Kinh Nghiệm Cho Ngươi Tự Học Đầu Từ Chứng Khoán

Bất kì nhà đầu tư mới khi bước chân vào thị trường chứng khoán cũng cảm thấy lo lắng và không biết mình nên đi theo hướng nào.

Nên đầu tư cũng như sẽ mua cổ phiếu của doanh nghiệp nào để không bị lỗ. Và cắt lỗ đúng lúc .

Vì thế nếu chuẩn bị các kiến thức tốt sẽ hạn chế tối đa rủi ro gặp phải khi đầu tư ?

I. Người tự học đầu tư chứng khoán cần phải chuẩn bị gì ?

06 bước mà SFG mang đến cho bạn khi bạn mới bắt đầu bước chân vào thị trường chứng khoán

Chuẩn bị những gì trước khi đầu tư chứng khoán
Chuẩn bị những gì trước khi đầu tư chứng khoán

Bước 1: Học, tìm hiểu kiến thức

Để làm bất cứ việc gì hiệu quả, việc đầu tiên luôn là nắm rõ các kiến thức cơ bản để làm nền móng phát triển. Đặc biệt ngành tài chính này kiến thức và thông tin lại rất cực kì quan trọng.

Vì vậy bạn nên tham gia vài khóa học chứng khoán nho nhỏ. Tuy có thể chưa giúp bạn thành chuyên gia ngay. Nhưng nó sẽ cung cấp cho bạn sườn kiến thức cơ bản để có thể biết cách tìm hiểu và chọn lọc thông tin

Bước 2: Vốn đầu tư

Tiếp theo là bạn để ra một số vốn dùng đầu tư: Có thể là tiền nhàn rỗi, Tiền chưa sử dụng,….

Bước 3: Thiết bị và phần mềm hỗ trợ

Thiết bị laptap, máy tính, điện thoại có kết nối ứng dụng cũng như truy cập được internet để thường xuyên cập nhập thông tin trên thị trường chứng khoán.

Phần mềm hỗ trợ cho nhà đầu tư có thể lọc và phân tích cũng như theo dõi các thông số kỹ thuật của các loại cổ phiếu từ đó giúp cho người chơi thuận tiện hơn trong việc mua bán cổ phiếu.

Bước 4: Phân tích nghiên cứu

Thời gian để nghiên cứu cũng như quan sát các số liệu của các mã mà bạn quan tâm. Từ đó đưa ra những lựa chọn chính sác để chốt lời.

Bước 5: Cách tiếp cận nguồn thông tin

Có quá nhiều thông tin để bạn quan tâm và những thông tin đấy chưa chắc đã là những thông tin chính xác. Vì vậy bạn xem thông tin trên nguồn nào và cách bạn tiếp cận thông tin đó. Sẽ tác động trực tiếp đến lựa chọn của bạn .

SFG giới thiệu cho bạn những kênh thông tin chính thống sau:

  • Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước
  • Cổng Thông Tin Điện Tử Bộ Tài Chính
  • Báo Điện Tử Của Chính Phủ Nước CHXHCN Việt Nam
  • Trang Thông Tin Điện Tử Cafef
  • Trang Tin Tức Chứng Khoán Viet Stock
  • Thông Tin Tại Stock Farmer

Bước 6: Lập kế hoạch

Sau khi đã thực hiện 5 bước trên thì bạn phải có kế hoạch cũng như chiến lược đầu tư rõ ràng để biết bước tiếp theo mình cần phải làm gì. Khi nào thì mua thêm vào khi nào thì bán để cắt lỗ. Và tránh những va vấp đầu tiên.

Kinh nghiệm của các chuyên gia chứng khoán
Kinh nghiệm của các chuyên gia chứng khoán

II. Xây Dựng Kế Hoạch Tổng Thể Hoàn Hảo

Vậy thì điều gì tạo nên một kế hoạch giao dịch tốt? Dưới đây là 10 yếu tố cần thiết cho mọi kế hoạch:

1. Khả năng đánh giá

Bạn đã sẵn sàng để giao dịch? Bạn đã thử nghiệm chiến lược của mình trên sàn giao dịch chứng khoán ảo chưa và bạn có tự tin rằng chiến lược này sẽ hoạt động hiệu quả không? Bạn có thể đi theo những tín hiệu của thị trường mà không do dự hay không?

