Kinh Nghiệm Bán Hàng Trên Shopee Từ A-Z Cho Người Mới (Mới Nhất ...

Bán hàng trên Shopee là một trong những xu hướng phổ biến trong lĩnh vực thương mại điện tử. Đã có không ít nhà kinh doanh khởi nghiệp thành công, nhờ thường xuyên học hỏi, đúc kết kinh nghiệm từ những người đi trước. Cụ thể là quy trình các bước như thế nào, làm sao bán hàng trên Shopee đạt hiệu quả tối ưu, người mới bắt đầu hãy tham khảo đáp án trong bài viết dưới đây!

1. Shopee là gì?

kinh-nghiem-ban-hang-tren-shopee-hieu-qua-cho-nguoi-moi-bat-dau1

Shopee là một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam

Được thành lập vào năm 2015 bởi công ty Sea Group (trước đây là Garena), Shopee đã nhanh chóng trở thành một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á.

Vai trò chính của Shopee là tạo ra một nền tảng trực tuyến kết nối giữa người mua và người bán. Shopee cung cấp một môi trường an toàn và tiện lợi để người dùng có thể mua sắm các sản phẩm đa dạng từ hàng hóa tiêu dùng hàng ngày, thời trang, đồ điện tử, mỹ phẩm, đến đồ trang sức và nhiều mặt hàng khác.

Ngoài ra, đây cũng là một kênh bán hàng online vừa hiệu quả, vừa không cần nhiều vốn, hỗ trợ cá nhân hoặc doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh, thu được nghìn đơn mỗi ngày.

2. Ưu điểm khi kinh doanh trên Shopee

Hiện nay, nhiều người lựa chọn Shopee để bắt đầu công việc kinh doanh, nhờ đây là sàn thương mại điện tử có nhiều ưu điểm nổi bật, bao gồm:

2.1 Tính tiện lợi, dễ dàng sử dụng

Shopee được thiết kế với giao diện trực quan và thân thiện. Đối với người dùng, thao tác thiết lập tài khoản, tìm kiếm sản phẩm, thêm vào giỏ hàng, chốt đơn và thanh toán được thực hiện dễ dàng.

Trong khi đối với người bán, quá trình đăng tải sản phẩm, quản lý cửa hàng hoặc rút tiền tài khoản cũng được diễn ra nhanh chóng, tiện lợi và nhờ đó, người mới kinh doanh có thể làm quen, bắt đầu bán hàng trên Shopee hiệu quả, gia tăng doanh thu vượt trội. Ngoài ra, Shopee vừa có thể sử dụng trên website, vừa có phiên bản app hỗ trợ, giúp người dùng thực hiện bán hàng mọi lúc mọi nơi.

bán hàng trên Shopee với nhiều lợi ích cho người mua và người bán

Shopee được thiết kế với giao diện trực quan và thân thiện, giúp người bán dễ dàng làm quen, từ đó bắt đầu công việc bán hàng thuận lợi

2.2 Đăng ký bán hàng miễn phí

Một ưu điểm nổi bật của Shopee là người dùng có thể đăng ký bán hàng và bắt đầu kinh doanh miễn phí. Điều này đồng nghĩa bạn không phải chuẩn bị giấy phép hay yêu cầu chứng minh hàng hóa. Song song đó, Shopee còn có tính năng và công cụ hỗ trợ như livestream trực tiếp, với mức giá 0 đồng giúp bạn khởi đầu ở ngân sách hoàn toàn tiết kiệm.

2.3 Đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp

Shopee cam kết đồng hành và hỗ trợ người bán tích cực, thông qua đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, có nhiều hình thức xử lý thắc mắc, bao gồm hotline chăm sóc khách hàng 24/7 19001221; email support@shopee.vn hoặc Fanpage Khởi Nghiệp Cùng Shopee trên Facebook.

2.4 Tổ chức chương trình ưu đãi hấp dẫn

Đối với người mới bắt đầu kinh doanh, Shopee là nền tảng được lựa chọn đầu tiên vì đây là sàn thương mại có nhiều ưu đãi hấp dẫn, không chỉ thu hút khách hàng tiềm năng, mà còn gia tăng độ nhận diện, tăng doanh thu tối ưu. Một số khuyến mại đặc trưng ở Shopee có thể kể đến như mã giảm giá, flash sale 0 đồng, miễn phí vận chuyển hoặc đa dạng chương trình tri ân “khủng”.

