Kính Mừng Đại Tiệc Đức Quốc Mẫu Vua Bà Đệ Nhất Thiên Tiên Phủ ...
Có thể bạn quan tâm
Đăng nhập
Diễn Đàn Hát Văn Việt Nam Trang chủ Diễn đàn > Ao sen cuối vườn > Tản Mạn > Kính Mừng Đại Tiệc Đức Quốc Mẫu Vua Bà Đệ Nhất Thiên Tiên Phủ Dày - Nam ĐịnhThảo luận trong 'Tản Mạn' bắt đầu bởi Thanh Tùng, 22/3/12.
Lượt xem: 5,462
Trang 1 của 2 trang 1 2 Tiếp >-
Thanh Tùng Thành viên Bị cấm
Phủ Dầy Vân Cát - Tiên Hương, nơi tôn thờ vị thần chủ Thánh Mẫu Liễu Hạnh của đạo Mẫu Việt Nam trên quê hương giáng sinh của Người, được Nhà nước công nhận là khu di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia từ năm 1975. Lễ hội Phủ Dầy cũng được Nhà nước chính thức cho phép mở lại từ năm 1997. Thật vinh hạnh cho quê hương đã sinh thành vị Tiên chúa "Trinh, từ, hiếu, thuận" được lịch sử văn hoá dân tộc tôn vinh là quê hương của bậc MẪU NGHI THIÊN HẠ. Tìm hiểu sự tích Thánh Mẫu, dõi theo lộ trình đằng vân giá vũ của Người suốt từ Lạng Sơn cho đến Sòng Sơn, Phố Cát, Tây Hồ...những nơi nhân dân lập đền, xây phủ tôn thờ đều có một điểm chung trong tâm thức. Đó là niềm tôn kính vị Thánh đất Việt vừa là người, vừa là tiên, vừa là bậc siêu thoát thanh cao, vừa là người mang khát vọng yêu đương nơi trần thế. Tiên phật thánh thần và cốt cách người phụ nữ Việt Nam đức hạnh làm nên hình tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Cảm tạ Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705-1748), người sinh sau Tiên chúa 148 năm, đã chép sự tích "Vân Cát thần nữ" trong cuốn Truyền kỳ tân phả truyền cho hậu thế. Có lẽ, cốt cách siêu phàm vị Tiên chúa phổ vào ngọn bút Hồng Hà nữ sĩ để truyện "Vân Cát thần nữ" từ thế kỷ XVIII trở thành giai phẩm của văn học cổ điển Việt Nam? Trong tác phẩm truyền kỳ bất hủ này, phẩm cách thi sĩ Thánh Mẫu Liễu Hạnh có thể xếp vào hàng đệ nhất Tiên thi nước Việt "riêng chiếm một bầu trời" thơ giáng bút: Vân tác y thường, phong tác xa Triêu du Đâu Suất, mộ yên hà Thế nhân dục thức ngô danh tính "Nhất đại sơn nhân ngọc Quỳnh Hoa" (Chữ nhất với chữ đại là chữ thiên, chữ nhân đứng với chữ sơn là chữ tiên) Dịch nghĩa: Lấy mây làm xiêm áo, lấy gió làm xe Buổi sáng đi chơi vùng trời Đâu Suất Buổi chiều ngao du mây khói Người đời nếu muốn biết tên họ của ta Ta đây là người tiên trên trời tên là Quỳnh Hoa (Theo bản dịch "Vân Cát thần nữ" của Vũ Ngọc Khánh và Phạm Văn Ty) Tháng Ba trẩy hội Phủ Dầy, chúng ta lại đi trên con đường thơ Nguyễn Bính ngày nào."Đường lên chợ tỉnh...", lối các cô, các chị trong làng đi bán lụa, mùi hương nhu trên mái tóc thiếu nữ, mùi cỏ nõn gót chân son với hương lúa xuân mơn mởn dậy thì. Hội hè là khoảng thời gian xanh biếc để ta được chút thảnh thơi giữa hai vụ lúa, là phút bước chân trận mạc của người lính đứng bên ngưỡng cửa trời đất thanh bình. Hội hè là lúc ta trở lại cội nguồn trên đôi cánh của tâm tưởng. Trong lễ hội ngày xuân, có bao