Kinh Lạc Là Gì? Cấu Tạo Chính Và Tác Dụng Đối Với Cơ Thể
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Kinh lạc là gì? Cấu tạo chính và tác dụng đối với cơ thể
Kinh lạc là gì? Cấu tạo chính và tác dụng đối với cơ thể
Đặt lịch
Kinh lạc là một cụm từ khá quen thuộc trong Y học cổ truyền ở Việt Nam và các nước phương Đông. Rất nhiều chuyên gia đã nghiên cứu và chứng minh rằng cơ thể để hoạt động tốt, vận hành được là nhờ khí huyết lưu thông, bao quanh lục phủ ngũ tạng đến các chi và đầu. Có thật sự như thế hay không, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Kinh lạc là gì? Tại sao phải thông kinh lạc
Kinh lạc là đường khí huyết vận hành bên trong cơ thể mỗi người. Hay nói cách khác là con đường truyền dẫn dinh dưỡng đi đến các cơ quan nội tại khác, kết nối trong ngoài, trên dưới thành một hệ thống hoàn chỉnh nhất.
Kinh lạc bao gồm những con đường chính gọi là kinh và những con đường phụ hay nhánh gọi là lạc. Kinh và lạc đan xen, nối với nhau là hệ thống phòng ngừa bệnh tật, giữ cơ thể luôn khỏe mạnh nhất.
Thế nên trong y học cổ truyền mới có câu nói “Kinh lạc ứ tắc – Khí huyết không thông” là dấu hiệu của việc cơ thể đang mắc bệnh nặng, cần được điều trị.
Vậy thông kinh hoạt lạc là gì? Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng: Kinh lạc thông suốt, vận khí lưu thông thì bệnh không phát sinh còn kinh lạc mà không thông thì mọi loại bệnh trên đời đều tìm đến.
Chính vì thế mà thông kinh hoạt lạc là một phương pháp để chữa bệnh hay làm đẹp ở trong Đông y được áp dụng rất nhiều. Những tác động vào cơ thể, bấm huyệt, xoa bóp, chải dưỡng sinh sẽ giúp khí huyết ở 365 đường kinh lạc lưu thông, quan trọng nhất chính là các đường kinh mạch chính.
Cùng với đó chính là bát mạch kỳ kinh gồm nhâm mạch, đốc mạch là hai mạch chính giúp cơ thể khỏe mạnh, hoạt động tốt.
Kinh an lạc đặc biệt quan trọng đối với cơ thể mỗi người giúp nuôi dưỡng cơ thể và phòng tránh bệnh tật một cách hiệu quả hơn. Nhiều chuyên gia nghiên cứu cho biết, cuộc sống hiện nay, môi trường, khí hậu ô nhiễm, công việc và nhiều áp lực khác khiến xuất hiện ngày càng nhiều bệnh vặt. Điển hình như đau đầu, chóng mặt, béo phì táo bón, dạ dày,…
Vì thế chúng ta cần phải đả thông kinh mạch, chất dinh dưỡng phải đi toàn bộ cơ thể và nuôi dưỡng từng tế bào cho cơ thể. Đây là việc làm thiết yếu, không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn là cách để kéo dài tuổi thọ.
Cấu tạo, đường đi của kinh lạc trong cơ thể
Học thuyết kinh lạc có cấu tạo vô cùng đầy đủ là cơ sở lý luận cấu tạo nên hệ thống y học cổ truyền ở phương Đông. Đây là căn cứ chứng minh cho rất nhiều phương pháp điều trị, chẩn đoán và phòng ngừa bệnh tật. Học thuyết cũng được ứng dụng rất nhiều vào trong cuộc sống.
Cấu tạo của kinh lạc
Hệ kinh lạc bao gồm rất nhiều phần khác nhau trong cơ thể, trong đó quan trọng nhất là 12 kinh mạch chính và 8 kinh mạch phụ. Cụ thể như sau:
12 kinh mạch chính có ở tay và chân
Các kinh ở tay có 6 đường kinh bao gồm 3 kinh âm và 3 kinh dương. Đường tuần hoàn và biểu hiện bệnh lý:
- Thủ thái âm phế: Nằm ở mặt trong và phía bờ trước của cánh tay, từ hố nách của ngực chạy thẳng ra các ngón tay. Chẩn đoán cho các bệnh lý như tức ngực, ho, khó thở nước tiểu vàng, khí huyết ngưng trệ,….
- Thủ quyết âm tâm bào lạc: Mặt trong ở giữa tay, chạy từ nách đến các ngón tay. Đây là đại diện cho bệnh lý tim, ngực, sườn, sốt, bệnh tâm thần
- Thủ thiếu âm tâm: Từ hố nách chạy ra các ngón tay. Biểu hiện của các bệnh bệnh tim, đau tức sườn, bệnh ở hệ thần kinh,…
- Thủ thái dương tiểu trường: Bờ sau của tay từ các ngón lên trên theo chiều tâm hướng. Là đại diện cho bệnh lý bụng dưới đau trướng, đau thắt lưng, tiêu chảy, táo bón,….
