Kính Hiển Vi Và Các đặc điểm Về Cấu Tạo Mà Bạn Không Nên Bỏ Qua
Có thể bạn quan tâm
Danh mục [Ẩn][Hiện]
- Kính hiển vi là gì?
- Cấu tạo chung của kính hiển vi
- Cấu tạo cụ thể của từng loại kính hiển vi:
- Kính hiển vi soi nổi:
- Kính hiển vi phân cực:
- Kính hiển vi huỳnh quang:
- Nơi mua kính hiển vi uy tín
- Giá đỡ:
- Hệ thống phóng đại:
- Hệ thống chiếu sáng:
- Hệ thống điều chỉnh:
- Kính hiển vi ánh sáng truyền qua:
Kính hiển vi là gì? Chúng có cấu tạo như thế nào? Nên mua kính hiển vi ở đâu để đảm bảo uy tín?
Kính hiển vi chắc hẳn là một thiết bị rất quen thuộc và thường được bắt gặp rất nhiều trong đời sống hiện nay, nhất là trong các phòng nghiên cứu thí nghiệm. Với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật, kính hiển vi ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong nhiều ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên làm thế nào để phân biệt các loại kính hiển vi cũng như hiểu hơn về cấu tạo của nó, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho mình.
Kính hiển vi là gì?
Kính hiển vi là gì?
Kính hiển vi là một thiết bị quang học hỗ trợ cho mắt gồm có nhiều lăng kính với các độ phóng đại khác nhau, dùng để quan sát các vật thể có kích thước rất nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được.
Khả năng quan sát của kính hiển vi được quyết định bởi độ phân giải.
Cấu tạo chung của kính hiển vi
Một kính hiển vi quang học gồm có nhiều bộ phận khác nhau, tùy thuộc vào mẫu mã và chức năng của nó. Tuy nhiên về cơ bản, một kính hiển vi thường có các bộ phận sau đây:
Giá đỡ:
– Bệ, thân, mâm gắn vật kính
– Bàn để tiêu bản (bàn sa trượt, bàn đỡ mẫu)
– Kẹp tiêu bản.
Hệ thống phóng đại:
– Thị kính: Gồm 2 loại ống đôi và ống đơn
– Vật kính: Có 3 độ phóng đại chính của vật kính: x10, x40, x100
Hệ thống chiếu sáng:
– Nguồn sáng: gương hoặc đèn
– Tụ quang, dùng để tập trung những tia ánh sáng và hướng luồng ánh sáng vào tiêu bản cần quan sát
– Màn chắn, được đặt vào trong tụ quang dùng để điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua tụ quang
Hệ thống điều chỉnh:
– Núm chỉnh tinh (ốc vi cấp).
– Núm chỉnh thô (ốc vĩ cấp).
– Núm điều chỉnh tụ quang lên xuống.
– Núm điều chỉnh độ tập trung ánh sáng của tụ quang.
– Núm điều chỉnh màn chắn sáng (độ sáng).
– Núm di chuyển bàn sa trượt (trước, sau, trái, phải).
Cấu tạo cụ thể của từng loại kính hiển vi:
Kính hiển vi ánh sáng truyền qua:
Kính hiển vi ánh sáng truyền qua là loại kính hiển quang học được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong các phòng thí nghiệm và nghiên cứu. Loại kính này thường sử dụng một nguồn ánh sáng trắng rọi qua mẫu đặt trên một lam kính để quan sát hình dạng và vi cấu trúc của mẫu. Ảnh của mẫu là hình ảnh hai chiều.
Kính hiển vi ánh sáng truyền qua có cấu tạo cụ thể như sau:
Cấu tạo của kính hiển vi ánh sáng truyền qua:
– Nguồn sáng truyền qua (bóng đèn sợi đốt hoặc halogen).