nhiêu niềm náo nức,ước vọng chân thành, người của trăm miền quê tìm về đây. Lễ hội Phủ Dày, hội của nhân tình thế thái, hội của niềm tin, khát vọng và ước mong. Nơi tâm linh dân tộc hòa quyện với ý thức về cội nguồn, hòa hợp với lòng người hướng về Thánh Mẫu. Việc tế lễ từ xưa đến nay cầu cho "Quốc thái dân an", cầu mong những điều tốt lành cho cuộc đời này thêm mãi những niềm vui, vợi hết những khổ nghèo, cơ nhỡ, oan khuất, bạc phận. Phủ Vân Cát, phủ Tiên Hương - hai toà chính trong quần thể di tích lịch sử văn hoá Phủ Dầy được tôn tạo từ nhiều thế kỷ qua.Vẻ uy nghi của hai công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn phong cách cuối Lê đầu Nguyễn này nối trời với đất, mang dáng dấp của tinh hoa văn hoá bốn phương. Phủ Tiên Hương, nhìn vào bái đường trầm hương nghi ngút, mông lung, tượng thờ toả chiếu anh linh Thánh Mẫu qua nét vàng son. Phủ Dầy - Tiên Hương có từ hơn bốn trăm năm trước, xây dựng từ đời vua Lê Thế Tông cuối thế kỷ XVI, đựợc trùng tu theo kiểu kiến trúc "trùng thiềm điệp ốc" nguy nga tráng lệ. Trùng điệp câu đối, hoành phi, đại tự ca ngợi công đức Thánh Mẫu.Tiếng dặt dìu sênh phách câu hát chầu văn, lời thơ ghi tạc kỳ tích của Người "tâm hồn như ngọc", từ cõi ảo huyền về đây: Cứu nhân độ thế bao dung Dấu chân Mẫu có mọi vùng giang sơn Ba lần thay đổi thân vàng Tâm hồn như ngọc, vẹn toàn hiếu trinh Tiên Hương cựu quán cũng là quê đấng phu quân Trần Đào Lang. Ở đây,Tiên chúa có những tháng ngày hạnh phúc bên chồng, bên con, với song thân một lòng hiếu thuận trong đạo nghĩa làm người. Về Phủ Vân "linh thiêng huyền tích" trên đất thiêng Kẻ Dầy, nơi khai sinh sự tích nhà Nam thánh nước Nam, nơi khí thiêng đất trời hội tụ, Tiên chúa cất tiếng khóc chào đời từ chiếc nôi của gia đình hiền đức rực sáng ánh trăng đêm rằm trung thu và mùi hương đất trời thơm nức. Phủ Dầy Vân Cát có từ trên bốn trăm năm trước, được tôn tạo từ thế kỷ XVII đời vua Lê Cảnh Trị, lồng lộng uy nghi nhìn ra núi Tiên Hương qua biển lúa bồng bềnh. Bên tả có đền thờ đức vua Lý Nam Đế, bên hữu có chùa Long Vân, Phủ Vân với "Thuỷ đình", với Lầu mây "Vân Lâu": Vân Lâu lộng gió bốn phương Mấy tầng cao vút hồi chuông la đà Thần tiên ngắm Nguyệt Du qua Văn chương đàm đạo như là thiên cung Phủ Vân với: Cung Đệ Nhất rực hào quang "Phòng văn" hay "Quán cỏ vàng" dấu nôi Sinh từ nguyên khí đất trời Giáng Tiên, tâm Mẹ truyền đời nhân gian Phủ Mẫu cũng là Phòng văn; ở đây muôn thuở dấu xưa nhà cũ: Vạn cổ trạch; đây ngôi đền thờ nơi Người sinh ra: Giáng sinh từ; còn đây quê cũ của người Tiên: Tiên nhân cựu quán... thành một Phủ Vân danh thắng lưu truyền. Muôn nụ sen thơm dù hoá đá Một bầu sữa Mẹ chảy thành thơ _Vịnh Lăng_ Lăng Mẫu, một công trình tuyệt mỹ thể hiện ý tưởng, tâm nguyện của các vị hằng tâm, chủ xướng cùng các nghệ nhân tài hoa đã kiến tạo một thắng tích khiến du khách xiết bao cảm phục: Vào