Giao dịch là một trận chiến một mất một còn. Những chuyên gia thực thụ luôn sẵn sàng và họ sẽ kiếm lời từ đám đông, những người thiếu kế hoạch, đánh mất tiền của mình bởi những sai lầm chết người.

2. Chuẩn bị tâm lý

Bạn có cảm thấy mình đủ sức đương đầu với thử thách trước mắt không? Nếu chưa sẵn sàng về mặt cảm xúc và tâm lý để tham gia “chiến đấu” trong các thị trường, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi vì nếu không, bạn sẽ dễ mất hết tiền đấy.

Điều này chắc chắn sẽ xảy ra nếu bạn đang bực tức, mệt mỏi, bận rộn hoặc bị phân tâm bởi các việc khác. Nhiều nhà giao dịch có một câu thần chú mà họ nhẩm đọc liên tục trước ngày giao dịch. Bạn cũng có thể tạo một câu thần chú như vậy để trấn an mình.

3. Xác định mức độ rủi ro

Mỗi khi giao dịch, danh mục của bạn có thể chịu mức rủi ro ra sao? Mức này có thể nằm trong khoảng từ 1% đến 5% giá trị danh mục trong ngày giao dịch nhất định. Nghĩa là tại bất kỳ điểm nào trong ngày, nếu số tiền lỗ đạt đến ngưỡng đó, bạn sẽ ra khỏi thị trường.

Yếu tố này phụ thuộc vào phong cách giao dịch và khả năng chấp nhận rủi ro của bạn. Khi diễn biến thị trường không như những gì bạn nghĩ, hãy ngừng giao dịch để “dưỡng sức” cho lần sau.

4. Thiết lập mục tiêu

Trước khi giao dịch, hãy thiết lập mục tiêu lợi nhuận khả thi cũng như tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận mong muốn. Tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận tối thiểu có thể chấp nhận là gì? Nhiều người sẽ không giao dịch trừ khi lợi nhuận tiềm năng ít nhất gấp ba lần rủi ro.

Ví dụ, nếu điểm cắt lỗ của bạn là mất một đô la trên mỗi cổ phiếu, lợi nhuận mục tiêu của bạn nên là 3 đô. Hãy đặt mục tiêu lợi nhuận hàng tuần, hàng tháng và hàng năm bằng giá trị thực hoặc theo tỷ lệ phần trăm của danh mục đầu tư, và thường xuyên đánh giá lại chúng.

5. Nghiên cứu kỹ càng

Trước khi thị trường bắt đầu giao dịch, thế giới có những sự kiện gì? Các thị trường nước ngoài đang lên hay xuống? Các hợp đồng tương lai theo chỉ số như quỹ ETF chỉ số S & P 500 hay Nasdaq 100 tăng điểm hay giảm điểm?

Hợp đồng tương lai theo chỉ số là một dấu hiệu tốt để đánh giá tình hình thị trường trước phiên giao dịch. Những số liệu kinh tế hoặc thu nhập nào chuẩn bị được công bố và thời điểm công bố là khi nào?

Hãy dán một danh sách lên tường trước mặt bạn và quyết định xem bạn muốn giao dịch trước khi một báo cáo kinh tế quan trọng công bố hay không.

Đối với hầu hết các nhà giao dịch, tốt hơn là nên chờ cho đến khi báo cáo được công bố để tránh rủi ro không cần thiết. Những chuyên gia giao dịch dựa trên xác suất chứ họ không đánh bạc vu vơ.

