Kinh Nghiệm Chụp ảnh Với đèn Flash để Hình ảnh Vẫn Sống động ...

Kinh nghiệm chụp ảnh với đèn flash để hình ảnh vẫn sống động, sắc nét. Cùng tham khảo những thông tin bổ ích dưới đây để có những khuôn hình thật ấn tượng nhé

Hướng dẫn chụp ảnh với đèn flash

Nếu ảnh bạn chụp bằng máy DSLR và đèn flash rời thường bị quá sáng, quá tối, hay sáng tối loang lổ, bạn cần hiểu thêm về đèn flash và những kỹ thuật cơ bản để "khống chế" nó, bắt nó phải cho ảnh chụp đẹp hơn.

Khi môi trường không đủ ánh sáng để chụp một bức ảnh có chất lượng, bạn cần phải tự tạo thêm một chút ánh sáng, thường là bằng đèn flash của máy ảnh. Để chụp ảnh với đèn flash đẹp hơn, bạn nên tìm hiểu các chế độ và thiết lập của flash. Nhưng quan trọng là bạn phải hiểu cách đèn flash hoạt động như thế nào, nghĩa là quá trình chụp ảnh với đèn flash xảy ra như thế nào.

Sau đây là 9 cách để tránh ảnh bị quá chói hay độ tương phản quá cao khi chụp với đèn flash.

1. Nguồn sáng càng khuếch tán, ánh sáng càng dễ chịu

Chắc hẳn bạn từng được khuyên không nên chụp ảnh khi nắng gắt, hoặc nên đợi lúc mặt trời khuất sau mây. Tương tự như vậy, kết quả sẽ tốt hơn khi bạn dùng kỹ thuật đánh bounce (đánh flash vào tường, trần nhà để dội sáng) hoặc dùng một nắp chụp để tạo ánh sáng tản.

Dùng nắp chụp để khuếch tán ánh sáng. Ảnh: PCWorld Mỹ

Những kỹ thuật này đều khai thác quy luật sơ khởi về chiếu sáng: Nguồn sáng rộng thường chiếu lên chủ thể ánh sáng dịu và hấp dẫn hơn. Còn tia sáng hẹp như từ đèn pin hay mặt trời (tuy lớn hơn nhiều so với trái đất, nhưng theo góc độ của máy ảnh thì hẹp hơn) là loại ánh sáng khó chịu làm cho bóng đổ trong ảnh rõ rệt hơn và độ tương phản cao hơn. Nhưng nếu bạn khuếch tán ánh sáng lên một vùng rộng hơn làm nguồn sáng lớn hơn và tản, bạn có thể làm dịu ánh sáng và giảm độ tương phản để ảnh trông tự nhiên hơn. Tìm hiểu và áp dụng quy luật này về ánh sáng, bạn có thể làm thay đổi chất lượng ảnh chụp.

2. Nguồn sáng càng xa càng ít bị hiệu ứng

Điều này rất hiển nhiên, nhưng chúng ta nên ôn lại vài điều cơ bản về khoa học.

Theo định luật vật lý, độ sáng bị giảm bớt với bình phương khoảng cách. Nếu đặt nguồn sáng cách vật cần chụp 3m, chủ thể sẽ chỉ nhận ¼ ánh sáng so với lượng ánh sáng nó nhận được ở khoảng cách 1,5m.

Chủ thể chỉ nhận ¼ ánh sáng khi cách nguồn sáng 3m so với lượng ánh sáng nó nhận được ở khoảng cách 1,5m.

Nói theo thuật ngữ nhiếp ảnh, đó là độ giảm 2 stop (nấc) về giá trị phơi sáng. Nghĩa là bạn có thể hoàn toàn thay đổi ánh sáng lên chủ thể bằng cách dời ngọn đèn đến gần hay xa chủ thể hơn.

3. Đèn flash hầu như không có tác dụng lên hậu cảnh

Đèn flash của máy ảnh không có tác dụng đối với hậu cảnh nếu hậu cảnh ở khá xa chủ thể.

Đèn flash của máy ảnh không có tác dụng đối với hậu cảnh nếu hậu cảnh ở khá xa chủ thể. Ảnh: Huy Thắng.

Giả sử bạn đang chụp ảnh ở ngoài trời. Bạn có thể di chuyển nguồn sáng gần hơn hay xa hơn để thay đổi độ phơi sáng tương đối lên chủ thể, nhưng hậu cảnh sẽ có cùng độ phơi sáng nếu mọi yếu tố khác không thay đổi. Bạn có thể tự do thay đổi vị trí của đèn flash và các thiết lập mà không cần phải quan tâm đến những gì xảy ra ở sau chủ thể.

Điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ chiếu sáng được phần hậu cảnh xa bằng đèn flash của máy ảnh.