lăng, du khách sống trong mơ... Lăng Mẫu được tôn tạo trên gồ Bà Chúa, có mộ Thánh Mẫu. Xưa gồ này cây cối rợp bóng, những người đi lễ Mẫu thường đến đây thắp hương, xin lá cây về làm thuốc. Trên cánh đồng Mả Quan, xứ Cây Đa, lăng Mẫu toạ lạc giữa giáp Ba Tiên Hương và làng Xuân Bảng. Công trình đá khởi công từ năm 1934 đến năm 1938 hoàn thành do công đức của các vị đệ tử Đào Chi ở Huế tiến cúng. Đá xanh núi Nhồi Thanh Hoá chở về chế tác ở ga Gôi rồi chuyên chở về đây lắp ráp. Theo soạn giả Bùi Văn Tam trong sách Phủ Dầy và tín ngưỡng Mẫu Liễu Hạnh, lăng Mẫu "chạm khắc theo quẻ Dịch, tượng trưng vũ trụ càn khôn che chở cho Thánh Mẫu". Ở đây có trên 50 câu đối ca ngợi công đức Thánh Mẫu và thắng tích Phủ Dầy được chạm khắc tinh xảo cùng với 60 nụ sen đá màu hồng nhạt. Lăng Mẫu như một vùng sen trổ hương. Du khách sống trong mơ, cảm giác thanh thoát, gặp thơ, gặp hoạ, cùng cảm nhận nét huyền vi trên mỗi nét hoa văn đá tạc: Tạo hoá...văn bia dấu chẳng mờ Có một đôi câu đối cổ "bắc cầu" cho sự hài hoà giữa khung cảnh thiên nhiên lăng Mẫu với ngôi đền cổ kính nổi tiếng anh linh: Nguyệt Du Cung Thiên Bản địa linh lưu thắng tích Nguyệt Du thuỷ hoạt tố nguyên tiên Tạm dịch: Thiên Bản đất thiêng lưu dấu Thánh Nguyệt Du theo bước dõi nguồn Tiên Nguyệt Du Cung thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh còn gắn với một huyền tích. Khi đã hoá thân về trời, bởi nhớ trần gian, những đêm trăng sáng, Mẫu thường ngự xuống đây cùng với các tiên nữ quây quần bên gốc đa múa hát trong ánh trăng. Dân làng cho là việc thần ứng linh dị nên đã lập miếu thờ Mẫu bên gốc đa cổ thụ. Từ đó có tên đền Cây Đa Bóng, cũng gọi là Phủ Bóng, tên chữ là Nguyệt Du Cung, chốn dạo gót chơi trăng của Tiên chúa trở lại nguồn Tiên: Bóng đa lồng bóng vô hình Bóng quần tiên ngự tắm mình cùng trăng Du sơn du thuỷ xa xăm Nhớ quê hương, Mẫu về thăm mộ phần... Trong ánh ngày lên, du khách sánh bước bên triền núi Tiên Hương phấp phới cờ hoa, lên tới đền Thượng lễ Mẫu Thượng Ngàn. Theo tín ngưỡng tứ phủ, Mẫu Thượng Ngàn có liên quan mật thiết với Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Tương truyền, Mẫu Thượng Ngàn nguyên là La Bình công chúa,con gái của đức Thánh Tản Viên Sơn. Bà là vị nữ thần "Tài sắc vẹn toàn, anh linh diệu pháp", cai quản ba mươi sáu châu rừng cõi trời Nam, dạy dỗ chim muông, có công khuông phù đất nước, từng hiển linh giúp các vua Trần, Lê chống giặc ngoại xâm, được phong là "Lê Mại đại vương". Lên lễ đền Thượng, chúng ta có dịp phóng tầm mắt bao quát một vùng cảnh trí hữu tình: Khói sương đỉnh Thái mơ màng Hiện dần đền Mẫu Thượng Ngàn trong mây Gió ào lay động rừng cây Giật mình chim sáo cả bầy hót vang Hồi chuông ngân chảy chiều vàng Gió như ngừng thổi cây ngàn thôi reo Hồi chuông ngân chảy trong veo Xuống dòng Ba Sát lượn theo chân đồi _Mẫu Thượng Ngàn_ Trần Minh Ân Thơ mượn khói