Bán hàng trên Shopee với nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn

Shopee là kênh thương mại tổ chức chương trình ưu đãi nhiều nhất, giúp nhà bán hàng tiếp cận, thu hút người mua tiềm năng

2.5 Sàn thương mại điện tử uy tín hàng đầu Việt Nam

Năm 2021, Shopee tự hào là nền tảng thương mại điện tử duy nhất nằm trong TOP 3 thương hiệu uy tín tại Việt Nam, đồng thời giữ vị trí thứ 6 tại bảng xếp hạng toàn cầu do YouGov công bố. Đó là chưa kể Shopee liên tục dẫn đầu chỉ số bán hàng so với đối thủ cạnh tranh.

Vì thế, bắt đầu kinh doanh trên Shopee được xem là ý tưởng khôn ngoan, giúp bạn có cơ hội thành công, trở thành nhà bán lẻ hàng đầu và tăng doanh thu nghìn đơn bán hàng mỗi ngày.

>> Xem chi tiết: Hướng dẫn cách đăng ký bán hàng trên Shopee, cần chuẩn bị gì?

3. Chia sẻ kinh nghiệm bán hàng trên Shopee giúp thu về nghìn đơn mỗi ngày

Dưới đây là 7 cách bán hàng trên Shopee hiệu quả dành cho người mới bắt đầu:

3.1 Lựa chọn sản phẩm phù hợp khi kinh doanh Shopee

Để kinh doanh trên Shopee thuận lợi, bạn nên lựa chọn sản phẩm phù hợp, dựa theo hai nhóm: sản phẩm phổ thông hoặc sản phẩm ngách.

  • Sản phẩm phổ thông: Đây là nhóm hàng hóa phổ biến, bao gồm quần áo, giày dép, túi xách, mỹ phẩm hoặc đồ gia dụng. Ưu điểm của sản phẩm phổ thông là mẫu mã đa dạng, dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng, song tính chất cạnh tranh khốc liệt, mức giá thay đổi liên tục nên không phù hợp với người bắt đầu kinh doanh.

  • Sản phẩm ngách: Đây là nhóm hàng hóa ít cạnh tranh, nhờ tập trung vào đối tượng khách hàng cụ thể. Ví dụ, trong lĩnh vực thời trang thì có quần áo dành cho người thừa cân, đồ gia dụng thì có thể lựa chọn thiết bị làm bánh.

>> Xem thêm: Bán gì trên Shopee? 5 mặt hàng phổ biến nhất

3.2 Mô tả sản phẩm chi tiết, hấp dẫn

Để thu hút khách hàng và tăng tỷ lệ CTR (Click Through Rate), nhà kinh doanh nên đặt tiêu đề hấp dẫn, kết hợp thông tin mô tả chi tiết. Ví dụ, đối với sản phẩm “kem dưỡng da”, tiêu đề “kem dưỡng da Hàn Quốc” chắc chắn không thu hút so với tiêu đề “kem dưỡng da chống lão hóa, cấp ẩm, mờ sạm nám”.

Ngoài ra, còn có một số gợi ý từ Shopee khi đặt tiêu đề cho sản phẩm, điển hình như “Giá Hủy Diệt”, “Sale Sập Sàn”, “100%Chính Hãng”, giúp khách hàng có niềm tin và lựa chọn mặt hàng của bạn nhiều hơn.

3.3 Đầu tư phong cách, hình ảnh cho gian hàng trên Shopee

Một trong những cách kinh doanh trên Shopee thành công là đầu tư phong cách và hình ảnh chỉn chu. Điều này tạo ra ấn tượng mạnh mẽ, giúp khách hàng có thiện cảm, cũng như truy cập nhiều hơn vào gian hàng của bạn. Một số tiêu chuẩn để thiết kế gian hàng trực quan, thu hút và sống động bao gồm:

  • Đầu tư hình ảnh chất lượng cao. Thay vì sử dụng ảnh có sẵn trên mạng (các loại ảnh đại trà), hãy ưu tiên hình ảnh thực tế, để gia tăng niềm tin của người xem, cũng như thúc đẩy bán hàng hiệu quả.