4. Có thể tiết giảm cường độ flash

Bạn không cần phải lúc nào cũng dùng flash hết cường độ. Dĩ nhiên, máy ảnh của bạn luôn cố phơi sáng ảnh chụp đúng mức khi chớp flash. Nhưng đôi khi máy không thực hiện đúng như vậy, nhất là khi chụp một chủ thể rất gần. Nếu bạn thấy chủ thể bị phơi sáng quá độ, hãy thử giảm cường độ của flash. Hãy tham khảo sách hướng dẫn đi kèm máy ảnh và tìm các thiết lập trên máy ảnh để thực hiện việc này. Nếu không, bạn có thể thử dùng giải pháp “công nghệ thấp” bằng cách phủ một lớp vải mỏng hay tấm giấy trắng lên flash để giảm cường độ ánh sáng.

5. Ánh sáng có màu

Ánh sáng có một màu rõ ràng gắn kết với nó được gọi là nhiệt độ màu (color temperature), được tính bằng độ K (Kelvin). Máy ảnh có tính năng điều chỉnh nhiệt độ màu, gọi là cân bằng trắng (white balance), và đa số người dùng chúng ta thường để ở chế độ tự động Auto. Nhưng tùy theo máy, bạn có thể chỉnh ở thiết lập nhiệt độ cụ thể nào đó hay chọn chế độ chiếu sáng Sunset (hoàng hôn), Overcast (có mây), Tungsten (bóng đèn dây tóc), Florescent (đèn huỳnh quang) hay Candlelight (đèn nến).

Dưới đây là chỉ số độ K của các thời điểm trong ngày hay môi trường ánh sáng:

• Chạng vạng = 12000 • Bóng râm = 7500 • Có mây = 6500 • Sáng sớm hay chiều tối = 4300 • Bình minh và hoàng hôn = 3000 • Đèn nến = 2000

Nếu thấy ảnh bị ngả màu khi xem trên máy tính, bạn có thể dùng công cụ cân bằng trắng trong trình biên tập hình ảnh để chỉnh sửa.

Sự khác nhau của nhiệt độ K cho màu sắc trong ảnh khác nhau. Ảnh: PCWorld Mỹ.

Trong các ảnh trên, bạn có thể thấy tác dụng cân bằng trắng trong cùng một cảnh. Quả bí bên trái được chụp ở nhiệt độ khoảng 3000K, còn quả bên phải được chụp ở 5500K.

6. Tránh hiện tượng mắt đỏ

Trong điều kiện thiếu sáng, mắt của người được chụp phải dãn rộng ra để giúp nhìn rõ hơn. Khi ánh đèn flash đi qua, ánh sáng được phản chiếu trên võng mạc đỏ của tròng đen mắt, làm mắt bị đốm phát sáng như hiện tượng “mắt quỷ”.

Bạn nên biết lý do có hiện tượng mắt đỏ là vì flash được đặt quá gần ống kính của máy ảnh, ánh sáng chiếu đến mắt và bị phản chiếu lại rồi bị ống kính chụp được. Có vài cách để tránh hiệu ứng mắt đỏ:

• Tránh chụp trong điều kiện tối. • Có thể tắt flash và dùng ánh sáng xung quanh. • Để flash xa ống kính.

Đa số người dùng máy ảnh số ống kính rời DSLR thường chọn cách sau cùng. Khi đó, bạn có thể cầm flash rời trên tay, gắn flash lên giá, hay cho flash chiếu dội lên tường hay trần nhà.

7. Flash dạng vòng dùng để chụp cận cảnh

Ảnh chụp chân dung gần có thể bị hỏng vì ánh sáng từ flash chiếu không đều. Và các ảnh chụp cận cảnh (macro) có thể bị cháy sáng và bị bóng trông xấu đi. Giải pháp để khắc phục tình trạng này là dùng một loại đèn flash gọi là ring flash (flash dạng vòng).

Flash dạng vòng là một dụng cụ có nhiều đèn flash bao quanh ống kính thay vì đặt ở phía trên máy ảnh. Các flash này chớp lên cùng lúc, tạo thành một vòng ánh sáng chiếu lên chủ thể từ nhiều phía. Các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp – và dĩ nhiên là dư khả năng về tài chính – thỉnh thoảng mua loại flash dạng vòng tối tân này để dùng với máy ảnh DSLR của họ. Những người dùng Canon có thể chọn loại Macro Ring Lite giá 500 USD để chụp cận cảnh.

Flash dạng vòng Photojojo Ring Flash Adapter. Ảnh: PCWorld Mỹ.

Dĩ nhiên, mức giá 500 USD hay cao hơn là một số tiền khá lớn để mua loại flash mà đôi khi bạn mới dùng đến. Bạn có thể tự làm một đèn flash dạng vòng rẻ tiền với giá chỉ khoảng 10 USD bằng những món đồ gia dụng như chén nhựa, keo dán, băng keo và giấy kim loại. Hay bạn có thể mua một loại như Ring Flash Adapter của Photojojo giá không đắt lắm, chỉ 40 USD.

8. Flash phủ giúp giảm bóng đen

Một số người dùng có thể cho rằng đèn flash chỉ dùng để thay thế ánh sáng mặt trời, nên chỉ dùng flash để chụp vào ban đêm hay trong điều kiện thiếu sáng khác. Nhưng flash đôi khi còn có công dụng hơn thế nữa.