– Màn chắn sáng, khẩu độ chắn sáng (nếu có)
– Giá đỡ mẫu (có bộ phận giữ mẫu)
– Bộ phận điều khiển giá đỡ mẫu (lên, xuống, sang phải, sang trái)
– Mâm vật kính có khả năng xoay vòng để lựa chọn vật kính có độ phóng đại thích hợp khi quan sát
– Vật kính: là một ống hình trụ có một hay nhiều thấu kính, để thu ánh sáng đi xuyên qua mẫu. Vật kính có các độ phóng đại điển hình như 4x, 5x, 10x, 20x, 40x, 50x, 60x và 100x có thể được lắp đặt trên cùng một mâm vật kính.
– Thị kính: là một ống hình trụ có hai hay nhiều thấu kính, giúp hội tụ hình ảnh của mẫu vật lên võng mạc của mắt. Độ phóng đại điển hình của thị kính là 2x, 5x, 10x.
– Núm chỉnh độ hội tụ (chỉnh thô và chỉnh tinh)
– Ống nối với camera (nếu có).
Kính hiển vi soi nổi:
Kính hiển vi soi nổi là loại kính hiển vi quang học được thiết kế để quan sát hình ảnh bề mặt của mẫu vật thể có độ phóng đại thấp, thường sử dụng chùm ánh sáng trắng chiếu tới bề mặt của vật thể. Ảnh của mẫu vật thường là hình ảnh 3 chiều.
Kính hiển vi soi nổi bao gồm các bộ phận chủ yếu sau :
Kính hiển vi soi nổi
– Nguồn sáng phản xạ và truyền qua
– Bệ kính giữ thăng bằng có giá dùng để đặt mẫu
– Lăng kính
– Ống quan sát
– Vật kính : có độ phóng đại điển hình là: 1x ; 1,5x ; 2x
– Núm chỉnh độ phóng đại
– Núm chỉnh độ hội tụ
– Thị kính : có độ phóng đại điển hình là: 10x, 15x, 20x và 30x
– Ống nối camera (nếu có)
Kính hiển vi phân cực:
Kính hiển vi phân cực là loại kính hiển vi sử dụng ánh sáng phân cực để quan sát, nghiên cứu định tính và định lượng những mẫu có đặc tính lưỡng chiết. Kính hiển vi phân cực có khả năng cung cấp những thông tin về màu hấp thụ và đường biên quang học giữa các chất liệu khác nhau trong cùng một mẫu. Hình ảnh hiển thị có độ tương phản cao.
Kính hiển vi phân cực gồm có các bộ phận sau:
Kính hiển vi phân cực
– Nguồn sáng
– Tụ quang
– Bộ phân cực ánh sáng thường được lắp cố định phía dưới tụ quang
– Giá đỡ mẫu có khả năng xoay vòng
– Mâm vật kính
– Bộ phân tích
– Vật kính: là một ống hình trụ có một hay nhiều thấu kính, để thu ánh sáng đi xuyên qua mẫu. Vật kính có các độ phóng đại điển hình khác nhau như 4x, 5x, 10x, 20x, 40x, 50x, 60x và 100x có thể được lắp đặt trên cùng một mâm vật kính.
– Thị kính: là một ống hình trụ có hai hay nhiều thấu kính, giúp hội tụ hình ảnh của mẫu vật lên võng mạc của mắt. Độ phóng đại điển hình của thị kính là 2x, 5x, 10x.
– Núm chỉnh độ hội tụ: chỉnh thô, chỉnh tinh
– Bệ đỡ kính
– Ống nối với camera (nếu có)
Kính hiển vi huỳnh quang:
Kính hiển vi huỳnh quang là loại kính hiển vi quang học sử dụng một nguồn ánh sáng kích thích để nghiên cứu, quan sát các thuộc tính của mẫu sinh học sau khi mẫu này nhuộm với chất phát huỳnh quang (hoặc mẫu tự phát huỳnh quang). Kỹ thuật hiển vi huỳnh quang cũng cho phép quan sát những thuộc tính sinh hóa và sinh lý học của các tế bào sống.