  • Tập trung đa dạng khía cạnh của sản phẩm. Ví dụ, đối với người đang kinh doanh quần áo, bạn nên cung cấp hình ảnh đa chiều về họa tiết, đường may, cổ tay, cổ áo và mặt sau của sản phẩm.

  • Đính kèm video quay trực tiếp sản phẩm.

  • Lựa chọn màu nền giúp nổi bật ưu điểm của sản phẩm.

Mẫu gian hàng đẹp để bán hàng trên Shopee

Gian hàng gọn gàng, bắt mắt trên Shopee của Juno

3.4 Cách bán hàng trên Shopee hiệu quả: Tăng cường chỉ số đánh giá của gian hàng

Chỉ số đánh giá là tiêu chí quan trọng để khách hàng cân nhắc, lựa chọn sản phẩm của bạn. Thông thường, chỉ số đánh giá dựa vào số lượt khách mua sắm; tỷ lệ inbox và thời gian phản hồi; video/hình ảnh ấn tượng; review 5 sao hoặc yêu thích của mỗi sản phẩm.

Để nâng cao điều này, nhà kinh doanh nên tương tác thường xuyên với người mua, sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh, thiết lập số lượng tồn kho phù hợp, đồng thời chủ động gợi ý, tư vấn nhiệt tình giúp khách hàng có trải nghiệm tuyệt vời khi mua sắm.

3.5 Chăm sóc khách hàng 24/7

Đây là giải đáp tiếp theo cho câu hỏi bán hàng trên Shopee như thế nào đạt hiệu quả tối ưu. Thông thường, khách hàng gia tăng trung thành, nếu nhà kinh doanh có thái độ nhiệt tình, quan tâm chu đáo và phục vụ chỉn chu. Cụ thể:

  • Hãy phân bổ nhân sự hợp lý, để theo dõi, xử lý thắc mắc của khách hàng trong bình luận và tin nhắn sớm nhất.

  • Trong quá trình chốt đơn, hãy thường xuyên tư vấn, lắng nghe khách hàng và hỗ trợ trong phạm vi khả năng.

  • Đối với sản phẩm lỗi hoặc sai mẫu mã, bạn nên hướng dẫn quy trình đổi trả hàng hóa chi tiết.

  • Nếu đơn hàng chậm trễ (do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan), bạn nên liên hệ với đơn vị vận chuyển để xử lý nhanh chóng cho người mua.

3.6 Học cách kinh doanh Shopee với chương trình khuyến mãi

Khuyến mãi là một trong những yếu tố thu hút khách hàng và thúc đẩy doanh thu hiệu quả. Tùy vào chiến lược kinh doanh, bạn nên áp dụng chương trình ưu đãi linh hoạt, bao gồm Flash Sale, cung cấp mã giảm giá, kết hợp chính sách hỗ trợ từ Shopee hoặc miễn phí vận chuyển, để gia tăng số lượt mua sắm đáng kể.

Song song đó, đừng quên cập nhật thông tin trên website, mạng xã hội (Zalo, Facebook, Instagram) để mở rộng và tiếp cận thêm người mua, bạn nhé!

>> Tìm hiểu thêm: Cách tối ưu và tận dụng hiệu quả bộ công cụ khuyến mãi của Shopee

Tạo nhiều khuyến mãi để kích thích nhu cầu mua sắm trên Shopee

Một trong những cách bán hàng trên Shopee hiệu quả, được nhiều người chia sẻ là hãy tổ chức chương trình khuyến mãi, nhằm kích thích nhu cầu mua sắm

3.7 Kiểm tra và đóng gói hàng hóa cẩn thận

Giai đoạn nhận và mở hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người mua. Điều này lý giải tại sao để kinh doanh trên Shopee hiệu quả, nhà bán hàng nên kiểm tra và đóng gói hàng hóa chỉn chu, cụ thể:

  • Lựa chọn thùng/hộp đựng có kích cỡ phù hợp với sản phẩm. Chú ý, không sử dụng thùng carton ướt, rách và mỏng để đóng gói hàng hóa.

  • Đậy kín và cố định kiện hàng bằng 2 - 3 lớp băng keo, quấn xốp bong bóng hoặc mút xốp 6 mặt của sản phẩm (nhất là sản phẩm dễ vỡ).

