Kinh Nghiệm đi Chùa Hương: Những Lưu ý Khi đi Lễ Chùa Hương

Chùa Hương là ngôi chùa rất linh thiêng, dịp đầu năm người người nhà nhà đi lễ chùa Hương cầu may, cầu công danh, tình duyên hay cầu tự... 

Với những kinh nghiệm đi chùa Hương đã được đúc kết dưới đây, Đọc Tài Liệu sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích nhất để đi trẩy hội cũng như lễ chùa Hương thuận lợi nhất.

Kinh nghiệm đi chùa Hương: Những lưu ý khi đi lễ chùa Hương 1

Kinh nghiệm đi chùa Hương cần biết

Chùa Hương ở đâu?

Nhắc đến chùa Hương hầu như ai cũng từng nghe tới, tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ được địa điểm, những đặc thù nổi bật riêng nơi đây. 

Vậy chùa Hương ở đâu? Tại sao lại nổi tiếng và hấp dẫn hàng triệu lượt du khách hành hương mỗi dịp đầu năm mới như vậy?

Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.

Bến Đục chùa Hương:

Ngôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17, sau đó bị hủy hoại trong kháng chiến chống pháp năm 1947, sau đó được phục dựng lại năm 1988 do Thượng Toạ Thích Viên Thành dưới sự chỉ dạy của cố Hoà thượng Thích thanh Chân.

Chùa Chính, tức chùa Trong không phải là một công trình nhân tạo mà là một động đá thiên nhiên. Ở lối xuống hang có cổng lớn, trán cổng ghi 4 chữ Hương Tích động môn. Qua cổng là con dốc dài, lối đi xây thành 120 bậc lát đá. Vách động có năm chữ Hán 南天第一峝 (Nam thiên đệ nhất động) khắc năm 1770, là bút tích của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm (1739-1782). Ngoài ra động còn có một số bia và thi văn tạc trên vách đá.

Lễ Hội chùa Hương

Lễ hội chùa Hương kéo dài khá dài trong suốt mùa xuân. Vì vậy lượng khách thập phương đổ về đây luôn nhộn nhịp không ngớt suốt từ trước ra sau Tết âm lịch tới tận hè.

Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Vào dịp lễ hàng triệu phật tử cùng du khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hành trình về một miền đất Phật – nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành.

Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến 18 tháng hai âm lịch. Ngày này, vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương. Đến nay nghi lễ “mở cửa rừng” hàm chứa ý nghĩa mới – mở cửa chùa. Lễ hội chùa Hưng trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút.

Ở trong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ dứt.

Kinh nghiệm đi chùa Hương: Những lưu ý khi đi lễ chùa Hương 2

Về phần lễ có nghiêng về “thiền”. Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Vòng là “chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngàn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là “tì nữ tuý Hồng” của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.

Như vậy, phần lễ là toàn thể hệ thống tín ngưỡng gần như là cả một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam; có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho. Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc, điều  khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng.

Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn … Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật.

Đi chùa Hương cầu gì?

Đi chùa, điều quan trọng nhất thường là cầu bình an, sức khoẻ. Đến với chùa Hương nổi tiếng linh thiêng, người ta thường cầu công danh, sự nghiệp, tiền tài, phúc lộc… Nhưng để mà nói điều được cầu nhiều nhất tại đây lại chính là ban cô, ban cậu, nơi những người hiếm muộn đến cầu tự, cầu mong được ban cho đường con cái, nối dõi.

Từ xa xưa, chùa Hương đã nổi danh là nơi cầu tự rất linh ứng. Các cặp vợ chồng hiếm muộn con cái thường đến đây để cầu xin trời phật ban cho một mụn con để khỏi cô quạnh khi tuổi già. Việc này đã có từ xa xưa và đã tạo thành nếp.

Các điểm tham quan ở Chùa Hương

Chùa Hương là một quần thể kiến trúc rải rác trong thung lũng Suối Yến, có 4 tuyến hành hương. Theo kinh nghiệm đi chùa Hương, bạn không nên bỏ qua các địa điểm tham quan sau:

- Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.

- Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài.

- Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm.

- Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn.

Những lưu ý khi lễ chùa Hương

Dâng lễ vật

Dâng hương đã trở thành nghi thức không thể thiếu đối với bất cứ khách thập phương nào khi đến chùa Hương. Dù đến “thăm Phật” theo phong cách du lịch đi chăng nữa thì người ta đều có dâng hương với một chút lễ chay mọn như hoa quả để dâng Phật và chư vị Thánh Hiền thờ trong Phật điện.

Người thực thi tín ngưỡng thường nói “vô vật bất linh”, nghĩa là dâng hương cúng bái mà thiếu lễ vật thì chẳng được linh thiêng.