- Thủ thiếu dương tam tiêu: Mặt ngoài, từ giữa tay lên mặt. Là đại diện cho bệnh lý đầy bụng, trướng bụng, tiểu không thông, tiểu són, tiểu rắt bệnh về đường tiết niệu,…
- Thủ dương minh đại trường: Nằm ở mặt trong và phía bờ trước của cánh tay, từ các ngón tay chạy lên trên mặt. Chẩn đoán cho các bệnh lý như mắt vàng, miệng khô, chảy máu cam, tiêu chảy, sốt,….
Chân cũng có 3 kinh âm và 3 kinh dương lần lượt là:
- Túc thái âm tỳ: Mặt phía trong ở bờ trước của chân, từ các ngón chân lên đến ngực. Biểu hiện của bệnh bụng đầy, khó tiêu, tiêu chảy, bao tử, bệnh về đường tiết niệu
- Túc quyết âm can: Bờ bên trong của cẳng chân. Hỗ trợ chẩn đoán bệnh về mắt, ngực, bụng, dạ dày,….
- Túc thiếu âm thận: Từ chân lên đến ngực, bờ bên trong. Dựa vào đường kinh này để chẩn bệnh đái tháo đường, bệnh về thận, tiết niệu, tiểu tiện,…
- Túc thái dương bàng quan: Bờ phía sau của chân, từ các ngón chân lên mặt hướng vào tâm. Biểu hiện bệnh lý là đau bụng dưới, tiểu tiện không thông, sốt, tạng phụ, tâm thần,…
- Túc dương minh vị: Nằm ở phía ngoài và giữa chân, dưới mắt xuống chân. Biểu hiện bệnh lý vị nhiệt, nước tiểu vàng, đầy bụng, khó tiêu, sốt cao, đau bao tử, ruột thừa,….
- Túc thiếu dương đởm: Bờ trước của chân, từ đầu xuống đến chân. Là đại diện cho bệnh lý về ngực, sườn, miệng đắng, sốt, cảm mạo,…
8 kinh mạch phụ trong hệ thống kinh lạc
- Nhâm mạch
- Âm duy mạch
- Đốc mạch
- Dương duy mạch
- Xung mạch
- Âm kiểu mạch
- Đới mạch
- Dương kiểu mạch
12 kinh biệt lập nối ra từ kinh chính
12 kinh cân không nối cùng lục phủ ngũ tạng mà nối liều đầu xương ở các chi trên cơ thể.
15 biệt lạc kể cả biệt lạc ở phân nhánh nhỏ nhất.
Phù lạc nổi ở ngoài da.
319 huyệt đạo ở kinh mạch chính, 52 huyệt ở kinh phu.
Ngoài ra còn có thêm khoảng gần 200 huyệt nằm bên ngoài đường kinh nhưng vẫn nằm trong hệ thống kinh lạc.
Đường đi của kinh lạc
Đường đi của kinh lạc tuân theo một trình tự nhất định. Bắt đầu từ trung tâm đi thẳng vào thủ thái âm phế sau đó lần lượt đi các kinh khác từ tay xuống chân. Đến cuối cùng chính là túc quyết âm can sau đó quay ngược trở lại kinh mạch ban đầu là thủ thái âm phế.
Đây là đường đi chung của kinh mạch. Tuy nhiên mỗi một đường kinh cũng sẽ quy trình di chuyển nhất định. Tổng quát nhất như sau:
- Các kinh âm ở cánh tay bắt đầu di chuyển từ ngực vào mặt trong của cánh tay, nối trực tiếp với 3 kinh dương ở phía bên ngoài của cánh tay.
- Trong đó, 3 kinh dương ở mặt ngoài tay lại đi từ mu bàn tay, đến mặt dưới cánh tay, thẳng tiến lên vùng đầu và nối liền với 3 kinh âm ở chân.
- Các kinh dương ở chân lại có đường đi phức tạp hơn, khí huyết lưu thông từ ngón chân phía trước lên thân, vòng xuống các chi dưới, nối liền với các kinh âm ở mặt sau của chân.
- Các kinh âm đi từ bàn trên trong của chi dưới thẳng lên trên bụng, phần rốn vòng qua ngực, lại nối thêm 3 kinh âm của chi tay.
- Sự luân chuyển khí của cơ thể thực hiện hằng ngày hằng đêm, mất 1 – 3 giờ để đi từ thủ thái âm phế và mất từ 22 – 24 giờ để từ thủ quyết âm can đi hết một vòng quay trở lại thủ thái âm phế vào ngày hôm sau.
Riêng nhâm mạch và đốc mạch là hai mạch chính của cơ thể sẽ có đường đi là một vòng tuần hoàn của cơ thể, đi theo tuyến trục chính nhất.
- Nhâm mạch: Bắt đầu đi từ huyệt Hội m ở giữa của cơ quan sinh dục lên bụng và vùng ngực lên tận huyệt Thượng Thừa ở cằm môi, nối với đốc mạch.