Flash phủ giúp giảm bóng đen - Ảnh: Huy Thắng.

Bạn có thể dùng flash để chiếu phủ vào những vùng tối thường xuất hiện khi chụp ngoài trời dưới ánh sáng mặt trời chói chang. Hãy đặt flash của máy ảnh ở chế độ “Fill” hay “Forced Flash” (trong tiếng Việt thường được gọi là "bồi đèn" hay "đánh bồi"). Trong chế độ này, flash lúc nào cũng sẽ chớp, ngay cả khi có đủ ánh sáng. Bằng cách này, bạn có thể chiếu phủ sáng vào các vùng tối và ngay cả những vùng có độ tương phản trong ảnh chân dung. Hay khi bạn hướng máy ảnh chụp về phía mặt trời, đèn flash chế độ đánh bồi cũng giúp có thể ngăn chủ thể trở nên bị đen do chụp ngược sáng.

9. Chiếu sáng nhiều điểm để chụp chân dung tốt hơn

Một trong những hạn chế của việc dùng một đèn flash của máy ảnh là nó chỉ phát ra một nguồn sáng. Và như vậy sẽ tạo hình ảnh trông không thực và vùng tối nhiều độ tương phản.

Để giải quyết vấn đề này, bạn nên dùng nhiều đèn flash. Việc này cũng rất dễ thực hiện. Hầu hết các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp thường dùng cách chiếu sáng 3 điểm. Một đèn chính chiếu sáng mặt chủ thể, một đèn khác để chiếu phủ vào vùng tối không muốn có và một đèn chiếu sáng ngược để thêm sáng cho cảnh xung quanh.

Bạn có thể dùng phương pháp chiếu sáng 3 điểm bằng cách thêm 1 hay nhiều đèn flash phụ. Flash phụ có một bộ cảm biến để giúp nó tự động chớp khi nó cảm nhận flash chính của máy ảnh chớp lên. Các loại flash này không đắt tiền và dùng được với hầu hết các loại máy ảnh kỹ thuật số. Chúng rất thuận tiện vì bạn có thể đặt flash phụ bất kỳ chỗ nào bạn thích: trên giá flash, chân 3 càng hay thậm chí trên mặt bàn gần đó. Dùng thêm đèn flash, bạn có thể dễ dàng thiết lập nhanh studio của riêng mình.

Sử dụng đèn flash trong chụp ảnh

Ánh sáng mặt trời luôn là nguồn sáng tuyệt vời nhất cho một bức ảnh. Thế nhưng, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể có được nguồn ánh sáng tự nhiên và vô giá này. Và khi ấy, chiếc đèn flash trở nên một người bạn quý giá cho những ai đang cần một bức hình.

Về lý thuyết, sử dụng đèn flash của máy chụp hình là việc đơn giản: Bạn cần sự trợ giúp này khi không thể chụp ảnh chỉ với ánh sáng tự nhiên. Hầu hết máy ảnh hiện nay đều trang bị đèn flash, tuy nhiên bạn nên tham khảo các thủ thuật bên dưới để đảm bảo luôn “săn” được những bức ảnh đẹp nhất.

Đèn flash phụ của Canon Ảnh: Canon.com

Khi nào nên dùng flash

Một số người luôn để đèn flash máy chụp hình ở chế độ mở, do đó sẽ có trường hợp đèn flash “đánh” không cần thiết. Trong khi đó, vài người lại tắt hẳn flash. Tốt nhất, bạn nên tắt flash và chỉ bật khi thực sự cần thiết.

Khi chụp lại khoảnh khắc của một hành động trong điều kiện ánh sáng yếu sử dụng flash, bạn cần tiên đoán trước vị trí nào của hành động mà mình sẽ chụp, lấy tiêu điểm (focus) trước bằng cách giữ nhẹ lên nút chụp ảnh, lúc này, khung tiêu điểm trên màn hình LCD sẽ chuyển từ trắng sang màu xanh lá cây. Cách này sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy được khoảnh khắc như ý của hành động đang diễn ra và giảm bớt độ trễ của màn trập. Lưu ý là giữ đối tượng chụp nằm trong phạm vi của đèn flash, thông thường là 5 m.

Một cách thức khác có thể áp dụng là tắt flash và tăng độ phơi sáng. Lúc này, máy ảnh sẽ giữ cho màn trập mở lâu hơn, cho phép nhiều ánh sáng vào trong bộ cảm biến hơn. Cách thức này cần được thử nghiệm nhỏ vì một vài lỗi có thể xuất hiện kèm theo sự gia tăng độ mờ trên ảnh. Tuy vậy, độ trung thực của ảnh được gia tăng đáng kể khiến các lỗi trên không còn là vấn đề lớn.