Sự thật, theo giáo lý của nhà Phật thì linh thiêng hay không linh chẳng phải ở lễ vật dâng cúng to hay nhỏ, sang trọng hay hèn mọn mà trước hết là ở tâm thành của người dâng lễ. Bởi thế, lễ vật dâng cúng, nhất là dâng cúng Phật, Bồ Tát và chư vị Hiền Thánh ở chùa, trước hết là tâm thành “Linh tại ngã, bất linh tại ngã” cũng là vậy. Điều này thật đúng với đạo lý của Đạo Phật: “Vạn vật duy tâm tạo” (vạn vật, vạn sự đều được tạo tác bởi tâm). Bởi thế, tâm thanh tịnh thì vạn vật thanh tịnh, lễ vật dâng cúng chỉ trở nên thanh tịnh, vạn sự cầu đạo chỉ được linh nghiệm khi tâm ta thanh tịnh và linh nghiệm.

Kinh nghiệm đi chùa Hương: Những lưu ý khi đi lễ chùa Hương 3  

Đặt lễ vật, thắp hương và làm lễ

Theo phong tục, người ta tiến hành ở ban thờ Đức chúa (Đức Ông) trước. Vì Đức chúa hay Đức Ông là vị cai quản tất cả các công việc của chùa chiền. Trước hết cần phải thắp hương lễ ban thờ này trước để xin được vào làm lễ tại chính điện.

Tiếp theo, đặt lễ lên hương án ở chính điện, thắp đèn, nhang lên, thỉnh 3 hồi chuông (nếu đã có sẵn thì chỉ cần thắp thêm một nén nhang cũng được) và vào những buổi đông người tới làm lễ thì không cần phải thỉnh chuông nữa) rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.

Sau khi đã lễ xong ở chính điện thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác.

Cuối cùng là lễ ở nhà thờ tổ (nhà hậu).

Một kinh nghiệm đi chùa Hương cần lưu ý là trong nghi lễ Phật tại chính điện thường có nghi thức lạy.

Nếu là khách hành hương thì có thể lễ Phật ba, hoặc năm, hoặc chín lạy. Trong trường hợp khách hành hương lễ Phật giản dị nhất thì có thể lạy Phật tại chính điện 3 lạy rồi phát nguyện bằng một bài văn khấn (nếu không thuộc thì cầm giấy đọc cũng được).

Những lưu ý khi sắm sửa và dâng lễ vật tại chùa

Đến dâng hương tại các chùa chỉ nên sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu. Lễ vật mặn chỉ dâng ở ban thờ Thánh, thờ Mẫu, tuyệt đối không được đặt lễ mặn ở khu vực Phật Điện (chính diện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa.

Lễ mặn (nhưng thường đơn giản như gà, giò, chả, rượu, trầu cau…) cũng thường được đặt tại ban thờ hay có thể là điện thờ (nếu được xây thờ riêng) của Đức ông – Vị thần cai quản toàn bộ công việc của một ngôi chùa nói ở trên.

Hiện nay nhiều người sắm lễ tới chùa còn thường sắm cả vàng mã, tiền âm phủ. Cần nhớ rằng giáo lý đạo Phật không dạy, thậm chí còn khuyên răn người đời không nên đặt vàng mã, tiền âm phủ…; rằng “đốt vàng mã, giết hại chứng sinh… vì tà tâm ấy mà không được Phật tiếp độ”. “Giết hại chúng sinh” nói ở đây là sát hại gia cầm, trâu, bò, lợn, gà… để làm lễ vật), cả đến tiền thật cũng không đặt lên hương án của chính điện. 

Nếu đến chùa mà đặt tiền thật nơi hương án, kẹp vào đĩa hay mâm hoa quả để cúng lễ chư Phật, Bồ Tát;  đây là điều phạm vào luật tục dâng cúng phẩm vật tại chính điện, làm mất vẻ thanh tịch thờ tự của điện thờ. Nếu định dâng tiền thật thì nên bỏ tiền, vàng công đức vào các “hòm công đức” đặt tại các chùa, hoặc gặp ban quản lý chùa chiền hay các sư, tăng trụ trì tại chùa mà dâng. Còn không thì chỉ cần thẻ hương thơm cùng với đĩa hoa (hay bó hoa) tươi, sạch cũng coi là đủ lễ theo luật tục vào chùa.

Hoa tươi lễ Phật thường được lựa chọn là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại, nhất là thứ hoa để lâu ngày, càng không dùng những loại hoa cúng bái rồi. 

Trước ngày dâng hương lễ Phật ở chùa, người thực thi tín ngưỡng cần chay tịnh trong cuộc sống sinh hoạt đời thường hàng ngày như: ăn chay, kiêng giới, không uống rượu, không nói thiên lệch đặt điều cho người khác, không đánh nhau, cãi nhau, không giết hại các sinh linh… 

Cần luôn tâm niệm những điều tốt đẹp cho mọi người, cho cộng đồng xã hội, cho các chúng sinh. Người đến chùa thực thi tín ngưỡng, những điều nói trên mà tín chủ làm được trước khi đến cửa chùa thì đó chính là lễ vật đáng tôn kính nhất.

Với những kinh nghiệm đi chùa Hương trên đây, hi vọng rằng các bạn sẽ có chuyến du xuân và lễ bái chùa Hương suôn sẻ, trọn vẹn nhất!

Từ khóa » đi Lễ Chùa Hương Cầu Con Như Thế Nào