  • Ẩn nội dung của kiện hàng, để ngăn chặn trường hợp trộm/cắp sản phẩm giá trị.

  • Chụp ảnh/video sản phẩm để chứng minh sản phẩm của Shop đã được đóng gói đúng cách, hạn chế khiếu nại không mong muốn.

3.8 Cập nhật sản phẩm và quản lý hàng tồn kho

Cách bán hàng online trên Shopee là nhà kinh doanh phải thường xuyên bổ sung, cập nhật sản phẩm mới nhất, để khách hàng không có khuynh hướng “lãng quên” bạn. Thêm vào đó, bạn nên quản lý hàng tồn kho chặt chẽ, để hạn chế số lượng không tương xứng, ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.

3.9 Tối ưu công cụ tìm kiếm trên Shopee

SEO hay còn gọi là Search Engine Optimization, là một phương pháp quảng cáo sản phẩm đến người tiêu dùng, nhưng không tốn kém quá nhiều chi phí. Đặc biệt, tối ưu công cụ tìm kiếm SEO trên Shopee dễ dàng hơn nhiều so với tối ưu trên website. Cụ thể là nhà kinh doanh nên tập trung xác định từ khóa, bằng cách sử dụng Google Trends hoặc Google Keyword Planner.

Sau đó, xây dựng nội dung mô tả bao gồm từ khóa chính, từ khóa phụ và thông tin chi tiết hấp dẫn để khách hàng nắm rõ sản phẩm, từ đó kích thích nhu cầu mua sắm, “chốt đơn” một cách hiệu quả.

3.10 Tuân thủ quy định nghiêm ngặt của Shopee

Để bán hàng trên Shopee thuận lợi và lâu dài, người dùng nên tìm hiểu, tuân theo chính sách được Shopee quy định. Một trong những trường hợp vi phạm phổ biến là tự lập nick ảo, tự mua hàng và đánh giá, dẫn đến nhà kinh doanh bị vô hiệu hóa tài khoản vĩnh viễn.

3.11 Sử dụng tính năng livestream của Shopee

Vài năm gần đây, livestream là hình thức kinh doanh được nhiều người ưa chuộng. Bằng cách livestream bán hàng trên Shopee thường xuyên, điều này thúc đẩy tỷ lệ chốt đơn trong thời gian thực, tăng mức độ nhận diện thương hiệu và qua đó, gia tăng lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp.

Livestream là cách bán hàng hiệu quả trên Shopee

Livestream là giải pháp tăng mức độ nhận diện sản phẩm, giúp công việc kinh doanh trở nên thuận lợi và thu hút khách hàng nhiều hơn.

3.12 Kết hợp sử dụng Shopee trong hệ thống bán hàng đa kênh

Sử dụng Shopee trong hệ thống bán hàng đa kênh là giải pháp vượt trội để vận hành kinh doanh hiệu quả, tiếp cận khách hàng tiềm năng nhiều hơn và qua đó, tăng trưởng doanh thu tốt nhất. Hiện nay, Haraweb là một trong những lựa chọn hàng đầu, giúp bạn triển khai hệ thống đa kênh tiện lợi, tiết kiệm thời gian và nhân lực. Một số ưu điểm nổi bật của giải pháp Haraweb có thể kể đến như:

  • Kết nối với đa sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada và Tiki.

  • Thực hiện bài bản, cũng như cập nhật liên tục số liệu báo cáo tổng thể, số lượng hàng tồn kho và quản lý đơn hàng.

  • Giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quan về tính hiệu quả của mỗi kênh, đưa ra quyết định và định hướng thay đổi hợp lý, thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Để tìm hiểu thêm giải pháp Haraweb giúp quản lý bán hàng hiệu quả, trên nền tảng thương mại điện tử Shopee, người dùng hãy CLICK VÀO ĐÂY!

Livestream là cách bán hàng hiệu quả trên Shopee

4. Câu hỏi thường gặp khi kinh doanh trên Shopee

Sau đây là một số câu hỏi thường gặp khi bắt đầu bán hàng trên Shopee:

4.1 Kinh doanh trên Shopee bao gồm chi phí nào?

Có 3 loại chi phí bán hàng trên Shopee là phí thanh toán, phí cố định và phí dịch vụ.