Dùng flash đúng cách

Hầu hết máy chụp hình đều cảnh báo người dùng bằng một biểu tượng trên kính ngắm khi không đủ ánh sáng để có được bức ảnh đẹp nếu không dùng đèn flash. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để hiểu được thông báo và để giải quyết tình huống này. Bạn cũng có thể kiểm tra tốc độ màn trập mà máy ảnh đang dự định sử dụng; giá trị dưới 1/60 giây là quá chậm. Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng độ nhạy ISO hay bật flash. Nhiều khả năng đèn flash trên máy ảnh của bạn còn hỗ trợ các chế độ khác ngoài tắt và mở. Bạn phải biết rõ khi nào cần chuyển hẳn sang chế độ “phủ flash “ (fill flash) để tránh hiện tượng bóng đổ khi chụp ảnh người đang đứng ngoài trời dưới ánh nắng trực tiếp, và khi nào cần chọn tính năng giảm mắt đỏ (red eye reduction) để chụp ảnh trong nhà dưới điều kiện thiếu sáng.

Canon Mark III và flash đánh đèn liên tục EX 580

Ánh sáng mặt trời tự nhiên luôn luôn mang lại cho bức ảnh màu sắc trung thực và có chiều sâu hơn cả dù là buổi tối hay ban ngày. Ảnh chụp thuận sáng sẽ cho khuôn mặt người được chụp tươi tắn, hài hòa cùng cảnh vật. Trường hợp khi có nắng gây loang lổ khuôn mặt, bạn nên chọn chế độ xả thích hợp. Theo nhiều nhiếp ảnh gia có kinh nghiệm thì họ dùng chế độ xả đèn từ 1/8 đến 1/32. Ở các địa điểm như dưới mái hiên hay trời hơi sầm, khuôn mặt đối tượng thường bị tối các góc cạnh như khóe mắt, hốc mũi ta cũng nên dùng flash nhưng chỉ xả ở mức khoảng 1/16 đến 1/32. Nếu bạn xả mạnh hơn, mặt người sáng nhưng hậu cảnh lại bị đen dẫn đến hình chụp ban ngày mà khi xem lại thành buổi tối.

Khi ở trong nhà, để cảnh được sáng và thật màu ta không nên hướng thẳng đèn flash vào mặt đối tượng mà nên hướng đèn lên phía trần nhà (để dùng được thủ thuật này trần nhà phải phẳng, không có độ vát hay cong). Chế độ này giúp ta có được bức hình thật màu như chụp không dùng đèn. Ánh sáng phụ trong nhà góp phần quan trọng tạo nên bức hình đủ sáng. Lúc này, ánh sáng của đèn neon hay halogen rất quan trọng. Flash nên được xả mạnh hết cỡ hoặc 1/2, 1/4 tùy theo lưu lượng ánh sáng phụ và độ cao của trần nhà. Trần thấp thì xả nhẹ, cao thì mạnh. Tuy nhiên, cao quá (trên 10 m) thì “siêu sao” cũng phải “bó tay”, bạn chỉ nên “đánh” thẳng vào mặt.

Về lý thuyết, sử dụng đèn flash của máy chụp hình là việc đơn giản: bạn cần sự trợ giúp này khi không thể chụp ảnh chỉ với ánh sáng tự nhiên. Hầu hết máy ảnh hiện nay đều trang bị đèn flash, tuy nhiên bạn nên tham khảo các thủ thuật bên dưới để đảm bảo luôn “săn” được những bức ảnh đẹp nhất.

Về lý thuyết, sử dụng đèn flash của máy chụp hình là việc đơn giản: bạn cần sự trợ giúp này khi không thể chụp ảnh chỉ với ánh sáng tự nhiên. Hầu hết máy ảnh hiện nay đều trang bị đèn flash, tuy nhiên bạn nên tham khảo các thủ thuật bên dưới để đảm bảo luôn “săn” được những bức ảnh đẹp nhất.

1. Biết rõ lúc nào phải dùng flash:

Vài người luôn để đèn flash máy chụp hình ở chế độ mở, do đó sẽ có trường hợp đèn flash “đánh” không cần thiết. Trong khi đó, vài người lại tắt hẳn flash. Tốt nhất, bạn nên tắt flash và chỉ bật khi thực sự cần thiết.

Hầu hết máy chụp hình đều cảnh báo người dùng bằng một biểu tượng trên kính ngắm khi không đủ ánh sáng để có được bức ảnh đẹp nếu không dùng đèn flash. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để hiểu được thông báo và để giải quyết tình huống này. Bạn cũng có thể kiểm tra tốc độ màn trập mà máy ảnh đang dự định sử dụng; giá trị dưới 1/60 giây là quá chậm. Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng độ nhạy ISO hay bật flash.

2. Biết rõ các chế độ flash:

Nhiều khả năng đèn flash trên máy ảnh của bạn còn hỗ trợ các chế độ khác ngoài tắt và mở. Bạn phải biết rõ khi nào cần chuyển hẳn sang chế độ “phủ flash” (fill flash) để tránh hiện tượng bóng đổ khi chụp ảnh người đang đứng ngoài trời dưới ánh nắng trực tiếp và khi nào cần chọn tính năng giảm mắt đỏ (red eye reduction) để chụp ảnh trong nhà dưới điều kiện thiếu sáng.