sương để bao quát cảnh trời, nhờ dư ba tiếng chuông để nói chiều vàng đang chảy tràn xuống dòng sông Ba Sát trong veo uốn lượn ở chân đồi. Trong khám thờ, Mẫu Thượng Ngàn áo ngự màu xanh, sắc điệu của muôn trùng cây lá. Có lẽ Người đang ngưỡng vọng về đỉnh núi Tản xa mờ trong cõi huyền không, lắng nghe giọng thác ngàn đang trổ thanh âm ngút ngát xứ Đà Giang. Đền Thượng trên núi An Thái, có từ đời vua Lê Thế Tông (1578-1599), tại đây cũng có ban thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Từ đền Thượng về qua Phủ Bóng, lại có dịp vào thăm đền Giếng, còn gọi là Thuỷ Tiên Từ, để dâng lễ trước ban thờ Mẫu Thoải. Nơi đây, từ xưa, có Giếng Găng nước mạch trong mát, gắn bó lâu đời với dân Giáp Ba và cả Kẻ Dầy. Cũng từ xưa, dân ở đây lập đền thờ "Đông Tỉnh đại vương", cứ ngày mồng hai Tết hàng năm, nhiều đền, phủ ở Kẻ Dầy rước kiệu đến lấy nước Giếng Găng đem về dùng vào việc cúng lễ. Phủ Tiên Hương lấy nước giếng này chứa vào thống sứ, rước về Phủ, làm lễ "mộc dục" tượng Thánh Mẫu. Sau đó, làm lễ cáo yết, mở hội Phủ Dầy vào ngày mồng ba tháng Ba. Khi tín ngưỡng thờ Mẫu phát triển, đền được mở rộng thành Thuỷ Tiên Từ, thờ Thánh Mẫu Thuỷ Cung (Mẫu Thoải) ở chính điện. Tương truyền, Thánh Mẫu Thuỷ Cung là công chúa Động Đình, con gái của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Nàng kết duyên với Kinh Xuyên, con trai một vị thần ở Long Cung. Kinh Xuyên mê đắm người thiếp là Thảo Mai, ruồng rẫy Chúa Tiên, lại hồ đồ tin lời Thảo Mai sắp đặt mưu gian, gieo vạ cho Chúa, bỏ mặc Ngài vất vưởng suốt mười năm không chút đoái hoài. May nhờ có thư sinh Liễu Nghị trên đường đi thi qua đó chuyển thư, giúp Tiên Chúa giãi bày nỗi khổ với vua cha . Long Vương hiểu rõ sự tình, ra lệnh trừng phạt Kinh Xuyên lại giao cho Tiên Chúa coi các miền sông nước Thuỷ Cung. Lúc thảnh thơi, Mẫu Thoải thường bơi thuyền tiên dạo chơi ba mươi sáu động Thuỷ Cung. Thuỷ Tiên Từ còn bức hoành phi bốn chữ đại tự "Thiên địa giao thái", cầu mong trời đất giao hoà, nhân gian yên ổn, thịnh vượng. Cũng có nhà nghiên cứu giải thích:"Trời đất giao hoà ở An Thái", quê hương Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Nghe dập dìu nhịp dô khoan chèo thuyền, rộn ràng điệp khúc sông quê trong mỗi dòng thơ lục bát viết về "Huyền tích Mẫu Thoải": Coi miền sông nước mông lung Làm mưa cứu sống những vùng cạn khô Tháo lui nước úng ngập bờ Điều hoà nguồn nước sông hồ trần gian Tiêu dao dưới ánh trăng vàng Mái chèo nhộn nhịp dô khoan...du thuyền Ba mươi sáu động cung Tiên Khuya về Mẫu ngự trong đền Giếng Găng Thật là thần kỳ trong tín ngưỡng dân gian, công tích các vị Thánh Mẫu: Người cứu nhân độ thế, Người coi sóc đại ngàn, Người chăm lo sông bể... Các bà Mẹ nhân từ có lòng vị tha bao dung hết thảy để ta vững bước làm người, về đây thành kính nhớ ơn! Như một nén tâm hương hướng về Thánh Mẫu - Tháng 3 - Hội Phủ Dày.