6. Chuẩn bị cho giao dịch

Trước ngày giao dịch, hãy khởi động lại máy tính của bạn để làm sạch bộ nhớ RAM. Dù bạn sử dụng hệ thống và chương trình giao dịch nào, hãy xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, thiết lập cảnh báo cho tín hiệu vào và ra cũng như đảm bảo rằng tất cả các tín hiệu thật rõ ràng cả về hình ảnh lẫn âm thanh để dễ nhận biết. Không gian giao dịch của bạn không nên có nhiều thứ gây mất tập trung. Hãy nhớ rằng, bạn đang kinh doanh, và sự phân tâm có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.

7. Đặt ra quy tắc rút khỏi thị trường

Hầu hết các nhà giao dịch phạm phải sai lầm khi quá tập trung tìm kiếm tín hiệu mua, nhưng lại ít chú ý xem khi nào nên ra khỏi thị trường. Nhiều nhà giao dịch không muốn bán khi mất giá vì họ không muốn bị lỗ.

Hãy vượt qua cảm giác này hoặc bạn sẽ không thể trở thành một nhà giao dịch giỏi. Thua lỗ chỉ ra rằng bạn đã sai. Đừng cay cú.

Nhà giao dịch chuyên nghiệp lỗ nhiều hơn lãi, nhưng họ biết cách quản lý tiền vốn và hạn chế thua lỗ nên đến cuối cùng vẫn kiếm được lời.

Trước khi giao dịch, bạn nên tìm điểm ra khỏi thị trường cho mình. Có ít nhất hai thời điểm như vậy cho mọi giao dịch.

Thứ nhất, mức cắt lỗ của bạn là gì khi giao dịch diễn ra ngược với kỳ vọng của bạn? Bạn phải viết điều này ra. Đừng cho rằng tâm lý của bạn đủ vững.

Thứ hai, mỗi giao dịch phải có mục tiêu lợi nhuận. Khi đã đạt được mục tiêu đó, hãy bán một phần vị thế của mình và bạn có thể đặt lệnh cắt lỗ cho phần còn lại đến điểm hòa vốn nếu muốn.

Như đã nói ở trên, đừng bao giờ chấp nhận rủi ro vượt quá một tỷ lệ xác định của danh mục đầu tư.

8. Đặt ra quy tắc vào thị trường

Lời khuyên này đưa ra sau lời khuyên về ra khỏi thị trường vì lý do: ra khỏi thị trường quan trọng hơn rất nhiều so với vào thị trường.

Một nguyên tắc vào thị trường điển hình có thể được diễn đạt như thế này: “Nếu có tín hiệu và có mục tiêu lợi nhuận tối thiểu gấp ba lần mức lệnh cắt lỗ và đang ở ngưỡng hỗ trợ, hãy mua ngay hợp đồng hoặc cổ phần X.”

Chiến lược của bạn cần phức tạp một chút để có hiệu quả, nhưng phải đơn giản để có thể đưa ra quyết định nhanh chóng. Nếu phải đạt được 20 điều kiện và phần lớn những điều kiện này mang tính chủ quan, bạn sẽ gặp khó khăn khi giao dịch.

Máy tính thường giao dịch tốt hơn so với người. Điều này lý giải tại sao gần 50% tất cả các giao dịch diễn ra trên thị trường chứng khoán New York là kết quả của chương trình máy tính.

Máy tính không phải suy nghĩ hoặc cảm thấy vui vẻ để giao dịch. Nếu điều kiện được đáp ứng, chúng sẽ mua. Khi giao dịch có vấn đề hoặc đạt đến mục tiêu lợi nhuận, chúng sẽ bán.

Chúng không bực tức hoặc tự mãn sau khi giao dịch thành công. Mỗi quyết định được dựa trên xác suất.

9. Lưu lại lịch sử giao dịch

Nhà giao dịch giỏi là người biết cách ghi lại hoạt động của mình. Nếu giao dịch thành công, họ muốn biết chính xác lý do và cách thức của thành công đó. Quan trọng hơn, họ làm điều tương tụ khi thua lỗ, để không lặp lại sai lầm.