3. Dùng đèn flash phụ:

Đèn flash tích hợp trên máy thường có tầm “đánh” hạn chế – trong hầu hết trường hợp, khoảng cách xa nhất là khoảng 4 mét tính từ máy đến đối tượng cần chụp. Nếu cần chụp ở khoảng cách xa hơn, bạn hãy cân nhắc bổ sung một đèn flash bên ngoài cho máy chụp hình để mở rộng cự ly chụp lên đến 12, 16 và thậm chí trên 20 mét.

4. “Hắt” nguồn sáng:

Nguồn sáng từ đèn flash rọi trực tiếp lên đối tượng cần chụp thường tạo cảm giác chói và lạnh lẽo; do đó, nếu sử dụng một đèn flash bên ngoài thì sự “hắt sáng” sẽ làm các ảnh chụp trở nên mềm mại và chân thật. Bạn có thể “hắt” nguồn sáng từ đèn trần hay sử dụng 1 tấm “bao sáng” có nhiệm vụ khuếch tán và đổi hướng nguồn sáng. Bạn có thể tự tạo 1 tấm bao sáng theo hướng dẫn tại trang Make (find.pcworld.com/70056).

5.Chiếu sáng một cảnh rộng:

Muốn chụp ảnh của một căn phòng rộng? Bạn cần có một đèn flash rời, tuy nhiên đừng gắn đèn flash này lên máy ảnh, thay vào đó bạn hãy mở đèn và cầm trên tay. Tiếp đến, bạn đặt máy ảnh lên giá đỡ (dạng 3 chân) và chỉnh tốc độ ở mức phơi sáng lâu (khoảng 30 giây). Sau đó, bạn đi vòng quanh và thủ công đánh flash ở các góc của căn phòng. Đừng để đèn flash rời này “dính” vào ảnh trường và đừng hướng đèn flash trực tiếp vào máy ảnh, bạn chỉ hướng đèn flash vào đối tượng cần chiếu sáng.

Chụp ảnh ngoài trời với đèn flash

Dựa trên những hướng dẫn trước đây, chúng tôi giới thiệu phương pháp chụp ảnh ngoài trời với đèn flash, làm thế nào để cân bằng ánh sáng flash với ánh sáng mặt trời hướng vào đối tượng. Nếu mới bắt đầu chụp ảnh ngoài trời với đèn flash, địa điểm chụp có thể là một chút thách thức với bạn. Chủ yếu bởi vì nguồn sáng có sẵn (hoặc môi trường xung quanh), chẳng hạn như mặt trời, là một yếu tố bạn không kiểm soát được. Tuy nhiên, khi bạn tìm được địa điểm chụp, bạn sẽ ngạc nhiên bởi chất lượng hình ảnh bạn có thể tạo ra. Giới thiệu Thủ thuật chụp ảnh ngoài trời với đèn flash là bạn phải cân bằng ánh sáng flash với ánh sáng có sẵn. Vì vậy, về cơ bản bạn làm việc với (ít nhất) 2 nguồn sáng: nguồn sáng của đèn flash và nguồn sáng có sẵn. Vì chúng ta không thể kiểm soát ánh sáng mặt trời, chúng ta cần điều chỉnh nguồn sáng của máy ảnh, để chiếu sáng phông nền chính xác. Một khi chúng ta đã thiết lập máy ảnh phù hợp với ánh sáng có sẵn, việc chúng ta phải làm là điều chỉnh ánh sáng flash phù hợp với các cài đặt của máy ảnh để có được nguồn ánh chính xác. Điều quan trọng cần lưu ý rằng khi bạn không thể kiểm soát ánh sáng có sẵn ở địa điểm chụp, hãy tạo một thói quen là chụp vào lúc ánh sáng mặt trời tốt nhất. Đó là khi mặt trời chuẩn bị mọc và lặn, khoảng 15 phút trước bình minh và trước hoàng hôn (thường được gọi là giờ vàng). Hầu hết các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thích chụp vào giờ vàng vì nếu bạn chụp vào thởi điểm mặt trời lên cao, bạn sẽ gặp phải sự tỏa bóng khắc nghiệt và phong cảnh có độ tương phản cao sẽ khó khăn để bạn chụp được bức ảnh nhẹ nhàng, ngay cả khi bạn phơi sáng. Nếu bị ràng buộc bởi một thời gian nhất định và ánh sáng mặt trời không thích hợp, bạn có thể chụp trong bóng râm. Hãy chọn vị trí bên dưới những tán cây, bên cạnh một tòa nhà, hoặc bất kỳ vị trí khác có ánh sáng khuếch tán nhẹ. Khi bạn chụp với đèn flash trong studio, bạn sẽ phải tập trung chú ý tới tốc độ màn trập. Bạn không thể cài đặt tốc độ màn trập cao hơn tốc độ đồng bộ đèn flash của bạn. Bởi vì, nếu làm thế bức ảnh của bạn sẽ có những vùng tối. Hầu hết các máy ảnh có tốc độ đồng bộ đèn flash 1/200s hay 1/250s (tham khảo hướng dẫn sử dụng để tìm hiểu), do đó tốc độ màn trập không thể nhanh hơn nếu bạn đang có kế hoạch chụp với đèn flash. Cài đặt chế độ đèn flash chụp ảnh ngoài trời