  • Phí thanh toán: Đây là loại phí được thanh toán dựa trên mỗi đơn hàng thành công, không bao gồm đơn bị trả về hoặc bị hủy.

  • Phí cố định: Đây là phí hoa hồng áp dụng cho tất cả giao dịch, bao gồm đơn hàng “đã giao” hoặc đơn hàng được chấp nhận “hoàn tiền ngay”/

  • Phí dịch vụ: Đây là khoản phí áp dụng cho Người bán sử dụng Gói Voucher Hoàn Xu Xtra và/hoặc Gói Miễn Phí Vận Chuyển Freeship Xtra.

4.2 Khi nào tôi có thể nhận được tiền bán hàng? Cách thanh toán như thế nào?

Chi phí cho mỗi đơn hàng thành công được chuyển vào số dư tài khoản của người bán từ 3 - 7 ngày hoặc ngay lập tức, sau khi người mua click vào “đã nhận được hàng” trên ứng dụng và không có yêu cầu khiếu nại/hủy/đổi/trả. Yêu cầu thanh toán từ số dư tài khoản Shopee bao gồm 2 cách:

Thanh toán định kỳ

  • Chi phí rút tiền: Miễn phí.

  • Thời gian rút tiền: 2 lần/tháng, vào thứ ba của [tuần đầu tiên] và [tuần thứ 3] hàng tháng (trừ ngày lễ); hoặc 1 lần/tháng: vào ngày 15 hàng tháng.

Thanh toán không định kỳ

  • Chi phí rút tiền: 11.000 VND/lần.

  • Thời gian rút tiền: Mọi lúc.

4.3 Tôi nên làm gì khi nhận được yêu cầu trả hàng - hoàn tiền của người mua

Để giải quyết yêu cầu trả hàng - hoàn tiền của người mua, người bạn thực hiện theo 4 bước sau đây:

  • Bước 1: Nhấp vào Tôi, lựa chọn Shop của tôi, sau đó click vào Trả hàng/Hoàn tiền.

  • Bước 2: Xác định Đơn hàng cần phản hồi và nhấn Phản hồi.

  • Bước 3: Người bán lựa chọn 1 trong 2 mục: Đồng Ý nếu bạn đồng ý với phương án của người mua, không cần thương lượng; Trao Đổi Thêm nếu bạn cần thương lượng với người mua.

  • Bước 4: Sau khi đã lựa chọn phương án Trao Đổi Thêm, tiếp tục lựa chọn 1 trong 3 mục: Khiếu nại nếu người bán không đồng ý với phương án Trả hàng/Hoàn tiền của người mua; Đồng Ý nếu người bán đồng ý với phương án của người mua sau khi thương lượng; Đề xuất khác nếu người bán đưa ra phương án Trả hàng/Hoàn tiền khác (người bán có thể điều chỉnh chi phí hoàn trả cho người mua).

5. Đăng ký tài khoản cho người mới bắt đầu trên Shopee

5.1. Thiết lập tài khoản

Để có thể mở shop bán hàng trên Shopee, bạn nên thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào website: https://Shopee.vn/ Sau đó chọn Đăng ký

Bước 2: Tiến hành điền các thông tin cơ bản và xác thực thông tin

  • Số điện thoại: Đây là số bạn sẽ nhận mã OTP xác thực và cũng là số điện thoại chính, mặc định trong các giao dịch của bạn trên Shopee. Do đó, bạn hãy nhập số điện thoại mà bạn mà bạn đang sử dụng chính. Lưu ý: Số điện thoại này bạn dùng phải là số chưa từng đăng ký Shopee trước đó.

  • Mật khẩu: Bạn sẽ điền mật khẩu có từ 8-16 ký tự bao gồm ký tự đặc biệt được quy định.

  • Mã xác nhận: Sau khi nhập số điện thoại và mật khẩu, bạn sẽ nhận được mã OTP từ Shopee đã xác minh số điện thoại. Bạn chỉ điền mã xác nhận vào ô là đã hoàn tất việc đăng ký.