Hãy viết ra mục tiêu, quy tắc mua và bán khi giao dịch, thời điểm, ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, biên độ mở cửa hàng ngày, giá mở và đóng cửa trong ngày và ghi lại lý do giao dịch cũng như bài học rút ra.

Ngoài ra, bạn nên lưu lại lịch sử giao dịch của bạn để khi cần có thể tìm lại và phân tích lợi nhuận hoặc tổn thất của một chiến lược cụ thể, số lỗ (số tiền bị mất trong mỗi giao dịch khi áp dụng một chiến lược), thời gian trung bình cho mỗi giao dịch (cần tính toán hiệu suất giao dịch) và các yếu tố quan trọng khác, và cũng có thể so sánh chúng với chiến lược “mua và giữ”.

Hãy nhớ rằng, đây là một hoạt động kinh doanh và bạn là người làm kế toán.

10. Rà soát và tổng kết

Sau mỗi ngày giao dịch, tính toán lãi lỗ không quan trọng bằng việc biết tại sao và bằng cách nào bạn đạt được kết quả như vậy. Hãy ghi lại kết luận của bạn trong nhật ký giao dịch để tham khảo sau.

III. Kinh Nghiệm Cho Người Mới Bắt Đầu Chơi Chứng Khoán

1. Tài Khoản

Nếu các bạn muốn đầu tư chứng khoán thì bước đầu tiên bạn cần phải có một tài khoản chứng khoán. Bạn có thể mở tài khoản ở bất cứ công ty chứng khoán (CTCK) nào trong số 70 công ty chứng khoán ở Việt Nam.

Tài khoản chứng khoán giúp bạn thực hiện giao dịch (trading) mua bán cổ phiếu.

Do đó, bạn nên mở tài khoản ở một CTCK uy tín, có dịch vụ tư vấn và chăm sóc khách hàng tốt. Điều này rất quan trọng, vì chất lượng tư vấn và dịch vụ tốt sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều để có được lợi nhuận tối đa đồng thời hạn chế tối thiểu những rủi ro, thua lỗ mà bạn có thể gặp phải

Thủ tục mở Tài khoản Chứng khoán

Thủ tục mở tài khoản khá đơn giản, giống như mở tài khoản ở ngân hàng, bạn chỉ cần có chứng minh nhân dân (hoặc thẻ căn cước) rồi điền vào bản hợp đồng mở tài khoản và đăng ký dịch vụ, sau đó ký (ghi rõ họ tên) là đủ.

Mở Tài Khoản Yuanta Việt Nam: Tại Đây

Mở tài khoản chứng khoán Yuanta Việt Nam
Mở tài khoản chứng khoán Yuanta Việt Nam

Xem video hướng dẫn Tại Đây

Sau khi đã mở tài khoản, bạn nộp tiền vào là có thể mua bất cứ mã cổ phiếu nào mà bạn muốn (trong số 1.350 mã cổ phiếu đang niêm yết trên 2 sàn HOSE và HNX).

Cổ phiếu bạn mua được thể hiện dưới hình thức dữ liệu điện tử (bạn không thể cầm nắm được như sổ cổ đông thông thường – được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ).

Số lượng cổ phiếu mà bạn có thể mua tương ứng với số tiền bạn đang có trong tài khoản. Ngoài ra, công ty chứng khoán nơi bạn mở tài khoản còn cho bạn vay gấp đôi hoặc gấp ba số tiền mà bạn đang có để mua cổ phiếu, đây gọi là dịch vụ đòn bẩy tài chính – margin, bạn có thể sử dụng dịch vụ này hoặc không (theo mình thì các bạn không nên sử dụng dịch vụ này, đặc biệt là đối với các bạn mới).

Quy trình thanh toán hiện nay đang áp dụng ở TTCK Việt Nam là T+2 (ngày bạn thực hiện giao dịch là T+0).

