Kinh Nghiệm Bật Và Chụp ảnh Với đèn Flash đẹp Tự Nhiên Nhất
Có thể bạn quan tâm
Vậy là bạn đã mua chiếc đèn flash đầu tiên, và đang chờ đợi tất cả những khả năng mà nó mang lại. Bạn lấy nó ra khỏi hộp và …tiếp theo là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn Kinh nghiệm bật và chụp ảnh với đèn Flash đẹp tự nhiên nhất. Bạn hãy tham khảo để cho ra đời những bức ảnh đẹp, tinh tế và ấn tượng nhất thỏa mãn đam mê nhiếp ảnh của mình nhé!
1. Cách bật đèn flash
Bước 1: Lắp đèn flash rời vào khe gắn đèn trên đỉnh máy và bật nguồn lên. Lưu ý: Khi đã lắp hẳn, bạn cần trượt khóa chân lắp để cố định đèn.
Bước 2: Bắt đầu cài đặt thiết lập chế độ đèn bằng trình đơn flash control ở trong Menu. Bạn phải để ý là các cài đặt của việc chụp hình trước đó đã được xóa đi trước khi thiết lập mới. Nếu chưa được xóa, bạn chỉ việc nhấn vào clear settings và chọn clear external flash set.
Bước 3: Bạn hãy chọn một chế độ đèn Flash phù hợp với chủ đề mà buổi chụp ảnh đó hướng đến.
Có 2 chế độ khả dụng: Chế độ E-TTL (Evaluative Through The Lens) hoặc chế độ Manual flash.
Chế độ đo sáng flash E-TTL II là chế độ mặc định trên đèn giúp flash nháy tự động. Ở chế độ này, đèn flash được nháy tự động, và chức năng đo công suất đèn flash được máy ảnh tự động xác định. Chế độ này là lý tưởng khi bạn muốn chụp nhanh dùng mức phơi sáng do hệ thống đo sáng của máy ảnh quyết định.
Chế độ Manual flash (chế độ M) cho phép bạn cài đặt mức công suất đèn flash bạn thích. Bạn có thể sử dụng chế độ này khi bạn cần kiểm soát nhiều hơn đối với công suất đèn flash, như cần thiết đối với chụp ảnh với đèn flash ở trình độ chuyên nghiệp.
Bước 4: Sau khi chọn chế độ đèn thì bạn cần chọn một chế độ chụp cho phù hợp với ý định và nội dung của ảnh bạn muốn chụp.
Xoay bánh xe điều chỉnh chế độ và chọn chế độ chụp mong muốn. Chọn Shutter-priority AE khi bạn muốn chụp các đối tượng chuyển động mà không bị nhòe chuyển động, hoặc sử dụng hiệu ứng nhòe chuyển động để thể hiện sự chuyển động. Chọn Aperture-priority AE nếu bạn muốn điều chỉnh độ sâu trường ảnh để sử dụng hiệu ứng bokeh, hoặc để thực hiện kỹ thuật lấy nét sâu. Lựa chọn dựa trên ý định của bạn.
Bước 5: Chọn một chế độ đồng bộ cửa trập
Sau khi chọn chế độ chụp, hãy chọn một chế độ đồng bộ flash. Sử dụng high-speed sync khi tốc độ cửa trập mong muốn cao hơn tốc độ tối đa mà đèn flash có thể đồng bộ. Cân nhắc sử dụng chế độ first-curtain sync hoặc second-curtain sync đối với ảnh phơi sáng lâu.
Bước 6: Điều chỉnh độ nhạy sáng ISO
Công đoạn này sẽ có ảnh hưởng tới độ phơi sáng và hoàn thiện của ảnh. Và việc bạn cần thực hiện là nhấn nút "ISO" thiết lập độ nhạy sáng trong trình đơn.
Bước 7: Lúc này, bạn nên dùng bù phơi sáng hỗ trợ điều phối ánh sáng của hậu cảnh.