5.2. Thiết lập gian hàng

Trước khi thiết lập gian hàng, bạn cần phải hiểu rõ các chính sách cấm/ hạn chế sản phẩm của Shopee. Việc này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa những rủi ro khi đăng bán sản phẩm về sau.

Bước 1: Để thiết lập gian hàng trên Shopee, bạn hãy truy cập vào website: https://banhang.Shopee.vn/ và nhập các thông tin như số điện thoại, mật khẩu để đăng nhập vào tài khoản Shopee.

Bước 2: Thiết lập các thông tin chi tiết của gian hàng bao gồm:

  • Vận chuyển: Quản lý vận chuyển, Giao hàng loạt, đặt vận chuyển

  • Quản lý đơn hàng: đang khách hàng đã đặt, đã giao, đã hủy, trả hàng/ hoàn tiền

  • Quản lý sản phẩm

  • Kênh Marketing: Các kênh Marketing và quảng cáo trên Shopee

  • Tài chính: Doanh thu, ví Shopee, tài khoản ngân hàng, thiết lập thanh toán

  • Dữ liệu: Phân tích bán hàng, hiệu quả hoạt động

  • Chăm sóc khách hàng: Trợ lý chat

  • Quản lý shop: Đánh giá shop, hồ sơ shop, trang trí shop, danh mục của shop, báo cáo

  • Thiết lập shop: Địa chỉ, thiết lập shop, tài khoản, nền tảng đối tác,...

6. 5 điều quan trọng khi kinh doanh trên Shopee

Shopee là sàn thương mại điện tử đầy tiềm năng và cơ hội cho các nhà bán hàng do đó xu hướng kinh doanh trên Shopee cạnh tranh rất khốc liệt. Bên cạnh những kinh nghiệm bán hàng trên Shopee cần trang bị thì 5 lưu ý quan trọng dưới đây sẽ giúp bạn bán hàng hiệu quả hơn và không bị nản chí trong giai đoạn mới bắt đầu:

5 lưu ý quan trọng giúp bạn kinh doanh trên Shopee hiệu quả hơn

5 lưu ý quan trọng giúp bạn kinh doanh trên Shopee hiệu quả hơn

6.1 Khách mua hàng Shopee không chỉ đến từ tìm kiếm

Dù là trên Shopee hay bất kỳ kênh bán hàng nào khác thì hành vi mua hàng của người tiêu dùng cũng có 2 xu hướng là mua hàng khi đã có nhu cầu và mua hàng khi chưa có nhu cầu. Tương ứng với 2 xu hướng này thì hành vi của khách hàng cũng sẽ khác nhau:

  • Khi đã có nhu cầu: khách hàng sẽ trực tiếp tìm kiếm sản phẩm đó trên Shopee và lựa chọn cửa hàng phù hợp.
  • Khi chưa có nhu cầu: khách hàng có thể lướt xem sản phẩm trên Shopee hoặc xem review của người khác,... Động lực thúc đẩy mua hàng của nhóm đối tượng này có thể là voucher hấp dẫn, chương trình giảm giá lớn, có mã freeship,... Trong trường hợp này thì vị trí hiển thị là rất quan trọng, giúp sản phẩm của bạn tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn.

6.2 Tâm lý khách hàng không chỉ hướng đến mua rẻ mà là so sánh sản phẩm

Nhiều nhà bán hàng khi kinh doanh trên Shopee thường hiểu sai rằng tất cả khách hàng đều muốn mua sản phẩm rẻ, do đó họ thường đưa ra chiến lược giá bán rất thấp để bán được nhiều đơn hơn. Nhưng kết quả có thể không như mong đợi, rằng sản phẩm giá thấp nhưng lại không bán được đơn nào so với đối thủ có giá bán cao hơn.

Khách hàng ngày nay sẽ so sánh sản phẩm không chỉ giá bán mà dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau như mẫu mã sản phẩm, độ uy tín của shop, lượt bán, đánh giá sản phẩm,... Chính vì vậy, đừng chỉ tập trung vào giá bán mà hãy cân bằng tất cả các yếu tố nhé.

