Kinh Nghiệm Chăm Cây Khế Ngọt Ra Trái Quanh Năm Bằng Chậu Trên ...

Khế ngọt là loại trái cây bổ dưỡng, lành tính có thể thưởng thức như các loại trái cây khác, hoặc có thể làm mứt, nước ép... Khế ngọt được nhiều gia đình ưa chuộng làm các món ăn hàng ngày vì đây là loại quả có tính nhuận trường, khích thích ăn ngon miệng và giải nhiệt.

Khoảng sân thượng nhà chị Lê Thị Ngọc Trân (TP.HCM) khá nhỏ nhắn nhưng bằng cách sắp xếp khéo léo, chị trồng được nhiều loại cây ăn quả và rau sạch cho gia đình mình trong đó có chậu khế ngọt ra quả quanh năm. Chị Ngọc Trân chia sẻ: "Chỉ cần khoảng diện tích nhất định, không cần quá thoáng sáng, chăm sóc cây theo những chia sẻ kinh nghiệm của mình dưới đây, chắc chắn gia đình bạn sẽ có một cây khế ngọt sai quả quanh năm".

kinh nghiem cham cay khe ngot ra trai quanh nam bang chau tren san thuong
kinh nghiem cham cay khe ngot ra trai quanh nam bang chau tren san thuong
Chị Ngọc Trân trồng khế trong chậu trên sân thượng nhà mình.

1. Cách trồng:

Đất trồng: đất nhiều mùn, dễ tiêu thoát nước, tơi xốp vì rễ cây khế dễ bị thối khi bị ngập úng.

Nhiệt độ: Cây khế chịu nhiệt độ cao. Cây lớn có thể chịu được rét đậm, rét hại và nắng nóng. Ở nhiệt độ mát 22 đến 25 độ C, quả chín đẹp và vị thơm ngon, lứa quả chín vào cuối thu là tốt nhất. Cây khế không ưa ánh sáng chiếu thẳng, nhất là khế ngọt mà ưa bóng râm, nên trồng xen trong vườn có các cây cao, hay dưới giàn leo che bớt ánh nắng là rất tốt.

Kích thước chậu: tối thiểu 60cm x 60cm. Mỗi năm cơi thêm đất cho khế đủ sức phát triển.

kinh nghiem cham cay khe ngot ra trai quanh nam bang chau tren san thuong
Chậu trồng khế.
kinh nghiem cham cay khe ngot ra trai quanh nam bang chau tren san thuong
Khế sai quả và cho quả quanh năm.

2. Mẹo cho cây khế ngọt ra trái quanh năm

Cây khế rất cần nước trong giai đọan nuôi quả từ tháng 6 đến cuối năm, vì khô hạn sẽ làm quả bị rụng nhiều. Do vậy khi nuôi quả, phải đủ ẩm và phải tưới trung bình ngày 2 lần sáng sớm và chiều tối.

Để cây khế ra trái quanh năm, chúng ta có thể tham khảo mẹo sau:

- Một: Cắt bỏ phần ngọn non của các cành khế đang phát triển chừng 20cm. Cắt bỏ tất cả các cành trên cây càng tốt. Làm như vậy khế ngọt bị đau tức sẽ ra nhiều lộc ở các kẽ lá và các chùm hoa nhỏ li ti cũng sẽ mọc ra để cho quả. Khi hoa đã ra ta tiếp tục thúc phân và tưới nước cho cây để nuôi quả. Chú ý: Đối với cây to cao, nhiều cành lá ta chỉ chọn bẻ những cành to thấp, những cành nhỏ hơn bỏ lại rồi lại bẻ cho đợt tiếp theo.

- Hai: Các bạn bấm hết các đọt của cây, cắt nước khoảng 2-3 ngày. Dùng phân Urê pha thật loãng tưới, khoảng 50 ngày sau cây sẽ ra hoa và cho trái lớn. Nếu bạn muốn khế đậu nhiều trái, bạn hãy đắp vào gốc khế hữu cơ mục tối thiểu 1 năm 2 lần và bón phân dơi 2 tháng 1 lần, thỉnh thoảng tưới thêm nước gạo vo 1 tuần 1 lần Khi thấy trái đang lớn, nhớ bón phân cho cây, để cây nuôi trái mà không bị suy sau khi thu hái trái xong cũng thêm phân cho cây để cây phục hồi nhanh.

kinh nghiem cham cay khe ngot ra trai quanh nam bang chau tren san thuong
kinh nghiem cham cay khe ngot ra trai quanh nam bang chau tren san thuong
kinh nghiem cham cay khe ngot ra trai quanh nam bang chau tren san thuong
kinh nghiem cham cay khe ngot ra trai quanh nam bang chau tren san thuong

3. Chăm sóc duy trì

Bạn cắt bỏ những cành vượt lên cao. Đối với cây khế, mỗi năm phải cắt những cành vượt 1 lần, tốt nhất là cắt vào mùa khô khoảng tháng 2, tháng 3 dương lịch để cây ra chồi mới, trẻ và khỏe, có nhiều ánh nắng mới ra nhiều hoa, quả to.

Nếu để cành vượt cũng ra hoa nhiều nhưng quả nhỏ. Muốn cây dễ đậu trái cũng phải tỉa bớt cành lá cho thông thoáng. Làm như vậy là có cây khế ngọt ra quả quanh năm.

kinh nghiem cham cay khe ngot ra trai quanh nam bang chau tren san thuong
kinh nghiem cham cay khe ngot ra trai quanh nam bang chau tren san thuong

4. Phòng trừ sâu bệnh:

- Khế thường bị các loại sâu non (thuộc bộ cánh phấn) và ruồi đục trái phá hoại. Chúng gây hại cả hoa và trái non. Để phòng trừ có thể dùng thuốc trừ sâu tự chế.

- Hàng năm, vào mùa khô, dùng nước vôi bão hoà quét vào gốc cây để bảo vệ cây, ngăn ngừa các loài sâu đục vỏ, đục thân… xâm nhập gây hại.

- Vệ sinh vườn sạch sẽ, quét dọn lá rụng, trái rụng đưa ra khỏi vườn. Sau khi thu hái hết lứa trái khế ngọt cuối cùng ta dọn vệ sinh quanh gốc, xới xáo nhổ cỏ đốn tỉa bỏ hết các cành con, cành còi cọc, cành mọc sát đất.

- Bón phân hồi sức cho cây bằng phân bò hoai mục. Tưới nước giữ ẩm thường xuyên.

Từ khóa » Khế Không Ra Quả