Làm thế nào để bạn thiết lập thiết bị của bạn phù hợp với địa điểm chụp? Đầu tiên, thiết lập máy ảnh sang chế độ chụp bằng tay và chọn tốc độ màn trập tương đương với tốc độ đồng bộ đèn flash (thường là 1/250s) để khả năng mở ống kính lớn nhất có thể, hoặc chậm hơn để tạo độ sâu cho phông nền. Thứ hai, vị trí người mẫu ngược với phông nền. Đặt máy ảnh đằng sau đối tượng (không có trong khung hình), và tốc độ màn trập phù hợp với tốc độ đồng bộ đèn flash (hoặc chậm hơn), điều chỉnh khẩu độ cho đến khi bạn nhận được một số đo chính xác. Bây giờ bạn đã biết được màn trập của máy ảnh và các thiết lập khẩu độ, tất cả còn lại là đo đèn flash của bạn. Với một đồng hồ đo ánh sáng, điều chỉnh công suất đèn flash cho đến khi bạn nhận được thiết lập độ mở ống kính đồng nhất. Tiếp theo, chụp một bức ảnh thử nghiệm cặp đôi và xem mọi thứ thế nào. Một điều quan trọng phải nhớ khi chụp ngoài trời với đèn flash là phải luôn luôn xem xét lại kết quả, bởi vì ánh sáng có sẵn sẽ thay đổi liên tục như khi mặt trời và/hoặc mây di chuyển, đặc biệt là vào lúc mặt trời mọc và lặn. Vì vậy, hãy chụp vài bức ảnh và thống kê lại trên biểu đồ. Nếu chất lượng ánh sáng sẵn có thay đổi, điều chỉnh máy ảnh và cài đặt lại đèn flash phù hợp với nguồn sáng mới.

Chụp bởi Martin Gommel

Chụp bởi Martin Gommel

Chụp bởi Bob Lai

Chụp bởi Black Dog Photography

Chụp bởi Wesley Oostvogels Phơi sáng nhanh - Phơi sáng lâu Chúng ta đã học được cách làm thế nào để việc sử dụng ánh sáng xung quanh một cách chính xác với ánh sáng phông nền, trong khi vẫn duy trì nguồn sáng của đèn flash. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta muốn phơi sáng nhanh và lâu phông nền để có được các hiệu ứng sáng tạo ấn tượng? Hãy nhớ rằng, bây giờ bạn đã hoàn tất cài đặt máy ảnh và đèn flash, mọi thứ được phơi sáng chính xác. Máy ảnh kiểm soát phông nền, và đèn flash kiểm soát người mẫu. Vì vậy, nếu muốn thay đổi phông nền, tất cả những gì bạn cần làm là thay đổi tốc độ màn trập của máy ảnh. Đèn flash không cần bất kỳ điều chỉnh gì từ khi nó đã được thiết lập để chiếu sáng chính xác đối tượng. Để phơi sáng lâu , bạn phải thiết lập tốc độ màn trập chậm hơn. Vì vậy, nếu cài đặt máy ảnh đúng 1/60s f 2.8 và ISO 100 và bạn muốn phơi sáng lâu , hãy dừng lại 1 lần, thiết lập mới của máy ảnh sẽ là 1/30s f 2.8 và ISO 100. Thiết lập nhấp nháy sẽ vẫn còn nguyên vẹn. Nếu bạn muốn thổi bay phông nền, bạn sẽ phải phơi sáng nó bằng cách dừng lại 3 lần, và thiết lập mới của máy ảnh sẽ là 1/8s f 2.8 và ISO 100. Với suy luận tương tự, để phơi sáng nhanh , bạn phải tăng tốc độ màn trập. Vì vậy, nếu cài đặt máy ảnh đúng 1/60s f 2.8 và ISO 100 và và bạn muốn phơi sáng nhanh phông nền, hãy dừng lại 1 lần, thiết lập mới của máy ảnh 1/125s f 2.8 và ISO 100. Cài đặt flash của bạn vẫn còn nguyên vẹn.

