiết kế và các tính năng đa dạng, giúp cải thiện khả năng quan sát, linh hoạt trong việc điều chỉnh và tối ưu hóa ánh sáng, cùng với độ chính xác cao trong việc điều chỉnh tiêu cự. Thiết bị có khả năng điều chỉnh thô và tinh đồng trục, giúp đạt được độ tương phản và độ rõ tối ưu. Giá trị thang đo 0,002mm cùng với khoảng điều tiêu 30mm cho phép điều chỉnh chính xác và linh hoạt.
Kính hiển vi sinh học 2 mắt SME-F6D
Thông số kỹ thuật
Đầu kính | Loại 2 mắt nghiêng 30°, điều chỉnh khoảng cách liên đồng tử trong khoảng 55-75mm Thị kính WF10X/18mm Vật kính: 4x, 10x, 40x, 100x (nhúng dầu) |
Bàn sa trượt | Gồm 2 lớp Kích thước: 110mm*126mm Phạm vị dịch chuyển: 70mm*30mm |
Bộ tụ sáng | N.A.1.25 Abbe với màng chán sáng và bộ lọc |
Điểu chỉnh tiêu cự | điều chỉnh thô và chỉnh tinh đồng trục, giá trị thang đo: 0,002mm. Khoảng điều tiêu: 30mm |
Chiếu sáng | LED 1W, AC220V/110V |
Kính hiển vi sinh học 1 mắt XSP-116ML
Giá bán:2.300.000 đ (giá thực tế có thể biến động theo thời gian)
XSP-116ML có thiết kế linh hoạt, khả năng phóng đại đa dạng, hệ thống chiếu sáng hiệu quả và khả năng điều chỉnh tiêu cự, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quan sát và nghiên cứu mẫu trong lĩnh vực sinh học và khoa học.
Kính hiển vi sinh học 1 mắt XSP-116ML
Thông số kỹ thuật
Đầu kính | Loại một mắt Nghiêng 45°, quay 360° Vật kính: WF10X/18 Thị kính: 4X, 10X, 40X, 100X |
Bàn sa trượt | 2 lớp, bộ tụ sáng: N.A.1.25 với màng chán sáng và bộ lọc |
Điều chỉnh tiêu cự | điều chỉnh thô và chỉnh tinh đồng trục |
Chiếu sáng | 3 đèn LED 1300MA |
Kính hiển vi soi nổi Optika SZX-B
Giá bán: liên hệ
Optika SZX-B có khả năng quan sát chất lượng cao với độ trong và tương phản tốt. Chế độ quan sát trường sáng của kính cho phép quan sát các mẫu trong điều kiện ánh sáng tự nhiên, phù hợp cho nhiều ứng dụng khác nhau. Thiết bị có độ phóng đại tiêu chuẩn từ 6.7 đến 45x, cung cấp khả năng điều chỉnh độ phóng đại linh hoạt tùy theo nhu cầu quan sát.
Kính hiển vi soi nổi Optika SZX-B
Thông số kỹ thuật
Chế độ quan sát | Trường sáng |
Loại | 2 đường truyền quang |
Độ nghiêng của ống quan sát | 45° |
Quay 360° | Có |
Khoảng cách liên đồng tử | 51 - 75mm |
Vít cố định cho thị kính | Có |
Đường kính trong cho vòng đỡ đầu kính | 76mm |
Đường kính trong ống lắp thị kính | 30mm |
Thị trường | 22mm |
Độ phóng đại | 10x |
Độ tụ cao (phù hợp cho cả người đeo kính) | Có |
Cố cao su bảo vệ mắt | Có |
Khả năng bù diop | Có |
Hệ thống quang học | Greenough |
Cơ cấu phóng đại (Zoom) | Parfocal achromatic |
Khoảng cách làm việc | 100mm |
Độ phóng đại tiêu chuẩn | 6.7 - 45x |
Tỷ lệ độ phóng đại (Zoom) | 6.72 |
Kẹp mẫu vật | Có |
Chiều cao tổng cộng | 275mm |
Kích thước | 25mm x 210mm x 270mm |
Kính hiển vi kỹ thuật số UM012B
Giá bán:1.350.000 đ (giá thực tế có thể biến động theo thời gian)
UM012B cho phép người dùng quan sát và ghi lại hình ảnh với độ phân giải cao từ cảm biến hình ảnh 2 Mega Pixels. Thiết bị có 8 đèn LED có thể điều chỉnh độ sáng thông qua vòng tròn điều khiển, giúp tối ưu hóa ánh sáng cho quan sát.