Kính hiển vi huỳnh quang có cấu tạo gồm các bộ phận sau đây:
Kính hiển vi huỳnh quang
– Nguồn sáng truyền qua bóng đèn sợi đốt hoặc halogen
– Nguồn sáng kích thích huỳnh quang
– Tụ quang để hội tụ chùm sáng
– Màn chắn sáng, khẩu độ chắn sáng
– Gương lưỡng hướng sắc hoặc bộ phân chia chùm tia lưỡng sắc
– Giá đỡ mẫu vật
– Bộ phận điều khiển giá đỡ mẫu có thể di chuyển
– Mâm vật kính có khả năng xoay vòng để lựa chọn vật kính có độ phóng đại thích hợp khi quan sát.
– Vật kính: Có các độ phóng đại điển hình như 4x, 5x, 10x, 20x, 40x, 50x, 60x và 100x có thể được lắp đặt trên cùng một mâm vật kính.
– Thị kính: Có độ phóng đại điển hình của thị kính là 2x, 5x, 10x
– Núm chỉnh độ hội tụ (chỉnh thô và chỉnh tinh)
– Ống nối với camera
Nơi mua kính hiển vi uy tín
Chúng tôi hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ mang lại cho người đọc những thông tin bổ ích về kính hiển vi và cấu tạo của nó. Kính hiển vi ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống hiện nay. Song song với nhu cầu sử dụng cao của người dùng thì thị trường cung cấp các sản phẩm kính hiển vi ngày càng tăng cao. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng của kính hiển vi, người sử dụng nên lựa chọn những nhà cung cấp có uy tín trên thị trường.
CHOLAB là nơi chuyên cung cấp Kính hiển vi uy tín. Những sản phẩm chúng tôi đem đến luôn đảm bảo chất lượng hàng đầu và giá cả vô cùng hợp lý. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua các sản phẩm hóa chất, thiết bị thí nghiệm, hãy tìm đến với chúng tôi bằng cách liên hệ trực tiếp tại Website này hoặc theo thông tin được cung cấp dưới đây:
- Tư vấn bán hàng: 0888203779
- Hỗ trợ kỹ thuật: 0857389779
- Email: info@cholab.vn
- Địa chỉ: Lầu 4, 403 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Quận Tân Bình.
Bài viết liên quan
Độ cứng là gì? Tìm hiểu về độ cứng HRC và những điều thú vị xung quanh nó - Chợ Lab
Thuốc thử là gì? Tìm hiểu một số loại thuốc thử hoá học thông dụng
Áp suất thẩm thấu và những vấn đề cơ bản liên quan
Từ khóa » Hệ Thống Phóng đại Của Kính Hiển Vi Gồm Những Gì
-
Kính Hiển Vi Quang Học Là Gì? Cấu Tạo Của Kính Hiển Vi Như Thế Nào?
-
Hệ Thống Phóng đại Của Kính Hiển Vi Bao Gồm - Top Lời Giải
-
Hệ Thống Phóng đại Của Kính Hiển Vi Bao Gồm? - Luật Hoàng Phi
-
Hệ Thống Phóng đại Của Kính Hiển Vi Bao Gồm A. ốc To (núm Chỉnh ...
-
Hệ Thống Phóng đại Của Kính Hiển Vi Bao Gồm - Haylamdo
-
Hệ Thống Phóng đại Của Kính Hiển Vi Bao Gồm: - HOC247
-
Hệ Thống Phóng đại Của Kính Hiển Vi Bao Gồm - Khoa Học Lớp 6 - Lazi
-
Tìm Hiểu Về Cấu Tạo Của Kính Hiển Vi Quang Học | Tin Tức
-
Hệ Thống Phóng đại Của Kính Hiển Vi Bao Gồm
-
Hệ Thống Phóng đại Của Kính Hiển Vi Bao Gồm Những Gì - Hoc24
-
Hệ Thống Phóng đại Của Kính Hiển Vi Bao Gồm? - Ghế Văn Phòng
-
Các Bộ Phận Của Kính Hiển Vi
-
Kính Hiển Vi Quang Học – Wikipedia Tiếng Việt