Thông thường, trong chụp ảnh có đèn flash, ánh sáng từ đèn flash không vươn đến nền sau. Trong tình huống như thế, có thể áp dụng bù phơi sáng để điều chỉnh độ sáng của hậu cảnh, nhất là khi nó nằm ngoài giới hạn của đèn flash. Ở các máy ảnh có thông số trung bình và cao, có thể cài đặt mức bù bằng cách xoay Bánh Xe Điều Chỉnh Nhanh trong khi nhấn một nửa nút chụp. Đối với các mẫu máy ảnh không có Bánh Xe Điều Chỉnh Nhanh, hãy giữ nút bù phơi sáng trong khi xoay Bánh Xe Chính để điều chỉnh bù phơi sáng.
Bước 8: Cũng tương tự như trên, bạn sử dụng bù phơi sáng flash nhằm điều chỉnh công suất đèn. Và nó sẽ giúp cho hậu cảnh sáng rõ hơn.
Bước 9: Điều chỉnh góc của đầu đèn flash
Đây là công đoạn dành cho những đầu đèn flash có chức năng tùy chỉnh. Tùy vào nhu cầu chụp ảnh mà bạn hãy tìm cho mình một góc nào phù hợp nhất.
2. Kinh nghiệm khi chụp ảnh với đèn Flash
- Nguồn sáng càng khuếch tán, ánh sáng càng dễ chịu. Một gợi ý nhỏ là bạn nên dùng nắp chụp để khuếch tán ánh sáng.
- Bạn có thể chủ động thay đổi ánh sáng lên đối tượng bằng cách thay đổi khoảng cách của đèn.
- Đèn flash của máy ảnh không có tác dụng đối với hậu cảnh nếu hậu cảnh ở khá xa chủ thể. Điều này có nghĩa là người chụp tự do thay đổi vị trí và thiết lập đèn flash mà không cần quan tâm hậu thể.
- Cách chụp ảnh có đèn flash thường gây ra hiện tượng đỏ mắt. Khi đó để khắc phục tình trạng này bạn có thể cầm flash rời trên tay, gắn flash lên giá, hay cho flash chiếu dội lên tường hay trần nhà.
- Một trong những hạn chế của việc dùng một đèn flash của máy ảnh là nó chỉ phát ra một nguồn sáng. Và như vậy sẽ tạo hình ảnh trông không thực và vùng tối nhiều độ tương phản.
Để giải quyết vấn đề này, bạn nên dùng nhiều đèn flash. Việc này cũng rất dễ thực hiện. Hầu hết các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp thường dùng cách chiếu sáng 3 điểm. Một đèn chính chiếu sáng mặt chủ thể, một đèn khác để chiếu phủ vào vùng tối không muốn có và một đèn chiếu sáng ngược để thêm sáng cho cảnh xung quanh.
Trên đây là một số kinh nghiệm bật và chụp ảnh với đèn Flash đẹp tự nhiên nhất mà Bình Minh Digital muốn chia sẻ cho bạn. Hy vọng bài viết trên sẽ cho bạn thêm những kiến thức bổ ích.
>> Liên hệ Binhminhdigital để được tư vấn và nhận những ưu đãi mới nhất khi mua trả góp máy ảnh và các phụ kiện máy ảnh - máy quay khác.
Từ khóa » Thông Số Chụp Flash
-
Kỹ Thuật Sử Dụng Đèn Flash Tích Hợp #3
-
Kinh Nghiệm Chụp ảnh Với đèn Flash Giúp Hình ảnh Tự Nhiên
-
Kỹ Thuật Chụp Với đèn Flash đơn Giản Hiệu Quả - Xù Concept
-
Tổng Quan Về đèn Flash Rời Trong Nhiếp ảnh
-
Đèn Flash Máy ảnh Và Những Chỉ Số Bạn Nên Biết
-
Hướng Dẫn Chụp ảnh Với đèn Flash Rời - Học Viện Lavender
-
Chụp ảnh Với Flash-Hướng Dẫn Cho Người Mới Bắt đầu
-
Những điều Cần Biết Về đèn Flash Máy ảnh
-
Một Số điều Cần Biết Về đèn Flash Máy ảnh - HuyHoang Digital
-
Hướng Dẫn Sữ Dụng Đèn Flash Trên Máy Ảnh
-
Hướng Dẫn Cách đánh đèn Flash Hiệu Quả | Aphoto
-
Hướng Dẫn Cách Chọn Mua đèn Flash Rời Cho Máy ảnh
-
Làm Sao để Có Những Bức ảnh Chân Dung đẹp Khi Chụp Bằng đèn ...