Bài viết mới Womans in your town - Authentic Damsels bởi vanluongtb, 2/11/24 lúc 01:22 Find Sexy Girls in your city for night - Real-life Females bởi vanluongtb, 17/10/24 lúc 07:50 Chỉnh sửa cuối: 22/3/12 Thanh Tùng, 22/3/12 #1Bình Luận Bằng Facebook
-
Trí Minh Active Member
Kính lễ nhà Ngài đức Đệ Nhất Thiên Tiên Thánh Mẫu Vân Hương Liễu Hạnh Quỳnh Hoa Dung công chúa.....
Trí Minh, 22/3/12 #2 -
ConNhangDeTu New Member
Nam Vô Vân Hương Thánh Mẫu tác đại chứng minh!
ConNhangDeTu, 22/3/12 #3 -
THIÊNTRƯỜNG_91 New Member
nam mô a di đà phật
THIÊNTRƯỜNG_91, 22/3/12 #4 -
AntonyTran New Member
Lạy Mẫu vạn lạy hôm nay đc qua phủ Tây Hồ bái Mẫu, trưa thì làm lễ bên đền Chầu, Cung Nghinh Tiệc Mẫu thượng thiên, Thần chủ của đạo Mẫu...A di đà Phật !!!
AntonyTran, 22/3/12 #5 -
caycaobongca Member
Cung nghinh đại tiệc Vân Hương Quốc Mẫu
caycaobongca, 22/3/12 #6 -
hungquan_tudong New Member
a di đà phật
hungquan_tudong, 22/3/12 #7 -
Thanh Tùng Thành viên Bị cấm
Nhất đạo kim bài hạ cứu thiên Nam châu thần phả Cát Sơn tiên Cổ truyền An Thái chung linh địa Do ký Dương Hòa hiển thánh tiên Kinh tạc mặc thông Tam Muội quyết Từ quang phổ tác vạn gia yên Phong thanh cố quốc sùng Vương Mẫu Miếu mạo thiên thu hưởng tự quyền _Đốc học Nam Định Ngô Giáp Đậu_
Thanh Tùng, 23/3/12 #8 -
ganhyo9d New Member
A di đà phật!
ganhyo9d, 24/3/12 #9 -
SongLamBH New Member
Cung nghinh tiệc Thánh Mẫu Đệ Nhất Thượng thiên Phủ Dầy.
SongLamBH, 24/3/12 #10 -
Lãng New Member
A Di Đà Phật Cung nghinh đại tiệc đức Quốc Mẫu Địa Tiên Quỳnh Hoa Dung Liễu Hạnh Công Chúa
Lãng, 24/3/12 #11 -
Trí Minh Active Member
Ai dám quả quyết ngài là địa Tiên, sắc phong, thần phả ghi thiên tiên thánh Mẫu, đền thờ ghi thiên tiên từ sao dám gán ngài là địa Tiên nhỉ.
Trí Minh, 25/3/12 #12 -
Lãng New Member
ai cũng đệ nhất thiên tiên rồi giờ thêm đệ nhị địa tiên cho 'trời đất giao hòa'
Lãng, 25/3/12 #13 -
phucyen Công thần
Các khoa cúng vẫn ghi địa tiên Thánh Mẫu. Thôi thì Thiên Tiên Địa Thánh đệ nhất Quốc Mẫu. Thiên địa hợp nhất trời đất dung hòa cũng hợp lẽ a Trí Minh ạ.
phucyen, 25/3/12 #14 -
Trí Minh Active Member
Cái đồ ba phải,vơí anh ngài là đệ nhất cao nhất, tôn kính nhất tột cùng nhất chỉ dưới Phật mà thôi.