6.3 Bạn thấy thị trường tiềm năng thì người khác cũng vậy

Khi kinh doanh trên Shopee, khi bạn nhận thấy một thị trường hay sản phẩm tiềm năng thì những nhà bán hàng cũng có thể nhìn thấy. Do đó, hãy nắm bắt cơ hội thật nhanh trước khi có thêm nhiều đối thủ cùng tấn công thị trường đó. Bên cạnh đó, đừng quên liên tục nghiên cứu thị trường để theo kịp xu hướng và bước chân vào khi mức độ cạnh tranh còn thấp.

6.4 Bạn bán được một đơn thì đối thủ mất một đơn và ngược lại

Thị trường kinh doanh ngày càng khốc liệt và khách hàng cũng có nhiều lựa chọn hơn khi muốn mua sản phẩm/dịch vụ nào. Một điều dễ hiểu rằng khi bán bán được một đơn hàng thì đối thủ của bạn đã mất một đơn hàng và ngược lại. Hãy khéo léo khi lựa chọn thị trường, lựa chọn khách hàng mục tiêu, lựa chọn ngành hàng, lựa chọn sản phẩm,... để có thể trụ vững và phát triển trên thị trường.

6.5 Kinh doanh sẽ có lúc lên lúc xuống

Kinh doanh lúc lên lúc xuống là một điều rất hiển nhiên, có những tháng có thể bán được gấp 2, gấp 3 lần so với tháng trước nhưng cùng có những tháng lượng đơn hàng giảm đi đáng kể. Và điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như nhu cầu thị trường, chương trình khuyến mãi,... Điều quan trọng là bạn cần nhanh chóng nhận ra tình hình kinh doanh của mình để đưa ra phương án kịp thời và giảm thiểu rủi ro.

7. Kết luận

Trên đây là hướng dẫn cách bán hàng trên Shopee từ A đến Z dành cho người mới bắt đầu. Nhìn chung, Shopee là một nền tảng thương mại tiềm năng, giúp bạn tiếp cận khách hàng, tăng nhận diện thương hiệu và đạt doanh thu hiệu quả. Dù vậy, quá trình kinh doanh trên Shopee không hề đơn giản, đòi hỏi bạn phải tham khảo, kết hợp thêm giải pháp quản lý bán hàng đa kênh, để vừa mở rộng thị trường, vừa mở rộng đối tượng tiêu dùng, qua đó tăng cơ hội trở thành một trong những nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Haravan cung cấp giải pháp hỗ trợ kết nối với các sàn TMĐT lớn như Shopee, TikTok Shop, Lazada,... giúp bạn triển khai bán hàng trên sàn Thương mại điện tử hiệu quả, tiếp cận lượng lớn người dùng và tăng trưởng kinh doanh vượt trội hơn.▪️ Hệ thống tự động điều chỉnh tăng giảm tồn kho lập tức khi có giao dịch phát sinh từ sàn TMĐT, dễ dàng theo dõi số lượng hàng hoá khi bán trên nhiều kênh để có chính sách nhập bán phù hợp hơn.▪️ Quản lý đơn hàng phát sinh từ các sàn TMĐT, mọi đơn hàng đều được đồng bộ tự động về hệ thống duy nhất, giúp tối ưu vận hành, giảm thời gian xử lý đơn trên nhiều kênh.▪️ Quản lý sản phẩm dễ dàng, chọn và đồng bộ dữ liệu sản phẩm giữa Haravan và sàn TMĐT nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian và nhân sự thao tác.▪️ Tất cả Doanh thu, Lợi nhuận, Báo cáo bán hàng, Hiệu suất nhân viên... trên các sàn TMĐT được cập nhật nhanh chóng trên hệ thống Haravan giúp bạn theo dõi và đưa ra quyết định bán hàng hiệu quả.▪️ Haravan hỗ trợ kết nối cùng lúc nhiều gian hàng khác nhau từ một sàn TMĐT, giúp mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng và tăng đơn hàng hiệu quả.>> Bạn muốn tìm hiểu thêm về Giải pháp Kết nối và bán hàng trên sàn TMĐT? Khám phá ngay:

>> Xem thêm:

  • Các lưu ý khi xây dựng thương hiệu trên Shopee
  • Hướng dẫn cách quảng cáo Shopee từ A-Z, tăng đơn hiệu quả
  • Cách tăng đơn hàng trên Shopee cho mọi ngành nghề

Từ khóa » Các Cách Bán Hàng Hiệu Quả Trên Shopee