Chụp bởi Bob Lai

Chụp bởi Bob Lai Đường chiếu sáng ngoài trời

Chúng ta đã thảo luận làm thế nào chụp trong giờ vàng để có ánh sáng tuyệt vời. Nhưng câu hỏi là, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn muốn chụp dưới ánh nắng mặt trời vào giữa trưa? Điều gì sẽ xảy ra nếu không có bóng râm, hoặc nếu bạn không muốn chụp trong bóng râm thì sao? Dưới đây là những kỹ thuật dẫn đường chiếu sáng vào khung hình. Đường chiếu sáng có được bởi 2 chùm ánh sáng mạnh mẽ hướng đến từ hướng ngược lại, với người mẫu ở giữa. Vì vậy, về cơ bản điều bạn cần làm trước hết là tìm ra vị trí của người mẫu. Bạn có ánh sáng mặt trời sau lưng người mẫu bên trái hoặc bên phải, tùy thuộc vào phông nền sẵn có, trừ khi bạn muốn họ phải đối mặt với mặt trời và nheo mắt trong suốt buổi chụp hình! Ánh sáng này sẽ tách ra (được gọi là vành ánh sáng hay ánh sáng tóc), vì vậy bạn phải chú ý nó chiếu rọi vào người mẫu như thế nào. Tiếp theo bạn sẽ đặt ánh sáng flash của bạn theo hướng ngược lại với ánh sáng mặt trời khắc nghiệt. Bạn có thể sử dụng đèn flash trần mà không có bộ khuếch tán, để ánh sáng phù hợp với ánh sáng mặt trời. Bây giờ, cài đặt máy ảnh ở chế độ chụp bằng tay với tốc độ màn trập được thiết lập để tăng tốc độ đồng bộ của máy ảnh cho khả năng mở ống kính lớn nhất, và điều chỉnh các thiết lập khẩu độ cho phù hợp với phông nền. Một khi bạn đã hoàn thành cài đặt, mở ánh sáng flash, và nói, một nửa năng lượng và chụp ảnh. Xem lại kết quả. Nếu ánh sáng flash không đủ sáng, di chuyển nó đến gần người mẫu hơn. Nếu nó quá sáng, hoặc di chuyển xa hơn một chút hoặc thậm chí tốt hơn là giảm điện năng để thời gian lặp lại nhanh hơn. Chụp lại.

Photo by Eric Hamilton

Photo by Jacek Sniecikowski

Photo by Derick Adame Chụp tại địa điểm không dùng đèn Flash Nếu ngoài trời không có ánh sáng flash, bạn có thể sử dụng gương phản xạ để đưa ánh sáng mặt trời trở lại trên khuôn mặt người mẫu. Bạn đặt người mẫu quay lưng lại mặt trời để tạo ra hiệu ứng vành ánh sáng đẹp, làm nổi bật mái tóc của họ từ phía sau. Nên có một người nào đó giúp bạn chặn tia sáng mặt trời chiếu phía trước của khuôn mặt người mẫu. Thử nghiệm với vị trí đặt gương phản xạ cho đến khi bạn nhận được ánh sáng dễ chịu. Ánh sáng phản chiếu vào khuôn mặt người mẫu từ phía trước sẽ dễ chịu hơn so với ánh sáng nền, và điều này sẽ tạo ra một hiệu quả đáng kể. Bạn có thể đem gương phản xạ với một mặt bạc và một mặt vàng. Giá của nó thường rẻ và phù hợp với túi đựng máy ảnh và thiết bị. Sử dụng mặt vàng cho một hiệu ứng ánh sáng ấm áp, hoặc mặt bạc cho ánh sáng bật tự nhiên hơn. Kết luận Đèn flash chụp ảnh ngoài trời là một lĩnh vực thú vị để khám phá và một khi bạn nắm bắt được nó, nó có thể mang lại kết quả chuyên nghiệp tuyệt vời mà bạn nghĩ rằng bạn không thể để đạt được. Một điều bạn cần phải nhớ là thực hành cho đến khi hoàn hảo. Bạn cần phải thử nghiệm ánh sáng và định vị đối tượng để biết được những gì nên và không nên làm. Một khi bạn tìm thấy được những gì phù hợp nhất với bạn, bạn sẽ tạo ra những bức ảnh tuyệt vời.

Cách dùng đèn flash khi chụp ảnh

www.lamsao.com

Một trong những kỹ thuật khó nhất trong nhiếp ảnh là sử dụng đèn flash sao cho hiệu quả nhất.

Tìm hiểu về đèn flash lắp ngoài

Các bộ phận của đèn flash. Ảnh: Cnet Asia.

Các bộ phận của đèn flash.

1. Đầu của đèn là nơi chứa bóng phát sáng. Một số đèn có khả năng lật hay xoay theo các góc khác nhau, cho phép người chụp có thể hắt sáng theo nhiều hướng khác nhau.

2. Thân đèn là nơi có các nút điều khiển, màn hình hiển thị và khoang chứa pin.

3. Chấu đèn có các đầu nối để tiếp xúc với các tiếp điểm trên chấu lắp đèn ở thân máy. Các chấu này chính là phần để máy ảnh và đèn có thể nhận và truyền lệnh lẫn nhau. Mỗi nhà sản xuất sẽ có các cách bố trí các đầu tối tiếp xúc khác nhau, vì thế đèn hãng nào chỉ có thể dùng trên máy của hãng đó (trừ các thiết bị đến từ các hãng thứ ba).

Ảnh: Cnet

Một số đèn có thể lật xoay phần đầu theo nhiều hướng khác nhau.