Trí Minh, 25/3/12 #15 -
phucyen Công thần
Trí Minh nói: ↑
phucyen, 26/3/12 #16Cái đồ ba phải,vơí anh ngài là đệ nhất cao nhất, tôn kính nhất tột cùng nhất chỉ dưới Phật mà thôi.Click to expand...
Thì thiên địa hợp lại ngài vẫn là đệ nhất cao nhất tôn kính nhất tột cùng nhất chỉ dưới Phật mà anh -
ConNhangDeTu New Member
Ô thế còn Vua nữa ạ?
ConNhangDeTu, 26/3/12 #17 -
Triều Viên New Member
Thanh91 nói: ↑
Triều Viên, 26/3/12 #18Ô thế còn Vua nữa ạ?Click to expand...
Không nói thì người ta không bảo là mình dốt nhỉ? Rõ là một đường không hiểu chuyện lại còn tranh luận.... híc... Các vị ấy đang bàn nhau về ngôi đệ nhất thuộc về ai? Đệ nhất Liễu Hạnh quỳnh hoa công chúa- ngôi đệ nhất thuộc về Ngài là không bàn cãi, còn kiêm hai tòa thiên địa cũng đúng với sự tích nhà NGài. -
phucyen Công thần
Vua cũng thua nhà Mẫu, tâm linh tín ngưỡng thờ Mẫu lại càng như vậy. Tích Mẫu là con Ngọc Hoàng với ý nghĩa ngài là con giời đất (và hòa hợp chính giời đất) chứ không phải con ông Ngọc Hoàng bên Tàu, Ngọc Hoàng là nhân vật phụ trong các sự tích Thánh Mẫu. Nên coi Ngọc Hoàng là giời đất.
phucyen, 26/3/12 #19 -
caycaobongca Member
Đệ Nhất Thiên Tiên Vân Hương Quốc Mẫu tối cao tối thượng nhất của Đạo Mẫu Việt Nam ta.
caycaobongca, 26/3/12 #20
Chia sẻ trang này
- Google+
- Tumblr
- Login with Facebook
- Tích vào đây để đăng ký
- Vâng, Mật khẩu của tôi là:
- Bạn đã quên mật khẩu?
Thành viên trực tuyến
Tổng: 31 (Thành viên: 0, Khách: 26, Robots: 5)Thống kê diễn đàn
Đề tài thảo luận: 7,003 Bài viết: 61,751 Thành viên: 28,763 Thành viên mới nhất: thienphuc nb Diễn Đàn Hát Văn Việt Nam Trang chủ Diễn đàn > Ao sen cuối vườn > Tản Mạn >Từ khóa » Tiệc Mẫu Phủ Dầy
-
Ngày Tiệc Mẫu - Phủ Dầy Nam Định
-
Tiệc Mẫu Phủ Dầy Archives
-
Phủ Nội Phủ Dầy - Tháng 8 Tiệc Cha. Tháng 3 Tiệc Mẫu Chuẩn...
-
Dù Ai đi Ngược Về Xuôi, Nhớ Ngày... - Phủ Dầy-Vụ Bản-Nam Định
-
Các Ngày Đại Tiệc Tứ Phủ Trong THÁNG 3 Hàng Năm
-
Tiệc Mẫu Liễu Hạnh (Tiệc Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên – 3/3 AL)
-
CÁC NGÀY TIỆC - ĐẠO MẪU VIỆT NAM
-
Phủ Dầy – Wikipedia Tiếng Việt
-
Các Ngày Tiệc Tứ Phủ Trong Tháng Ba âm - Tín Ngưỡng Việt
-
Mẫu Thượng Thiên Là Ai ? - Phủ Dầy Nam Định - Muarehon
-
PHỦ DẦY VÀ ĐIỂN TÍCH VỀ THÁNH MẪU LIỄU HẠNH - VYC Travel
-
Cô đồng Hoàng Minh Đỗ Loan Giá Tiệc Mẫu Tại Phủ Dầy Vân Cát ...
-
Các Ngày Khánh Tiệc Tứ Phủ Công đồng Trong Tín Ngưỡng Thờ Mẫu