Kính hiển vi kỹ thuật số UM012B
Thông số kỹ thuật
Cảm biến hình ảnh | 2 Mega Pixels |
Phạm vi lấy nét | Lấy nét thủ công từ 0mm đến 150mm |
Tốc độ khung hình | Tối đa 30 khung hình trên 1 giây dưới Độ sáng 600 Lus |
Tỷ lệ phóng đại | 10x đến 200x |
Nguồn sáng | 8 LED (có thể điều chỉnh bằng vòng tròn điều khiển) |
Độ phân giải chụp ảnh tĩnh | 1920x1080, 1280x720, 640x480 |
Độ phân giải quay video | 1920x1080, 1280x720, 640x480 |
Định dạng video | AVI |
Định dạng ảnh | JPEG hoặc BMP |
Giao diện PC | USB2.0 |
Nguồn điện | 5V DC từ cổng USB |
Hệ điều hành | Windows 7/8/10, Mac OS 10.12 trở lên |
Ngôn ngữ trên màn hình | tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Hàn, tiếng Pháp, tiếng Nga |
Phần mềm gói | MicroCapture Plus với chức năng đo và hiệu chuẩn cho Win/Mac |
Nhiệt độ làm việc | -20â „ƒ ~ + 60â„ ƒ |
Kích thước | 110mm (L) x 33mm (R) |
Kính hiển vi kỹ thuật số UM058
Giá bán:3.750.000 đ (giá thực tế có thể biến động theo thời gian)
UM058 sở hữu tỷ lệ phóng đại từ 10x đến 300x, với khả năng mở rộng lên đến 1200x bằng kỹ thuật số, cho phép người dùng quan sát chi tiết tốt ở nhiều mức phóng đại khác nhau. Máy sử dụng màn hình LCD IPS rộng 5 inch chất lượng cao cho hình ảnh sắc nét và màu sắc chân thực, giúp quan sát mẫu một cách dễ dàng và thuận tiện.
Kính hiển vi kỹ thuật số UM058
Thông số kỹ thuật
Tỷ lệ phóng đại | 10x đến 300x, lên đến 1200x bằng kỹ thuật số |
Màn hình LCD | IPS 5 inch, 960x540 |
Độ phân giải ảnh | 12M / 10M / 8M / 5M / 3M / 2M |
Độ phân giải video | 1080p / 720p |
Phạm vi lấy nét | Lấy nét thủ công từ 5mm đến 70mm |
Bộ phân cực | Bộ phân cực có thể chuyển đổi |
Lưu trữ | Bằng thẻ Micro-SD (không bao gồm) |
Đầu ra màn hình ngoài | Bằng HDMI hoặc TV |
Cung cấp năng lượng bởi | Pin sạc tích hợp & Bộ chuyển đổi nguồn điện |
Nguồn sáng | Đèn LED có thể điều chỉnh độ sáng |
Ngôn ngữ trên màn hình | tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Trung, v.v. |
Gói phần mềm | PortableCapture Plus dành cho Windows & Mac |
Kích thước sản phẩm | 165 (L) x158 (W) x267 (H) mm |
Trọng lượng | 660g |
Tóm lại, kính hiển vi quang học hoạt động dựa trên việc tập trung ánh sáng để tạo ra hình ảnh phóng đại của mẫu. Nó sử dụng các ống kính để tập trung ánh sáng và tạo hình ảnh phóng đại của mẫu, và được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng khoa học và y học.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị phân phối dòng kính hiển vi, để lựa chọn được sản phẩm có chất lượng tốt, bạn cần tìm hiểu về sản phẩm và địa chỉ bán hàng uy tín, chất lượng. Bạn có thể tham khảo mua thiết bị này tại maydochuyendung.com - trang bán hàng trực tuyến của công ty THB Việt Nam.
Chúng tôi là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm kính hiển vi quang học. Với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chúng tôi xin cam kết mang đến cho quý khách hàng sản phẩm chất lượng, giá thành cạnh tranh nhất. Đặc biệt, với một chế độ bảo hành chính hãng giúp quý khách yên tâm hơn trong quá trình sử dụng.
Nếu bạn còn băn khoăn, thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE: HN: 0904810817 - HCM: 0979244335 để được hỗ trợ tốt nhất.
Từ khóa » Cấu Tạo Của Kính Lúp Và Kính Hiển Vi Quang Học
-
Bài 5. Kính Lúp, Kính Hiển Vi Và Cách Sử Dụng - Hoc24
-
Sinh Học 6 Bài 5: Kính Lúp, Kính Hiển Vi Và Cách Sử Dụng - HOC247
-
Lý Thuyết Về Mắt, Kính Lúp, Kính Hiển Vi Và Kính Thiên Văn đầy đủ Nhất
-
Lý Thuyết Kính Lúp, Kính Hiển Vi Và Cách Sử Dụng | SGK Sinh Lớp 6
-
Chuyên đề Kính Lúp, Kính Hiển Vi, Kính Thiên Văn, Vật Lí Lớp 11
-
Cấu Tạo Và Cách Sử Dụng Kính Hiển Vi Quang Học
-
Kính Lúp Và Kính Hiển Vi | KHTN6 - YouTube
-
Chương VII: Kính Hiển Vi Quang Học, Cấu Tạo, Nguyên Tắc Hoạt động
-
Cấu Tạo Và Cách Sử Dụng Kính Hiển Vi Quang Học - Tín Đức
-
SGK Sinh Học 6 - Bài 5: Kính Lúp, Kính Hiển Vi Và Cách Sử Dụng
-
Kính Hiển Vi Quang Học – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cấu Tạo Kính Hiển Vi
-
Giải Bài Tập Sinh Học 6 - Bài 5: Kính Lúp, Kính Hiển Vi Và Cách Sử Dụng