Sử dụng kỹ thuật hắt sáng

Nếu bạn chĩa thẳng đèn flash vào đối tượng, ảnh có thể sẽ trở nên quá chói. Để tránh tình trạng này, bạn nên lật đầu của đèn flash hướng chéo lên trên để ánh sáng đạp vào trần (nếu trần đủ thấp) hoặc tường ở xung quanh đối tượng. Thao tác này sẽ làm cho ánh sáng được trải đều trên toàn bộ khung cảnh xung quanh đối tượng, làm cho ảnh trông tự nhiên hơn.

Điều chỉnh góc phát sáng phù hợp. Ảnh: Cnet.

Điều chỉnh góc phát sáng phù hợp.

Nếu đèn flash có sẵn tấm nhựa hắt sáng ở phía đầu đèn, bạn có thể kéo hết ra rồi bẻ đầu flash hướng thẳng lên trời, khi chụp ánh sáng sẽ phản vào tấm chắn sáng tích hợp này rồi mới tỏa lên đối tượng, làm cho ánh sáng trên đối tượng đều và đỡ gắt hơn. Nếu không có tấm hắt sáng này, bạn có thể khắc phục bằng cách lấy băng dính gắn một tấm nhựa trắng vào sau đèn để thay thế.

Sử dụng cáp nối dài đèn

Dây nối dài đèn flash. Ảnh: Cnet Asia.

Dây nối dài đèn flash.

Nếu có thêm kinh phí, bạn có thể mua thêm đây nối dài đèn flash. Với dây nối này, đèn không nhất thiết phải gắn lên trên thân máy nữa, vì thế bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh đèn hắt từ bên trên hay từ một bên của đối tượng. Kỹ thuật này có thể tạo nên những hiệu ứng thú vị như chỉ chiếu sáng một nửa đối tượng, tạo cảm giác như được chụp từ studio.

Một số máy ảnh chuyên nghiệp còn có thể điều khiển đèn flash từ xa mà không cần dây nối. Nếu máy ảnh của bạn không có chức năng đó, bạn hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách lắp thêm bộ truyền tín hiệu không dây giữa máy và đèn, bạn cũng sẽ có được chức năng gần tương tự.

Chế độ chỉnh tay

Các đèn flash cao cấp thường có thêm chức năng cho phép bạn hiệu chỉnh công suất phát sáng của đèn. Chức năng này cho phép người chụp điều chỉnh mật độ ánh sáng phát ra để phù hợp tùy theo từng trường hợp cụ thể. Hiện nay một số máy thay ống kính cũng đã có chức năng tương tự đối với đèn flash tích hợp trên thân máy.

Ký hiệu TTL là gì

Khi sử dụng với đèn flash, bạn thường hay đọc được cụm từ TTL. Từ này được viết tắt từ "Through The Lens" (qua ống kính). Khi một đèn flash có cảm biến đo sáng TTL tích hợp, có nghĩa là đèn có thể tương tác với máy ảnh để biết chính xác trong một cảnh nhất định, máy ảnh sử dụng thông số phơi sáng như thế nào, từ đó đèn sẽ phát một công suất tương ứng vừa đủ để chiếu sáng khung cảnh.

Các đèn flash hiện tại đều có những hệ thống đo sáng TTL rất tân tiến, vì thế mà nhiều nhiếp ảnh gia thường không cần quan tâm tới việc hiệu chỉnh thông số đèn nữa, họ chỉ việc chiếu đèn vào đối tượng và bấm máy.

Bức ảnh bên phải được chiếu sáng cân bằng nhờ kỹ thuật chụp hắt sáng (đèn nghiêng góc 45 độ), trong khi bức bên trái do chiếu thẳng nên bị bóng phía sau.

Khi công suất đèn được điều chỉnh thích hợp, ảnh trong sẽ sáng tự nhiên hơn.

Sử dụng đèn flash ban ngày

Có thể bạn sẽ thắc mắc: Thế còn việc dùng đèn flash trong điều kiện ánh sáng ban ngày thì sao? Thực ra như trong bài về flash trên máy du lịch cũng đã đề cập, trong những trường hợp chụp ngược sáng (ánh sáng đến từ sau lưng đối tượng), đối tượng lúc này sẽ trở thành bóng đen (silhouette). Lúc này sử dụng flash để bù sáng cho tiền cảnh sẽ làm đối tượng nổi bật trở lại. Trong trường hợp này, nhớ giảm công suất của đèn, thử chụp một vài lần với vài mức khác nhau cho đến khi có được một bức ảnh ưng ý. Kinh nghiệm chụp ảnh dslr Kinh nghiệm chụp ảnh du lịch cực xinh yêu cho bạnKinh nghiệm chụp ảnh phóng sự hay, ý nghĩaKinh nghiệm chụp ảnh đêm Kinh nghiệm chụp ảnh biển đẹp mê hồn và vô cùngKinh nghiệm chụp ảnh bằng điện thoại Kinh nghiệm chụp ảnh bằng máy du lịchKinh nghiệm chụp ảnh mưa cực độc đáo và sáng tạo (st)

Từ khóa » Thông Số Chụp đèn Flash