- Đốc mạch: Bắt đầu chu trình đi từ huyệt Trường Cường ở rãnh cằm môi đi thẳng lên đỉnh đầu, vòng qua phía trước rồi đến điểm tận cùng của huyệt Ngân Giao.
Tác dụng của thông kinh lạc là gì?
Hệ thống kinh lạc trong cơ thể có rất nhiều tác dụng khác nhau từ sinh lý, điều trị bệnh đến chẩn đoán. Cụ thể từng công như sau:
Về sinh lý
Đường kinh lạc giúp vận hành khí huyết, cân bằng hệ thống âm dương, thư giãn gân cốt. Bên trong của đường kinh lạc thì bao quanh lục phủ ngũ tạng, bên ngoài thì gắn kết các đốt và chi trên cơ thể tạo trong ngoài thành một thể thống nhất. Nhờ đó, các cơ quan trong cơ thể được hoạt động một cách bình thường nhất.
Về bệnh lý
Khi công năng và hoạt động của kinh lạc gặp vấn đề nhất định, bị trở ngại do một nguyên do nào đó mà không thông suốt, luân chuyển đúng theo quỹ đạo, dễ bị ngoại tà xâm nhập. Bệnh sẽ đi từ ngoài vào trong, từ da cơ nhục đến tạng tức, hay đơn giản hơn là từ kinh mạch đến phủ tạng.
Các bệnh có thể xuất hiện bao gồm vùng ngực, bụng, các vị trí động mạch chủ, tâm kinh,…
Về chẩn đoán
Kinh mạch nối liền các cơ quan trong cơ thể, đồng thời có một con đường đi, đến vị trí quan trọng, các huyệt đạo chủ chốt. Căn cứ vào những thay đổi về cảm giác ở con đường đi của kinh mạch chuẩn, người ta có thể chẩn đoán và xác định được vấn đề đang gặp phải. Ví dụ như nhức ở đỉnh đầu là do can, đau một bên đầu là do đởm, hay đau ở vùng phía sau gáy lại là vị trí bàng quang.
Người ta có thể kiểm tra đường kinh chuẩn trong cơ thể hiện tại của bệnh thông qua thông số đo điện sinh vật bằng máy dò kinh lạc. Máy dò này sẽ chạy qua các tỉnh huyệt tận cùng nối liền kinh mạch và lạc mạch. Qua đó đánh giá chính xác tình trạng lưu thông của khí huyết, tạng phủ ở cả hai bên cơ thể có đồng nhất với nhau hay không.
Về chữa bệnh
Học thuyết kinh lạc được ứng dụng rất nhiều vào công việc chữa bệnh từ xa xưa cho đến ngày hôm nay. Có hai phương pháp chính để vận dụng kinh lạc và điều trị bệnh là châm cứu và bấm huyệt kết hợp xoa bóp.
Cả hai phương pháp này đã chữa thành công rất nhiều căn bệnh khác nhau, chăm sóc sức khỏe của mọi người tốt hơn, chữa cảm cúm, cảm vặt và những bệnh thông thường trong cuộc sống. Nói chung nơi có có kinh lạc đi qua thì có thể trị bệnh nơi đó.
Dù là châm cứu hay bấm huyệt đều sẽ tác động vào các huyệt đạo và hệ thống kinh mạch, khơi thông những vị trí tắc nghẽn để luồng khí được luân chuyển tốt hơn.
Trên đây là một số thông tin hữu ích nhất kinh lạc trong cơ thể. Hy vọng với những điều này giúp bạn có thêm hiểu biết cũng như biết cách chăm sóc sức khỏe của chính bản thân mình để phòng tránh bệnh tật.
Từ khóa » Sơ đồ 12 đường Kinh
-
Hệ Thống Kinh Lạc Trong Cơ Thể | Vinmec
-
Đại Cương Kinh Lạc - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Cách Nhớ Nhanh Các đường Kinh Y Học Cổ Truyền ( P3)
-
Lộ Trình Và Hội Chứng Bệnh Của 12 Kinh Chính Trong Châm Cứu
-
Sơ Đồ 12 Kinh Mạch - Đại Cương Về Kinh Lạc ( Phần 1)
-
Học Thuyết Kinh Lạc - Health Việt Nam
-
BIỂU ĐỒ TÓM TẮT HUYỆT HỘI CỦA 12 ĐƯỜNG KINH MẠCH
-
Đại Cương Về Kinh Lạc ( Phần 1)
-
HỌC THUYẾT KINH LẠC - Viện Y Học Cổ Truyền Quân đội
-
Lộ Trình Và Hội Chứng Bệnh Của 12 Kinh Chính ...
-
(VTC14)_ Hệ Thống Kinh Mạch Trong Con Người - YouTube
-
Video 12 A : 12 đường Kinh Mạch Chính Trong Cơ Thể - YouTube
-
Kinh Lạc Là Gì? Những Thông Tin Bạn Cần Biết