Có nghĩa là sau 2 ngày làm việc, cổ phiếu bạn mua sẽ về tài khoản, nhưng do cổ phiếu bạn mua sẽ về tài khoản cuối giờ chiều ngày T+2 nên phải sang ngày T+3 (tức là 3 hôm sau ngày bạn mua) bạn mới có thể bán được cổ phiếu đó (chốt lời hay cắt lỗ tùy thuộc vào giá cổ phiếu bạn bán cao hơn hay thấp hơn so với giá cổ phiếu lúc bạn mua) hoặc bạn có thể giữ cổ phiếu trong tài khoản đến bất cứ khi nào mà bạn muốn.

Và sau khi bán cổ phiếu xong, 2 ngày sau tiền sẽ về tài khoản của bạn và bạn có thể rút tiền. Hoặc bạn có thể rút tiền ngay sau khi bạn bán cổ phiếu (bằng cách sử dụng dịch vụ ứng trước  phí ứng trước là 0.04%/ số tiền ứng)

2. Vốn đầu tư tầm khoản bao nhiêu ?

Các công ty chứng khoán cũng không yêu cầu hay bắt buộc bạn phải có bao nhiêu tiền, bạn có vài trăm nghìn cũng có thể mở tài khoản, tiến hành mua cổ phiếu chứng khoán và giao dịch. Tuy nhiên tại mỗi sàn chứng khoán sẽ có quy định về số lượng cổ phiếu tối thiểu bạn có thể mua“, một chuyên gia chứng khoán tư vấn:

Để bắt đầu chơi chứng khoán thì số tiền cần thiết là không nhiều bởi việc mở một tài khoản giao dịch trên các sở chứng khoán tại Việt Nam là rất dễ dàng.

Tuy nhiên để đầu tư chứng khoán và kiếm lợi nhuận từ nó thì số vốn bạn cần có lại không hề nhỏ bởi giá của các cổ phiếu Blue Chip (nhóm cổ phiếu dẫn đầu các ngành và mang lại lợi nhuận ổn định) luôn khá cao như:

  • VNM(VINAMILK-115000 đồng/cổ phiếu), 
  • VCB(Vietcombank-83000 đồng/cổ phiếu), 
  • FB(Facebook-241,45 đô la mỹ/cổ phiếu), 
  • JNJ(JOHNSON & JOHNSON-142,07 đô la mỹ/cổ phiếu).

Mọi người  cũng có thể tham khảo một số mã chứng khoán tiềm năng thời điểm này, theo nhận định của nhiều người sành chơi.

Hiện trên thị trường chứng khoán, nhóm cổ phiếu ngân hàng như VCB, BID, CTG…đang tăng trưởng tốt, nhóm Vin Group đồng loạt tăng, trong đó VRE là cái tên cũng rất đáng lưu ý trong các phiên giao dịch gần đây.

Nhóm cổ phiếu thép cũng tiếp tục thu hút dòng tiền trên thị trường, hai cổ phiếu HSG và HPG nằm trong 4 mã giao dịch nhiều nhất thị trường. Sau thông tin vợ cũ của ông Lê Phước Vũ hoàn tất bán toàn bộ cổ phiếu, mã HSG tăng giá hơn 2% lên 10.300 đồng/cp

Hi vọng bạn sẽ có đánh giá và đưa ra quyết định cho mình.

3. Lời Khuyên Của SFG:

Bạn nên tham gia các lớp học chứng khoản, các group và cộng đồng để học hỏi và cập nhật thêm thông tin về thị trường chứng khoán trong và ngoài nước.

Bạn có thể tham khảo lớp học chứng khoán cơ bản hỗ trợ thực chiến trọn đời của SFG. Tại Đây 

Phần mềm lọc cổ phiểu S-advisor giúp bạn khi Đúng thì ăn trọn sóng, mà khi Sai thì mất rất ít: Xem Thêm

Đầu tư cổ phiếu cùng SFG
Đầu tư cổ phiếu cùng SFG

Từ khóa » Học Về Chứng Khoán Cơ Bản